Tuesday, July 31, 2018

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư 17Th Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư 17Th Thường Niên
Trong hai dụ ngộn gắn gọn, Chúa Giêsu dậy cho mọi người biết rằng vương quốc trên Trời là gì: Nước của Thiên Chúa thì giống như một người đi tìm thấy một kho tàng ẩn giấu trong ngoài đồng, khi đã tìm thấy được thì ông ta  bán tất cả những gì ông có để mua cho được cánh đồng đó, và Nước Trời cũng giống như một nhà buôn truy lùng loại ngọc trai quý, khi ông ta tìm  được rồi thì anh ta bán tất cả những gì anh ta có để mua cho được viên ngọc trai quý đó.
  Nước Trời của Thiên Chúa còn rất quý giá hơn những kho tang hay ngọc trai quý giá, vì thế chúng ta nên sẵn lòng bán tất cả những gì chúng ta có để chúng ta có thể đến được Nước Trời của Thiên Chúa.
  Những điều khác nhau có thể làm cản trở việc chúng ta theo đuổi Nước Trời: đó là những giới hạn và điểm yếu của con người, sự thiếu kiên trì và đức tin của chúng ta, vì chúng ta chỉ biết tập trung vào những thứ của thế gian này thay vì những thứ tồn tại ở bên ngoài cái thế giới mà chúng ta đang sống đây với những sự bí hiểm của cái ma quỷ đang vây bủa chung quianh chúng ta. Chúng ta cần có một mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu cho dù bất kể những trở ngại nào đó có thể xảy ra như Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về Nước Trời của Thiên Chúa và chính Ngài là người sẽ dẫn đường cho chúng ta vào tận hưởng trong Nước Trời của Thiên Chúa.
  Xin Chúa giúp dẫn đường, chỉ lối cho chúng ta để chúng ta không bao giờ phải lạc lối trong việc theo đuổi Thiên Chúa Trời và Nước thiên đàng.

REFLECTION WEDNESDAY, 17TH Week in Ordinary Time
 In two brief parables Jesus tries to tell people what the kingdom of heaven is about: like one who finds a hidden treasure in the field and sells all he owns to be able to purchase the field and like a trader who finds a truly exceptional pearl and sells all he owns to purchase the pearl.
 The kingdom of heaven is so valuable we should be willing to sell all we own to get to the kingdom of heaven.
 Various things may hinder our pursuit of the kingdom of heaven: our own human limitations and weaknesses, our lack of faith, our focus on things of this earth rather on things which persist beyond this earth and the guiles of the evil one. Whatever the hindrances may be, we do need a personal relationship with Jesus who has told us about the kingdom of heaven and who has led the way for us to enjoy the kingdom of heaven.
 May we never go astray in our pursuit of God and the kingdom of heaven.

Monday, July 30, 2018

Suy Niệm Tin Mừng thứ Ba Tuần thứ 17 Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng thứ Ba Tuần thứ 17 Thường Niên
Trong thế giới của chúng ta, có những người tốt và xấu, tất cả khác nhau, nhưng cùng sống với nhau. Qua những lời của Thánh YNhã thành Loyola viết trong những bài tập Linh Thao của ông, "những người sống trên mặt đất, với sự đa dạng tuyệt vời trong những trang phục và theo cách diễn xuất.  Một số trắng, một số đen, một số được an lạc và một số sống trong chiến tranh. Một số thì đau khổ, khóc lóc, một số vui cười, hạnh phúc. Một số thì khoẻ mạnh, một số thì bệnh tật; một số được sinh ra với thế giới và một số phải chết, v. v. ". Và Thiên Chúa Ba Ngôi nhìn thấy thế giới này, "Ngài nhìn xuống toàn bộ bề mặt của trái đất, và nầy, tất cả các quốc gia đang sống trong sự mù lòa, tội lỗi, đang đi xuống và đang hướng tới hoả địa ngục."
      Và Thánh Ynhã đã viết: “Bởi vì sự đa dạng của thế giới đang đi vào sự bối rối này mà Thiên Chúa Ba Ngôi trong cõi đời đời đã quyết định sai Con một của Ngài là Ngôi Hai xuống trần gian để làm người như chúng ta và để cứu rỗi con người chúng ta. Vì vậy, khi thời gian viên mãn đã đến, Thiên Chúa đã sai sứ thần Gabriel đến Đức Maria của chúng ta. "
            Ngôi Hai nhập thể của Thiên Chúa Ba Ngôi đến và đem Tin Mừng về Nước Thiên Chúa, Ngài tuyển lựa và mời gọi những người theo Chúa, Ngài đã hiến dâng sự sống của mình trên thập tự giá và Ngài sống lại từ cõi chết, Ngài đã để lại Giáo Hội của Ngài để tiếp tục công trình cứu độ của Ngài, "Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thanh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội "(Mc 16: 15- 16)

 Reflection:
     Jesus speaks of the ungraspable Kingdom of God in parables. In the context of his audience, the parable of the weeds is readily understandable. In the fields where good seed is sown, weeds from whatever source grow with the plants from the good seed. Before the harvest or at the harvest, the bad weeds are separated and eventually disposed of or burned; the fruit of the good seed is harvested.
     In our world, good and bad people, all different, live together. In the words of St. Ignatius of Loyola in his Spiritual Exercises, "those on the face of the earth, in such great diversity in dress and manner of acting. Some are white, some black' some at peace and some at war; some weeping, some laughing; some well, some sick; some coming into the world and some dying, etc." And the Holy Trinity sees this world, "They look down upon the whole surface of the earth, and behold all nations in great blindness, going down and descending into hell."
     And St. Ignatius writes that it is into this varied and confused world that the Trinity decrees to send the Second Person to save it: "They decree in Their eternity that the Second Person should become man to save the human race. So when the fullness of time had come, They send the Angel Gabriel to our Lady."
     The incarnate Second Person of the Blessed Trinity comes to bring the Good News about the Kingdom of God, chooses and invites followers, gives his life on the cross and rises from the dead, leaving his Church to continue his saving work, "Go out to the whole world and proclaim the Good News to all creation. The one who believes and is baptized will be saved; the one ho refuses to believe will be condemned." (Mk 16: 16)

