Wednesday, February 11, 2015

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Năm Tuần thứ 5 Thường Niên



Người Do Thái rất tự hào về dân tộc của họ vì họ nghĩ rằng họ là dân tộc riêng Thiên Chúa đã chọn. Do đó, họ cảm thấy tự cao, tự đại và nhìn tất cả những người hay dân tộc khác nhất người Hy Lạp là những người ăn thịt heo, là dân tộc dơ bẩn. Hơn nữa, những người Do Thái sùng đạo như những người Biệt Phái cũng đã có nhiều sự căm ghét, thù hận với nền văn hóa Hy Lạp xưa. Vì vậy, để kích lệ các thành viên của giáo hội hy lạp cổ xưa vì thế Thánh Marcô (tác giả) đã mô tả phản ứng ban đầu của Chúa Giêsu với người phụ nữ là khá dễ hiểu. Tuy nhiên,  qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay, sau cùng Chúa đã chữa lành người con gái của người phụ nữ xứ Xi-ri Phê-ni-xi. Thánh Marcô muốn độc giả của mình có th nhận ra rằng Chúa Giêsu đã đến là để cho tất cả mọi người, chứ không phải là chỉ cho dân tộc Do Thái mà thôi. Ngài đã chứng tỏ điều này bằng cách Ngài đã vượt qua xa những định kiến văn hóa của mình, của dân tộc Do Thái. Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết là Giáo hội của Ngài là Giáo Hội của sự hoà nhập, chứ không phài Giáo hội độc quyền.  Giáo Hội của Chúa Kitô phải biết đón tiếp bất cứ ai, cho dù họ có thể khác với chúng ta về màu da, chủng tộc, văn hóa hay địa vị xã hội.
            Bằng cách phản ứng một cách nhẹ nhàng khiêm tốn của người phụ nữ khi Chúa Giêsu từ chối lời cầu xin của bà ban đầu. Thánh sử Marcô muốn dạy cho độc giả của ngài cũng như tất cả chúng ta biết sự khiêm tốn sự  tin tưởng hoàn toàn của bà ta vào Chúa Giêsu, cho dù Chúa đã mỉa mai bà ta và gọi bà là chó ( một con vật dơ bẩn, đáng ghét, đáng bỉ thời bấy giờ), Với sự khiêm tốn, và lòng tin vĩ đại của bà,  Chúa Giêsu đã chấp nhận lời cầu xin của bà và chữa lành bệnh cho con của bà. Thái độ này là sự tương phản rất lớn với thái độ ban đầu của Tướng quan Naaman người Xi-ri khi tiên tri Elisha bào ông ta đến tắm sông Jordan để chữa bệnh phong hủi của ông ta.
            Trong thế giới của chúng ta hôm nay, chúng ta vẫn còn có đầu óc kỳ thị, loại trừ một số người do những định kiến hoặc sự khác biệt giữa màu da, chủng tộc, văn hoá và truyền thống đức tin, chủng tộc,  hay địa vị xã hội? Nếu chúng ta trong vào vị trí của người phụ nữ xứ Xi-ri Phê-ni-xi.  chúng ta sẽ có phản ứng như  thế nào nếu chúng ta đã bị từ chối với những lời nói kích bác tương tự của Chúa chúng ta đả nghe thuật lại trong Tin Mừng hôm nay? Đức tin lòng khiêm tốn của chúng ta có thể sẽ vượt qua cái niềm tự hào hay sự tự ái, cái TÔI của chúng ta?
            Lạy Chúa Thánh Thần xin đến với chúng con,  ban cho chúng có được ơn khôn ngoan, biết khiêm tốn và có Lòng Tin mãnh liệt nơi Chúa để chúng con nhận biết và thực thi lời Chúa, biết sống hoà mình với anh chị em chung quang chúng con mà không có sự phân biệt, kỳ thị về màu da, tôn giáo, văn hoá hay địa vị.


Reflection:
     The Jews were very proud of their status as God's chosen people. As a result, they felt superior and looked down on all other people most especially the Greeks who were the great pork eaters of antiquity. Furthermore, Hellenic culture was much detested by devout Jews like the Pharisees. Therefore, to the ancient members of Mark's church, the initial response of our Lord to the woman is quite understandable. However, through the gospel story, with the final healing of the daughter of the Syrophoenician woman, the evangelist wants his readers to realize that our Lord Jesus came for everyone, by overcoming his cultural prejudice.  Jesus wanted to teach his church to be inclusive, not exclusive. The church must welcome anyone who may differ from us in race, culture or social status. 
     Using the gentle and humble response of the woman to our Lord's initial rejection of her request, the evangelist Mark wants to teach his readers her great humility and her complete trust that our Lord will favorably act on her request. This attitude is in great contrast to the initial attitude of the Syrian general Naaman when the prophet Elisha instructed him to wash in the river Jordan as a cure for his leprosy. 
     In our world today, do we still exclude certain people due to our prejudices or difference in faith traditions, race, culture or social status? If we were in the place of the Syrophoenician woman, how would we have reacted if we were rejected with these same words of our Lord as narrated in today's gospel? Would our faith and trust overcome our pride?
 

No comments:

Post a Comment