Wednesday, February 11, 2015

Chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Thường Niên Năm B

Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã xuống thế gian này để trở thành một người tầm thường như chúng ta để cứu con người yếu đuối hay sa ngã  chúng ta để chúng ta có thể tìm đường trở về với Thiên Chúa.
            Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta đã cảm nghiệm được những phép lạ mà Chúa Giêsu đã làm cho mẹ vợ của ông Simon Phêrô được hết bệnh, qua nhiều phép lạ khác việc trừ  quỷ Ngài đã thực hiện tại đây Là con người thật có thịt, có da như chúng ta, nhưng bản tính con người của Chúa Giêsu thì luôn hoàn hảo, vô tội, không có một vết nhơ, tỳ ố nào, kể cả  một tý lòng ích kỷ, sự lười biếng, hay lòng tự cao.
            Đặc tính cá nhân của Chúa Giêsu rất cân bằng và hoàn hảo, vững chãi nhưng dịu dàng. Tâm hồn của Ngài đã vượt quá sự tuyệt vời, tràn đầy ánh sáng rực rỡ trong  Chúa Thánh Thần với sự hiểu biết.  Chúa Kitô thật hoàn hảo, tuyệt  vời, Vì Ngài là  Thiên Chúa từ Thiên Chúa và ánh sáng từ ánh sáng, nhưng Ngài vẫn cần phải có những thời giở, cơ hội để được gần với Chúa Cha. Ngài cần phải ra đi tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Ni thậm chí đã phải thức khuya, dậy sớm để dành thời giờ cho việc cầu nguyện, đối thoại với Chúa Cha.. Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, một con người hoàn hảo hoàn toàn trên mọi phương diện mà còn cần cầu nguyện.Còn chúng ta, chúng ta là những người quá yếu đuối, dễ sa ngã và bị cám dỗ,  Vậy chúng ta phải m gì đây?  Nếu việc cầu nguyện hàng ngày việc rất cần thiết với Đức Kitô, thì việc cầu nguyện này phải là sự cần thiết nhất cho chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô.

            Đức Cố Hồng y Franxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận một ví dụ điển hình tốt cho chúng ta về việc cầu nguyện. Sau khi nhận chức Tổng Giám Mục phó Sài Gòn được ít ngày,  Việt Nam rơi vào chế độ Cộng sản, ngày 15 Tháng Tám năm 1975. Đc HY  Nguyễn Văn Thận đã bị bắt và đã bị giam giữ trong suốt  13 năm liền trong các nhà , trại giam. Ngài đã bị chuyển đi hết các trại giam này qua trại giam khác, với  chín năm trong tù biệt giam Là một tù nhân, ĐHY  không những đã duy trì được đức tin và sự tỉnh táo của mình, ngài cũng đã bí mật viết phổ biến ba cuốn sách trong tù, ngài đã cải hoá hàng loạt những cai tù, giúp cho hàng triệu người Công Giáo Việt Nam đã tìm lại được  niềm hy vọng. 

- Làm thế nào mà ĐHY Thuận đã có thể làm được điều đó?  Làm sao mà  ĐHY Thuận đã có được sức mạnh, tình yêu, và sự dũng cảm để làm những việc mà ngài đã làm ? ĐHY Thuận cũng chỉ là một con người yếu đuối, nhưng ngài đã vượt qua được những khó khăn, những thiếu thốn và đau khổ đó là nhờ vào cuộc sống cầu nguyện của ngài.  Có những lúc ĐHY đã bị biệt giam nhiều tháng trong một căn phòng quá nhỏ, quá thấp, thấp đến lỗi ngài không thể đứng thẳng được,   quá hẹp đến nỗi ngài không thể nằm duỗi thẳng chân ra được.  Căn phòng không có cửa sổ, không có ánh sánh, chỉ có một lỗ thông hơi bằng ống sắt rỉ sét, môt lỗ cống thoát ở dưới sàn nhà.  Có những lúc quá ngộp vì thiếu không khí, ngài đã phải bò và úp mặt xuống lỗ cống dưới sàn để thở, bất chấp tất cả những sâu bọ , côn trùng đang bò ngỗn ngang nơi miếng cống.