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần thứ 17 Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần thứ 17 Thường Niên
Hôm nay, bài Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu dậy cho các môn đệ. Như thói quen, Ngài dạy các ông trong hình thức các dụ ngôn, Ngài dùng hình ảnh đơn giản hàng ngày để giải thích những mầu nhiệm và bí ẩn to lớn của Nước Trời. Bằng cách này mà tất cả mọi người từ những người thông minh nhất đến những người đơn sơ thấp kém nhất cũng có thể hiểu được ý nghĩa Lời của Chúa.
"Nước Trời giống như hạt cải" (Mt 13:31) hạt cải là những hạt hết sức là nhỏ bé nó to gần như là hạt cát mịn, nhưng nếu chúng ta trồng nó xuống đất, bun xới, chăm sóc tốt mỗi ngày ... kết quả, nó sẽ trở thành một cây lớn lớn. “Nước thiên đàng giống như men mà một người phụ nữ trộn lẫn với ba đấu bột (...)” (Mt 13:33). Nấm men thì vô hình, nhưng nếu nó không được trộn và ủ trong bột làm bánh mì thì bột không nổi và bánh mì sẽ cứng khô. Đó là những cách cần thiết cho cuộc sống Kitô hữu của chúng ta. Một cuộc sống trong ân sủng: cho dù không thấy được sự bộc lộ ở bên ngoài; cũng không có một âm thanh làm vang dội cho người khác nghe, nhưng ... nếu chúng ta cho phép những ân sủng của Chúa đến và ở trong trái tim của chúng ta, thì ân sủng của Thiên Chúa sẽ là phân bón nuôi dưỡng hạt giống và biến đổi con người tội lỗi như chúng ta trở thành như các thánh của Chúa.
            Chúng ta nhận được ân sủng của Thiên Chúa qua đức tin, qua lời cầu nguyện, qua các bí tích, qua tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng ân sủng cho cuộc sống này phải là trên tất cả những ân sủng mà chúng ta đã hy vọng và phải chờ mong, nhưng chúng ta phải mong muốn trong sự khiêm tốn. Những hồng ân của Thiên Chúa mà những người khôn ngoan trên thế giới này không biết đánh giá cao, không biết kính trọng nhưng mà Chúa là Thiên Chúa của chúng ta muốn truyền ban cho những ai biết khiêm tốn, hèn hạ và biết chấp nhận thánh ý Chúa.
Đấy là một điều thật tuyệt vời nếu khi Ngài đi tìm kiếm chúng ta, những người biết tự nhận ra chính bản thân mình là những người tội lỗi yếu đuối, nhưng biết tin tưởng vào sự tốt lành của Thiên Chúa. Bằng cách này, hạt cải nơi chúng ta sẽ phát triển thành cây lớn, các men của Lời Chúa sẽ đem lại cho chúng ta những hoa trái của sự sống đời đời bởi vì như thánh Augustinô có nói: “Trái tim càng biết khiêm tốn trong sự thấp hèn, thì nó sẽ càng được nâng lên để được hoàn thiện” (Saint Augustine).



Reflection:
Today, the Gospel shows us Jesus preaching to his disciples. He does so, as is His custom, in the form of parables, using simple everyday images to explain the great hidden mysteries of His Kingdom. In this way he could be understood by everyone from the most highly educated to the simplest of individuals.
“The kingdom of heaven is like a mustard seed” (Mt 13:31) The mustard seed is so tiny it is almost invisible, but if we take good care of it and water it properly... it ends up becoming a large tree. «The kingdom of heaven is like the yeast that a woman took and buried in three measures of flour (...)» (Mt 13:33). The yeast is invisible, but if it weren't present the dough would not rise. Such is the way for life lived as a Christian, the life of grace: you don't see it externally; it doesn't make a sound, but… if one lets it introduce itself in one's heart, divine grace nourishes the seed and converts people from sinners to saints.
We get this divine grace through faith, through prayer, through the sacraments, through love. But this life of grace is, above all, a gift that we must wait and hope for, that we must desire with humility. A gift which the wise and learned of this world do not know how to appreciate, but that Our Lord God wants to transmit to the humble and uncomplicated. It would be great if, when He looks for us, he finds us, not in the group of the proud, but amongst the humble, the ones who recognize themselves as weak sinners, but very grateful for, and trusting in, the goodness of the Lord. This way the mustard seed will grow into the large tree, the yeast of the Word of God will bring about for us the fruit of eternal life because «the more the heart is lowered in humility, the higher it is raised to perfection» (Saint Augustine).

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 Thường Niên Năm B.

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 Thường Niên Năm B.
Trong đại lễ kỷ niệm fiesta của một số vùng nông thôn ở Philippines có những sự khá đặc biệt tất cả mọi người đều được hoan nghênh mời tham gia các bữa ăn tại bất kỳ nhà nào. Không cần mời; thức ăn mọi thứ đầy đủ và ngon miệng. Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, việc cho hàng ngàn người trên ngọn đồi cỏ giữa nơi hiu quạnh xa làng phố hôm nay là một câu chuyện khác: nơi nào bạn tìm đủ bánh mì để nuôi năm ngàn người chỉ kể đàn ông, thậm chí không kể cả phụ nữ và trẻ em? Việc thú vị là Chúa Jêsus thậm chí còn hỏi một trong những môn đệ của mình là Philip là kiếm chỗ mua bánh để cho những người này ăn. Từ năm ổ bánh lúa mạch và hai con cá mà một cậu bé trong đám đông đã có, Chúa Giêsu đã cho hàng ngàn người ăn và họ còn thu được mười hai giỏ bánh mì vụn dư còn.
            Trong bài đọc thứ Nhất, Sách các vua kể lại một sự cố tương tự là Tiên tri Elisha đã nuôi hơn một trăm người đàn ông với hai mươi ổ bánh mì do người Baal dâng.  Phép lạ việc hoá bánh ra nhiều và cho nhiều người ăn là dấu hiệu cho chúng ta thấy được quyền năng của Thiên Chúa; Đấy cũng là một dấu hiệu của sự chăm sóc yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho con người nhất là những người đói ăn, khát uống.
            Đối với chúng ta, đặc biệt là những phép lạ trên đã cho chúng ta thấy món quà vĩ đại của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể, Chúa Giêsu đã cho chúng ta chính Mình và Máu của Ngài để làm của ăn và thức uống cho chúng ta để chúng ta có được sự sống đời đời. Chúa Giêsu luôn mãi mãi hiện diện bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào phép Thánh Thể được cử hành.

REFLECTION Sunday 17th in Ordinary Time
There is something very special in town fiesta celebrations in some rural areas in the Philippines: all are welcome to partake of meals at any house. No invitation is needed; food is plentiful and good.
 But, as in the Gospel reading today, feeding thousands among hills is a different story: where do you find enough bread to feed five thousand men, not even counting women and children? Interesting that Jesus even asked one of his disciples, Philip, where to buy enough bread for the thousands of people
 From the five barley loaves and two fish which a boy in the crowd had, Jesus fed thousands of people and had twelve baskets of left-over bread.
 The first reading from the Book of Kings narrates a similar incident of the prophet Elisha feeding a hundred men with twenty loaves of bread.
 The miracles of feeding multitudes with a few loaves of bread are signs of the power of God; they are also a sign of God's loving care for the people who were hungry and needed to be fed. For us especially the feeding miracles foreshadowed Christ's great gift of himself in the Eucharist, giving us his presence and himself as food and drink looking forward to eternal life, wherever and whenever the Eucharist is offered and celebrated.

Saturday, July 28, 2018

Suy Niệm Tin Mừng Thứ bẩy Tuần 16 Thường Niên


 Suy Niệm Tin Mừng Thứ bẩy Tuần 16 Thường Niên
          Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói rằng Nước Thiên Chúa thì giống như một túi đựng hỗn hợp bao gồm những người tội lỗi và những người lành và thánh thiện, vì thế theo Chúa, như người chủ ruộng không cần phải tốn công, tốn sức để nhổ loại những cây cỏ lùng trong lúa, vì nhổ cỏ, có thể nhổ lên cả lúa.
            Nhiều khi trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có những thái đô và hành động không khác như những người Biệt Phái Do Thái.  Khi ai đó trong chúng ta lỡ may làm một điều gì đó sai lầm hay phạm một lỗi gì thì chúng ta chắn chắn sẽ sẵn sàng, không ngại ngùng lên án và phán xét họ, chúng ta theo Chúa, nhưng chúng ta lại phân loại những người chung quanh chúng ta và cắt đứt liên hệ với người chúng ta không thích.
            Ngày và giờ cho sự phán xét vẫn chưa tới, Nước Trời của Thiên Chúa trong thời kỳ đang phát triển. Chúa Giêsu đã kiên nhẫn với mọi người chúng ta, đặc biệt là những người tội lỗi. Ngài rất miễn cưỡng để loại bỏ chúng ra. Hơn hai ngàn năm trước,  Chúa Giêsu đã không loại trừ Giu-đa, người đã  phản bội và bán Chúa, Ngài cũng không bỏ Phêrô, người đã chối Chúa không phải một lần mà tới ba lần.
            Trong sự liên hệ của chúng ta với những người khác, chúng ta phải nên ghi nhớ rằng cho dù trong một tâm hồn có bao nhiêu là ác ý, tội lỗi, nhưng ít nhất trong tâm hồn đó cũng có ít nhất một tia sáng của sự tốt lành. Và trong một quả tim dù có tốt lành bao nhiêu đi nữa thì thế nào cũng có một góc nhỏ trong trái tim đó cũng có chứa một chút ác.
            Tất cả chúng ta là những hạt giống được gieo rãi bởi Thiên Chúa trong cùng một lĩnh vực, Chúng ta cùng chịu ngâm mình trong nước mưa, cùng chịu ảnh hưởng bay dạt trong gió bão, Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta những ân sủng của Ngài để chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau, để cùng được phát triển và hướng tới những gì mà Ngài đã kêu gọi chúng ta trong cuộc sống riêng của mỗi người, để tất cả chúng ta được xứng đáng là những người con yêu quý của Ngài.
            Lạy Chúa Cha ở trên trời,  Xin Chúa dạy chúng con nên biết kiên nhẫn với chính mình và với những người khác, như Chúa đã và đang kiên nhẫn với chúng con,vì chúng con yếu đuối và hay thất bại trong sự kiên  nhẫn.

Meditation: "An enemy sowed weeds among the wheat"
What can malicious weed-sowing tell us about the kingdom of God? The image Jesus uses here is a common everyday example of planting, harvesting, and sorting the good fruit from the bad. Weeds can spoil and even kill a good harvest if they are not separated and destroyed at the proper time. Uprooting them too early, though, can destroy the good plants in the process. Just as nature teaches us patience, so God's patience also teaches us to guard the word which he has planted in our hearts and to beware of the destructive force of sin and deception which can destroy it. God's word brings life, but Satan, the father of lies, seeks to destroy the good seed which God plants in the hearts of those who listen to his word. God's judgment is not hasty, but it does come. And in the end, God will reward each person according to what he or she has sown and reaped in this life. In that day God will separate the evil from the good. Do you allow God's word to take deep root in your heart?
"Lord Jesus, may your word take deep root in my heart and may I bear good fruit for your glory. May I hunger for your righteousness now that I may also look forward to the day of judgment with joy rather than with dismay."

Wednesday, July 25, 2018

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần 16 Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần 16 Thường Niên
Một khi chúng ta mở lòng với Lời Chúa, chúng ta sẽ phát triển kiến thức và sự hiểu biết như những hạt giống được phát triển trên đất phì nhiêu. Nếu chúng ta cứng lòng với những gì Thiên Chúa hy vọng thì chúng ta cũng giống như hạt giống gieo ở mảnh đất khô cằn mà hạt giống sẽ không thể phát triển được. Chẳng có gì xảy ra, khi chúng ta không chịu mở lòng trí của chúng ta và từ chối chấp nhận lời Chúa, cũng như khi chúng ta không chịu rời khỏi chỗ để xem coi những điều gì đang xảy ra ngay bên cạnh mình. Khi chúng ta mở rộng tầm nhìn của chúng ta, chúng ta có thể trở biết nhiều hơn và trở thành một phần của cái gì đó lớn hơn bản thân mình.
Thiên Chúa của chúng ta là mợt Thiên Chúa đại lượng, nhân ái, từ bi. Ngài liên tục ban xuống cho chúng ta những ơn phước của Ngài. Ngài muốn chia sẻ cuộc sống của Ngài và tình yêu của Ngài trong mọi việc chúng ta làm. Đó là một kinh nghiệm liên tục của sự tác tạo của Chúasự tái sinh. Chúng ta được làm mới toàn bộ thêm một lần nữa.
Sự lựa chọn là tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta có thể quyết định học và bước vào một thế giới tự khám phá và yêu thương, hoặc chúng ta có thể chọn để tắt ánh sáng. Chúng ta sẽ ở đâu? Đó là một phước lành để được trong sự hiện diện sáng của Thiên Chúa và được làm mới bằng lời nói của Ngài.