Trong suốt thời gian đày của ngài, cầu nguyện chính ánh sáng sức mạnh của ngài. Lời cầu nguyện của ngài đã trở nên rất giản dị, vắn tắt. Ngài chỉ lập đi, lập lại những câu Kinh Thánh ngắn gọn. Một số câu mà ngài rất yêu thích như :   Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm Con là đầy tớ của Chúa.,  Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?,   Lạy Chúa, Chúa biết tất cả mọi sự, Chúa biết rằng con yêu Chúa.

Đức hồng Y Thuận đã nuôi dưỡng linh hồn của mình bằng những lời cảm hứng đó, rồi nghiền ngẫm để những lời đó thấm sâu vào tâm não, ngài dùng những lời đó để áp dụng trong ý nghĩa của sự đau khổ của mình, Ngài đã để cho Thiên Chúa đối thoại nói với ngài qua những lời Thánh Kinh ngắn ngọn ấy.  ĐHY đã giải thích như sau: "Tôi người yếu đuối rất tầm thường, tôi thích những lời cầu nguyện ngắn ngọn ... Tôi càng lặp đi, lặp lại những lời đó nhiều lần, tôi càng thấy thấm thía và càng gần với Chúa Kitô Thiên Chúa của tôi hơn." . Cầu nguyện huyết mạch của ĐHY, cũng như của Chúa Kitô, sự cầu nguyện cũng phải huyết mạch cho cuộc sống của chúng ta.

         Xã hội hiện đại của chúng ta được xây dựng trên chủ nghĩa cá nhân, ý tưởng mỗi người đều tự túc, có khả năng để đạt được hạnh phúc đầy đủ do những nỗ lực riêng của họ. Bởi như thế, tùy thuộc vào người khác, thường được xem như la một dấu hiệu của sự yếu đuối.  Chủ nghĩa cá nhân này được nồng vào trong các chương trình truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, quảng cáo chúng ta đang bị bao vây mỗi ngày. kết quả là cũng đã rỉ rò, thấm qua mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô nữa.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể làm cho mình  được hoàn hảo và thánh thiện, rồi chúng ta sẽ đến với Chúa Kitô để kiếm được một phần thưởng. Nhưng nếu trường hợp chúng ta làm được như thế, Thì Chúa Giêsu chắc chắn sẽ không bao giờ phải đến với thế giớ này để làm gì. Ngài sẽ không cần ban cho chúng ta Hội Thánh cùng các phép bí tích. Ngài sẽ không cần phải chết trên thập tự giá để cho chúng ta thấy được cái tình yêu vô bờ vô bến của Ngài.

Chân lý của đức tin của chúng ta, sự thật của Chúa Kitô đã làm người là vì con người và cho con người chúng ta  có tác động trực tiếp đến mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Ngài. Có nghĩa là Đức Kitô là "đã" mỗi người chúng ta. Cũng có nghĩa là Ngài luôn nghĩ đến chúng ta, luôn luôn hướng dẫn chúng ta, luôn luôn đồng hành với chúng ta, luôn ở bên cạnh chúng ta. Chân lý này càng tuyệt vời bao nhiêu,  thì chúng ta lại càng thấy khó cho chúng ta để chấp nhận.

Chúa Kitô một con người luôn nghĩ đến người khác, bởi vì Chúa biết rằng tất cả chúng ta cần một Đấng Cứu Thế. Đó không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém hay thất bại để cho mình được Thiên Chúa yêu thương và hướng dẫn, nhưng chắc chắn đó là dấu hiệu của sự khôn ngoan nhất . Mỗi ngày, khi Chúa Giêsu đã hiến mình cho chúng ta một lần nữa trong Thánh Lễ, chúng ta hãy cảm ơn Chúa vì Ngài muốn ở rất gần với chúng ta, chúng ta hãy để cho Ngài rờ đụng tới ngay cả những chổ khuất kín nhất trong tâm hồn của chúng ta, bởi vì nơi đó là những nơi cần ánh sáng của Chúa nhất.

No comments:

Post a Comment