REFLECTION
Once we open ourselves to the Word of God, we will grow in knowledge and understanding like the seed growing infertile soil. If we harden our hearts to what God hopes for us, then like seed in parched land that seed will not grow. Nothing happens. When we close our minds and refuse to accept His word, we do not leave room to consider anything else. When we widen our vision, we become part of something bigger than ourselves.
Our Lord is so generous to us. He continually showers His blessings upon us. He wants to share His life and His love in everything that we do. It is a continuous experience of birth and rebirth. We are made whole and new all over again.
The choice is up to us. We can decide to learn and enter into a world of self-discovery and love, or we can choose to shut out the light.  Where would we rather be? It's a blessing to be in God's shining presence and to be refreshed by His words

Suy Niệm Tin Mừng thứ Năm Tuần 16 Thường Niên

Suy Niệm Tin Mừng thứ Năm Tuần 16 Thường Niên
Hôm nay, chúng ta tự hỏi: có phải những lời của Chúa Giêsu hôm nay cũng đã dành cho chúng ta? Sự viên mãn của thời gian được mang tới với Chúa Giêsu, và chúng ta cũng tìm thấy mình trong sự viên mãn này; chúng ta đã ở trong khung thời gian của Chúa Kitô, trong thời gian của sự cứu rỗi ...
Chắc chắn, chúng ta đã không nhìn thấy Chúa Giêsu với đôi mắt thường của chúng ta, nhưng chúng ta đã thực sự biết Ngài. Chúng ta biết Ngài dù Chúng ta đã không nghe tiếng của Ngài bằng với đôi tai của chúng ta, nhưng chúng ta đã chắc chắn là đã nghe tiếng của Ngài. Những kiến thức đức tin của chúng ta mang đến cho chúng ta, mặc dù chúng ta không thể nhận thức được đó là một kiến thức thật sự, nhưng chúng ta được mang đến với sự thật vì thế mà chúng ta cảm thấy hạnh phúc và hân hoan. Chúng ta đừng nhìn vào Chúa Giêsu ngày hôm nay để thấy ngày hôm qua, nhưng từ ngày hôm nay đến hôm nay; để chúng ta thực sự chia sẻ thời gian của Chúa, một thời gian không bao giờ kết thúc.
Qua việc cầu nguyện và trong Thánh Thể chúng ta đã được đảm bảo sự gần gũi với Chúa và nhờ đó Chúa đã làm cho chúng ta có được hạnh phúc thực sự khi nhìn chúng ta nhìn lên Chúa bằng với con mắt đức tin và nghe lời Chúa với đôi tai của đức tin chúng ta.
 "Lạy Chúa Giêsu, niềm tin trong lời của Chúa là cách đến với sự khôn ngoan, và để suy ngẫm về những hoạch định thiêng liêng của Thiên Chúa là để phát triển chân lý trong sự thật. Xin Chúa mở mắt của chúng con để thấy những việc làm của Chúa, và xin mở tai chúng con để chúng con nghe nhận được tiếng gọi của Chúa, để chúng con có thể hiểu được ý định của Chúa muốn cho cuộc sống của chúng con và giúp chung con sống theo ý Chúa. "

The parables of Jesus
Today, we wonder: can Jesus' words be also intended for us? The fullness of time is brought with him, and we find ourselves in this fullness; we are already in Christ's time, in Salvation's time... 
Certainly, we have not seen Jesus with our own eyes, but we have, indeed, known Him. We do know Him. We have not heard his voice with our own ears, but we have definitely heard his words. We do hear them. The knowledge our faith gives us, even though not perceptible, is a true knowledge, which brings us near the truth making us, therefore, feel happy and jubilant. Let us not look at Jesus from today to yesterday, but from today to today; let us actually share his time, a never-ending time. 
Jesus, the prayer and the Eucharist assure us this nearness to You, and make us really happy while looking at You with the eyes and ears of our faith.

«Blessed are your eyes because they see, and your ears, because they hear»
Fr. Manel MALLOL Pratginestós (Terrassa, Barcelona, Spain)
Today, we remember the “encomium” Jesus Christ addressed to those around him in those days: «Blessed are your eyes because they see, and your ears, because they hear» (Mt 10:16). And we wonder: can Jesus' words be also intended for us, or only for those who saw and heard him directly? It looks like they, who were lucky enough to share their lives with Jesus, and physically and sensibly remained by his side, should be the only blessed ones. Whereas we should rather belong in the group of the upright people and prophets —without being either the upright ones or the prophets!— we would have liked to see and hear.
But we should not forget the Lord is referring to righteous people and prophets before his arrival, before his Revelation: «For I tell you that many prophets and upright people would have longed to see the things you see, but they did not» (Mt 10:17). The fullness of time is brought with him, and we find ourselves in this fullness; we are already in Christ's time, in Salvation's time... Certainly, we have not seen Jesus with our own eyes, but we have, indeed, known him. We do know him. We have not heard his voice with our own ears, but we have definitely heard his words. We do hear them. The knowledge our faith gives us, even though not perceptible, is a true knowledge, which brings us near the truth making us, therefore, feel happy and jubilant. 
Let us be grateful to our Christian faith, let us be joyous. Let us try to make our relationship with Jesus not a remote one, but as close as possible one, as that of those disciples, who were by his side, who saw and heard him, treated him. Let us not look at Jesus from today to yesterday, but from today to today; let us actually share his time, a never-ending time. Prayer —to speak with the Lord— and the Eucharist —to receive him— assure us this nearness to him, and make us really happy while looking at him with the eyes and ears of our faith. «Receive, therefore, God's image, that you lost because of your bad deeds» (St. Augustine).


Tuesday, July 24, 2018

Suy Niệm Tin Mừng lễ kính Thánh Giacôbê tông đồ - (7/25)


Suy Niệm Tin Mừng lễ kính Thánh Giacôbê tông đồ - thứ Bẩy tuần 16 Thường Niên (7/25)
Lời Chúa là con đường hướng dẫn những Kitô hữu chúng ta đến sự sống đời đời. Như lời Chúa hôm này đã dạy cho chúng ta là: Trước tiên là phải Phục vụ những nhu cầu của người khác. Đó là một Lời trái ngược lại với tất cả những gì mà thế giới hôm nay đang dạy mà muốn chúng ta làm. Chúng ta thường nghe người ta nói: những gì thế lực hay sức mạnh mà chúng ta đang có trong tay?
 Ngày nay đa số chúng ta ai cũng ta muốn có chức vụ cao, có quyền hành trong cơ quan của chính phủ, trong các trường học, hay cả trong giáo hội, và trên thực tế là trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người để hưởng lợi, để được sống vinh hoa, phú quý. Cái tâm lý chung của thế giới là để thống trị người khác. Đó là sức mạnh của thế lực mà chúng ta có thể được hưởng lợi, được người khác cầu cạnh đút lót. Và cuối cùng chúng ta sẽ được người khác phục vụ chúng ta theo như những gì chúng ta muốn và cần.
Nhưng đối với những người Kitô giáo chân chính thực sự thì đấy là điều ngược lại! Để trở thành người Kitô giáo đích thực, người Kitô hữu phải có sự suy nghĩ như Chúa Kitô, phải có những hành động như Chúa Kitô. Có nghĩa là sống trong một cách triệt để theo như Chúa Kitô, đó là sống trái ngược lại với các giá trị của thế giới bên ngoài.
Tin Mừng hôm nay Chúa mời gọi chúng ta đến với hạnh phúc thật sự, đó là đến để phục vụ như Chúa đã phục vụ người khác chứ không phải là để được phục vụ. Và nếu chúng ta làm đuợc như lời Chúa thì phần thưởng của chúng ta sẽ nhận được là chúng ta sẽ được gọi là con cái của Thiên Chúa và sẽ được ngồi cùng một bàn bữa tiệc trên Thiên quốc với Chúa, có lẽ chúng ta sẽ không được ngồi ngay bên phải hoặc bên trái của Chúa, nhưng chắc chắn là chúng ta được một chỗ nào đó trên thiên đàng.
Hôm nay chúng ta mừng kính thánh Giacôbê Tông Đồ , chúng ta hãy nên bắt chước và học hỏi nơi thánh Giacôbê người đã biết lắng nghe và thực hành  lời Chúa và phục vụ Chúa trong việc mang Chúa đến với người khác và phục vụ cho đến chết và Ông đã chết vì đem Tin Mừng cho tất cả.

REFLECTION
St James was the son of Zebedee and brother of John, Evangelist and
Apostle. He was born at Bethsaida in Galilee. He was the first apostle to die, martyred by Herod Agrippa I.
Today's Gospel is truly a word of life for all of us. Indeed, it shows the path of life for Christians. It gives us as a guideline: "Serve first the needs of other people. It is a word that is contrary to what the world tells us today. We often hear people say: What are we in power for? Today this is said in government, in school, in the family, in the church and in practically all areas of human activity. The mentality of the world is to dominate people. It is to have power so that we may benefit from that power. And in the end we will be served according to g lời Chúa
But Christianity is the opposite! To be Christian means to think like Christ, to act like Christ. It means to live in a radical way, that is, to live contrary to the values of the pagan world.
This Gospel invites us to the true happiness, which is to serve. And the reward will be that we shall be called sons and daughters of God and will sit at the Heavenly banquet, maybe not right or left, butbsurely somewhere there in Heaven. Let us all learn from James who served up to the end when he was martyred bring the Good News to all.

Monday, July 23, 2018

Suy Niệm Tin Mừng thứ Ba tuần thứ 16 Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng thứ Ba tuần thứ 16 Thường Niên
Hôm nay, Tin Mừng có lẽ đã làm chúng ta ngạc nhiên vì Chúa Giêsu đã tự hỏi : “ai mẹ ta?” (Mt 12:48), ,. Có lẽ chúng ta hay những người Do thái có thể nghĩ là Chúa đã thái độ bất kính đối với Đức Maria, mẹ của Ngài. Nhưng không phải thếi! Điều mà Chúa Giêsu muốn làm chomọi người đươc hiểu rõ là, trong con mắt của Ngài, của Thiên Chúa. Các giá trị quan trọng của con người không dựa trên xác thịt của con người, nhưng đựợc dựa trên việc xử lý tinh thần để chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa: “Rồi Ngài chỉ cho các môn đệ và nói: ": "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.  Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."Mt 12: 49-50). Vào thời điểm đó, ý của Thiên Chúa là Chúa Giêsu sai xuống với chúng ta để rao giảng Tin Mừng mọi người  lắng nghe và cho những người thực sự  nghe lời Chúa dạy. Đây là một sự ưu tiên hơn bất kỳ những giá trị ưu tiên nào khác, không có vấn đề kỳ thị. Và để tuân theo ý muốn của Cha Ngài, Chúa Giêsu Kitô đã để lại Đức Maria một mình và  giờ đay Ngài đã ra dì và rao giảng nhưng nơi xa nhà.
Nhưng, những ai là người đã từng sẵn sàng tuân theo ý của Thiên Chúa hơn là Đức Maria? “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."(Lc 1:38). Đây là lý do tại sao, Thánh Augustinô nói rằng Đức Maria, Trước tiên là đã chấp nhận Lời Chúa với một tinh thần vâng phục, và chỉ sau đó, Đức Maria mới được thụ thai với mầu nhiệm Ngôi Hai  Nhập Thể trong cung lòng của bà.
Nói cách khác: Thiên Chúa yêu thương chúng ta theo sự thánh thiện của chúng ta. Đức Trinh Nữ Maria là người được may mắn nhất, và, do đó, là những người thân yêu nhất. Tuy nhiên, Thiên Chúa không yêu chúng ta bởi vì chúng ta có thể được nên thánh. Nhưng thật ra không phải thế mà ngược lại: chúng ta được nên thánh vì Ngài yêu thương chúng ta. Nhưng người đầu tiên mà tỏ lộ tình yêu thương chúng ta luôn luôn là Thiên Chúa (x 1Jn 4:10). Đức Maria đã chứng minh điều đó khi bà nói: “Vì Ngài đã đoái thương nhìn người tôi tớ thấp hèn” (Lc 1:48). Trong mắt của Thiên Chúa, sự khiêm nhường của chúng ta là điều hiển nhiên; nhưng Ngài muốn đưa chúng ta lên, để thánh hóa chúng ta.

«Whoever does the will of my Father in heaven is for me (...) mother»
Fr. Pere SUÑER i Puig  (Barcelona, Spain)
Today, to start with, the Gospel surprises us: «Who is my mother? (Mt 12:48), wonders Jesus. It would seem the Lord is showing a contemptuous attitude towards Mary, his mother. Nothing of the sort! What Jesus wants to make quite clear is that, in his own eyes —God's eyes— the crucial value of a person does not lie on flesh and blood facts, but on the spiritual disposition to accept God's will: «Then He pointed to his disciples and said, ‘Look! Here are my mother and my brothers. Whoever does the will of my Father in heaven is for me brother, sister, or mother’» (Mt 12:49-50). At that time, God's will was for Jesus to evangelize those who were listening and for these ones to actually listen to him. This was a priority over any other value, no matter how dear. To abide by his Father's will, Jesus Christ had left Mary and now He was preaching far away from home. 
But, who was ever more willing to abide by God's will than Mary? «‘I am the Lord's servant’, Mary answered. ‘May it be to me as you have said’» (Lk 1:38). This is why, St. Augustine says that Mary, first accepted God's word with a spirit of obedience and, only afterwards, she conceived it in her womb for the Incarnation. 
In other words: God loves us as per our saintliness. The Virgin Mary is the most blessed, and, therefore, the most loved. However, God does not love us because we may be saints. It is rather the other way round: we are saints because He loves us. The first one to love is always our Lord (cf. 1Jn 4:10). Mary proves it when she says: «For He has looked upon his handmaid's lowliness» (Lk 1:48). In God's eyes our own lowliness is evident; but He wants to magnify us, to sanctify us.


Sunday, July 22, 2018

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần 16 Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần 16 Thường Niên
"Để thấy để tin ." Trong nhiều trường hợp tương tự như thầy thông luật và người Pha-ri-si trong bài đọc ngày hôm nay, chúng ta phải nhìn thấy bằng chính đôi mắt của mình, phải chứng kiến ​​trước khi chúng ta có thể chấp nhận, và tin. Chúng ta luôn cần bằng chứng và phải tự trải nghiệm mọi thứ trước khi chúng ta tin. Liệu chúng ta có hoài nghi về vấn đề đức tin cũa chúng ta?
     Tốt hơn là nhìn thấy những gì có thể nhìn thấy bằng đôi mắt của con người rồi sống bằng kinh nghiệm từ trái tim. Có thể là một chuyến đi trên thuyền buồm gập ghềnh trên biển hồ trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta với Chúa Giêsus Kitô dựa trên sự tin cậy thuần khiết trong một Đức Chúa Trời yêu thương, không muốn gì khác ngoài việc ban cho chúng ta sự cứu rỗi và sự sống đời đời.
     Đôi khi chúng ta quá bận rộn, hay thiếu niềm tin, nên muốn tìm kiếm những phép lạ mà chúng ta quên đi v2 kkhông nhận ra những phúc lành mà Chúa đã ban cho chúng ta hàng ngày. Cuộc sống của chúng ta là chứng ngôn sống động về sức mạnh vĩ đại của Ngài. Phép lạ nào chúng ta cần, bằng chứng nào cũng cần thiết để chúng ta nhận biết Thiên Chúa và yêu Ngài như Ngài đã yêu thương chúng ta?  Cũng giống như tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, đức tin của chúng ta không nên có điều kiện; chúng ta không cần đòi hỏi phép lạ. Thay vào đó, chúng ta chỉ cần tin tưởng hết lòng nơi Chúa. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Ngài đã nói với Tông Đồ Thomas sau khi Ngài phục sinh, "con tin bởi vì con thấy ta, phải không? Phúc thay cho những ai chưa từng thấy mà tin.”
     Chúng ta hãy cầu nguyện Chúa giúp chúng có lòng Tin vào Chúa, không giống như Thomas trước Chúa Phục Sinh. Xin Chúa ban cho chúng con có được đức tin  vững mạnh và tình yêu vĩ đại, cho dù mắt chúng co chưa thấy, "Lạy Chúa, Chúa là Chúa và Thượng Đế của con."

Reflection:
     "To see is to believe." In many circumstances, similar to the teachers of the law and Pharisees in today's reading, we have to witness ourselves before we accept, we have to see with our own eyes before we believe. We always need proof or evidence and we have to experience things ourselves before we believe. Are we likewise that skeptical in matters of faith?
     Better than seeing what is visible to the human eye is experiencing it from the heart.  Be it a smooth-sailing or bumpy ride, our faith-journey with our Lord Jesus Christ should be based on pure trust in a loving God who wants nothing else but to give us salvation and everlasting life. 
     Sometimes we are too busy and pre-occupied looking for miracles that we forget to recognize and appreciate the everyday blessings we receive from God. Our lives are living testimony of his great power. What miracles do we need, what kind of proof is still needed in order for us to recognize God and love him with the same passion as he loves us?
     Just like his love for us, our faith should not be conditional; we need not demand for miracles. Instead we just need to believe and trust wholeheartedly. As the risen Jesus chided the doubting Apostle Thomas the week after his resurrection, "you believe because you see me, do you not? Happy are those who have not seen and believe.  
     We pray that, like Thomas before the risen Lord, we can say in faith and with great love, even though we have not seen, "You are my Lord and my God."

Bài Chia sẻ cho Ánh Sáng Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 16 Thường Niên Năm B


Bài Chia sẻ cho Ánh Sáng Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 16 Thường Niên Năm B
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô đã diễn tả cho chúng ta thấy rõ được lòng thương xót của Chúa Giêsu đối với con người chúng ta.  Khi Chúa Giêsu rời khỏi thuyền và thấy đám đông, Ngài chạnh lòng thương xót họ”.  
Chúa Giêsu có trái tim con người; vì Ngài có một mục đích: là muốn được gần gũi với chúng ta. Chúa Giêsu thực sự lúc nào cũng quan tâm đến chúng ta; Ngài nhìn thấy rõ những nhu cầu cần thiết của chúng ta, những sự trở ngại, khốn khó trong cuộc sống của chúng ta hơn là chính chúng ta. Và Ngài luôn liên tục đến với chúng ta như người thầy dẫn đường cho chúng ta. Ngài là ánh sáng và cũng là sức mạnh của chúng ta.
Khi chúng ta chấp nhận những ân sũng Chua ban cho thì Ngài rất hài lòng, và thật sự vui mừng. Nhưng khi chúng ta từ chối món quà ấy, Chắc chắc Ngài sẽ bị tổn thương, và đau lòng khi chúng ta đã thực sự vô ơn, bất nghĩa với lòng từ bi và nhân hậu của Chúa.
Đây chính là bài học về Lòng Thương xót của Chúa, qua nhiều thế kỷ, Ngài đã bày tỏ nỗi buồn của mình với những linh hồn mà Ngài đã chọn, như Thánh  Gertrude /gờ trud/ và Thánh Margaret Mary Alacoque /Magret Mary Álacà/.
Khi chúng ta phải đối phó với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta không đối phó với một ý tưởng, hay một khái niệm. Chúa Kitô,  là Thiên Chúa đã trở thành con người, một người giống như chúng ta; Ngay trong khoảnh khắc này, trên thiên đàng, Ngài hiện hữu như một con người, có thân xác, có linh hồn, và Ngài đang "chuẩn bị một nơi" cho chúng ta trên thiên đàng (Jn 14: 2).
Qua Chúa Thánh Thần và Giáo Hội, Ngài đã nới rộng tình bạn với chúng ta, Ngài cố gắng lôi kéo chúng ta vào trong cuộc sống thiêng liêng với Ngài một cách đầy đủ hơn, để một ngày nào đó, khi đến thời viên mãn, chúng ta có thể tận hưởng nơi mà Ngài đang chuẩn bị sẵn cho chúng ta ở trên trời.
Chúng ta đều biết điều này, nhưng lòng tin của chúng ta tin vào điều đó được bao sâu?  Có lẽ lòng tin của chúng ta vẫn chưa được đủ sâu; Và đó là lý do tại sao Giáo Hội liên tục nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa luôn luôn khẩn trương và mong muốn làm bạn của chúng ta.
Tất cả mọi người chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa; và chỉ có những người tìm thấy Đấng Kitô mới sống được trong sự hiệp thông đó dưới hình thức một tình bạn thực sự.
Hai trong số những dấu hiệu hùng hồn nhất mà Thiên Chúa luôn khao khát được làm bạn với chúng ta đó là hai bí tích mà Giáo Hội khuyến khích chúng ta nên luôn tiếp nhận thường xuyên,  đó là Bí Tích Thánh Thể và Hoà Giải. Những bí tích này đã được Chính Chúa Giêsu lập ra như một cách để Ngài tiếp cận với chúng ta, để mở rộng bàn tay của Ngài, để củng cố và làm mới lại tình bạn của chúng ta với Ngài.
Trong cuộc sống của cha Thánh  Thánh Gioan Vianney có hai điểm đáng cần chú ý. Hai ngày trước khi Thánh Gioan Vianney qua đời ở tuổi bảy mươi ba, cha đã nhận lãnh Chúa Thánh Thể lần cuối. Cha cực kỳ yếu đuối, không thể đứng dậy khỏi giường, vì cha hoàn toàn kiệt sức qua nhiều thập niên phục vụ không mệt mỏi cho giáo xứ nhỏ bé của mình.
Các giáo dân đến tụ họp quanh nhà xứ họ quỳ xuống cầu nguyện, và mặt họ đầy nước mắt. Sau khi nhận được Chúa Thánh Thể lần cuối cùng cha đã thì thầm: "Thiên Chúa thật tốt lành làm sao! Khi chúng ta không còn có thể đi với Chúa nữa, thì Ngài lại đến với chúng ta."
Đó là điều mà Chúa Giêsu đã làm cho mỗi người chúng ta qua Bí tích Thánh Thể; Ngài giúp cho chúng ta dễ dàng tìm thấy Ngài và đến với Ngài, và ngay cả những khi chúng ta không còn đủ sức để đến với Ngài thì chính Ngài sẽ đến với chúng ta. Đó là tình yêu phát xuất từ Trái tim của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
Trong khi chúng ta tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, chúng ta nên củng cố tâm hồn của chúng ta bằng những lời Chúa luôn nhắc nhở chúng ta là Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta và sẽ không bao giờ bỏ chúng ta phải mồ côi.
Đối với Chúa Giêsu, Ngài luôn trân trọng chúng ta vì chúng ta là những tạo vật rất quý giá đối với Ngài, vì chúng ta là những người bạn và nhữmh người đang cùng đồng hành bên cạnh Ngài.  
Những trận chiến mà mỗi người trong chúng ta sẽ phải chiến đấu trong những ngày tới, ngay cả những trận chiến coi như có vẻ nhỏ nhắt trong con mắt của thế gian, nhưng trong mắt của Chúa Kitô thì rất lớn, bởi vì Chúa hằng quan tâm đến chúng ta, và vì lý do đó, mà chúng ta sẽ không bao giờ phải chiến đấu một mình.
Có những người đang chiến đấu để xây dựng một cuộc sống có  ý nghĩa, có hiệu quả hơn, thế nhưng họ đang chiến đấu một mình với những nỗi lo sợ và thất vọng vì họ là  những con chiên không có chủ chăn, và thậm chí là họ có thể đang bị tổn thương và thất vọng bởi những sai lầm của những người chăn chiên giả.  
Ai sẽ cho họ một bàn tay an ủi hay khuyến khích nếu không phải chúng ta, vì chúng ta là những người luôn luôn được người mục tử vĩnh cửu và vô cùng khôn ngoan khích lệ và hướng dẫn.  
Ai sẽ nói với họ về Đấng Cứu Rỗi, Người bạn than như chúng ta, như Thánh Phaolô đã nói trong bài đọc thứ Hai hôm nay, Vì chính Ngài là sự bình an của ta, Ðấng đã làm cho đôi bên nên một, triệt hạ tường ngăn thành chắn, (tiêu biểu cho) mối hằn thù nhờ thân xác Ngài.”  EPH 2:14. Chúng ta là sứ giả của Chúa Kitô, Nếu chúng ta giữ thông điệp của Chúa cho chính mình, chúng ta sẽ chẳng có khá gì hơn những người chăn chiên mướn ích kỷ như chúng ta được nghe trong bài đọc thứ Nhất.
Trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu sẽ làm mới lại lời cam kết của Ngài với chúng ta, Ngài ban cho chúng ta của ăn để nuôi sống Linh hồn chúng ta trong sự sống đời đời, đó là Thánh Thể. Khi chúng ta đã nhận lãnh được Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong tâm hồn của chúng ta, chúng ta hãy cảm ơn Chúa vì Ngài đã quan tâm đến chúng ta, và chúng ta cũng hứa sẽ sẵn sàng đổi mới lời cam kết của chúng ta là luôn luôn biết tích cực quan tâm đến Ngài và việc xây dựng Nuớc Trời của Ngài trong thế giới của chúng ta hôm nay..Nguyện xin ân sủng và tình yêu của Chúa Giêsu ở lại với mỗi người và tất cả mọi người chúng ta trong tuần này.



  

Sixteenth Sunday in Ordinary Time (B)

Jul 22, 2018

LESSON: Christ's Heart Yearns for Our Friendship

Today St Mark gives us one of the most amazing phrases in his entire Gospel. When Jesus gets off the boat and sees the crowd, St Mark tells us: "His heart was moved..." Jesus has a human heart - he took one on purpose: so that he could be close to us. He truly cares for us; he feels our needs and struggles even more deeply than we feel them ourselves. And he continually reaches out to be our leader, our light, and our strength. When we accept these gifts, he is pleased, truly gratified. But when we reject them, he is hurt, truly stung by our ingratitude. This is the lesson of the Sacred Heart of Jesus, which has, through the centuries, confided its sorrows to certain chosen souls, like St Gertrude and St Margaret Mary Alacoque.
When we are dealing with Jesus Christ we are not dealing with an idea, a concept, a philosophical "unmoved mover," as Aristotle described God. Christ, God has become man, someone just like us; in heaven, this very moment, he exists as a man, body and soul, and he is "preparing a place" for us in heaven (John 14:2). Through the Holy Spirit and the Church, he extends his friendship to us, trying to draw us more fully into the indescribable joys of his own divine life, so that someday, when the time is right, we may enjoy that place he is preparing for us in heaven. We all know this, but how deeply do we believe it? Not deeply enough; that's why the Church constantly reminds us that God urgently desires our friendship.
Every human being desires to live in communion with God; only those who find Christ get to live out that communion in the form of a real, human friendship.

ILLUSTRATION: St. John Vianney's Point of View (linked to the Year for Priests)

Two of the most eloquent signs of God's yearning for our friendship are the two sacraments the Church encourages us to receive frequently, the Eucharist and confession. Each one of these sacraments was invented by Christ as a way to reach out towards us, to extend his hand to us, to strengthen and renew our friendship with him.  These were the two pillars of the remarkable life of St. John Vianney, patron saint of parish priests. Two days before St. John Vianney died at the age of seventy-three, he received Holy Communion for the last time.  He was extremely weak, unable to rise from bed, completely exhausted from his decades of tireless service to his little parish of Ars.
The parishioners gathered around his rectory, kneeling in prayer, tears streaming down their faces. After receiving his last Holy Communion, he whispered: "How kind the good God is! When we are no longer able to go to him, he comes to us." That's what Jesus does for each of us in the sacrament of the Eucharist - he makes it easy for us to find him and go to him, and when even that is beyond our power, he himself comes to us.
That's the Heart of our Savior, a heart burning with love for us.

Making Sure Others Don't Have to Fight Alone

As we continue with this Mass, our hearts should be strengthened by this reminder that Jesus hasn't abandoned us and will never abandon us.
  • We are precious to him, his valued friends, his fellow soldiers.
  • The battles that each one of us will have to fight this coming week, even if they seem small in the eyes of the world, are big in Christ's eyes.
  • We matter to him, and because of that we will never have to fight alone.
But all around us there are people who are doing just that.
  • They are fighting to build a meaningful, fruitful life, but they are doing it alone, full of much more fear and frustration than we have to face.
  • They are sheep without a shepherd, and maybe they have even been wounded and frustrated by the mistakes of false shepherds.
  • Who will lend them a hand of encouragement if not us, we who are constantlybeing encouraged by the eternal and infinitely wise shepherd?
  • Who will tell them about the Savior, the Friend who, as St Paul says in today's Second Reading, can "be their peace," if they will let him?
  • Us: we are his messengers.
  • If we keep the message to ourselves, we will be no better than the selfish shepherds from the First Reading.
In a few moments, Jesus will renew his commitment to us, feeding us with the bread of eternal life, the Eucharist.
When we receive him into our hearts, let's thank him for his interest in us, and renew our pledge to stay always actively interested in him and in building his kingdom.

 

 

 

APPLICATION: Strengthening the Priesthood

We would not have these sacraments at our disposal without another sacrament - that of the priesthood.
The priesthood is not just a sacrament for priests - on the contrary: it is a gift for the whole Church, and so the whole Church should feel responsible for it, and appreciate it, and try to understand it.
There are at least two things each one of us can do to help strengthen the priesthood throughout the Church.
First, we can pray for our priests.  Jesus turned some very rough and very normal fishermen into the Twelve Apostles, men who were faithful to their mission up to the point of giving their lives for it.
If he did that with the Twelve, he can do it with today's priests too - and we can help with our prayers.
Second, we can pray for God to call more young men to the priesthood.
In today's Gospel we heard how Christ's heart was moved at seeing the crowds, who were "like sheep without a shepherd."  That is a good description of popular culture in our society today, which often reveres celebrities who are models of self-indulgence more than self-sacrifice. We need more reminders in this world that there is another way to live, another purpose beyond satisfying our basic instincts.
Priests are meant to be those reminders; we should all ask God to give the world more of them. As we continue with this Mass, and as we then in Holy Communion we receive the bread of life from our Good Shepherd, let's thank him for not giving up on us, and let's promise that we will do our part to keep his plans moving forward.

Friday, July 20, 2018

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Bẩy Tuần 15 TN. Matthew 12:14-21


Suy Niệm Tin Mừng 1 Thứ Bẩy Tuần 15 TN.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy cách những người Biệt Phái vì tấm lòng đầy “nhiệt thành”của họ, mà họ đã trói buộc những người Do Thái trong sự "áp bức" gánh nặng bởi những luật lệ của họ đã làm ra, Nhưng giờ đây, với sự hiện của Chúa Giêsu, họ cảm thấy Chúa Giêsu như là cơn đe dọa cho những sự nghiệp và quyền thế của họ, cho những giáo điều mà họ đã làm ra để chèn ép những người nghèo cùng khổ.. Vì thế, họ quyết định tìm cách để tiêu diệt Chúa Giêsu, một cái gai trong mắt của họ.
            Khi phải đối mặt với những mối đe dọa cho sự sống, Chúa Giêsu vẫn lặng lẽ tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng chữa lành cho những người tin và tìm đến Ngài. Thay vì phải dùng đến bạo lực hay phe nhóm để đối đầu với những người Biệt Phái, hay là phải gào thét lên với cơn thịnh nộ để tìm cách trả thù họ, thì Chúa Giêsu đã lặng lẽ ra đi để tránh những đám biệt phái gây chuyện này, nhưng Ngài vẫn âm thầm làm những "công việc" Mà Chúa Cha đã sai Ngài đến. 
            Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy rằng nhiệm vụ của Ngài không dựa trên sức mạnh hay bạo lực,  nhưng trên sự yêu thương, hiền dịu và khiêm tốn. Sự khiêm tốn và hiền lành của Chúa ở đây không phải là do sự sợ hãi,và  hèn nhát,  nhưng đó là những đức tính đã được thực hành trong sứ vụ thiêng liêng của Ngài để những gì đã viết truớc trong Kinh Thánh được thể hiện.
            Thông thường, trong cuộc sống hiện tại của chúng ta, chúng ta cũng đang phải phấn đấu với những thử thách, tình huống mà chúng ta cảm thấy như đang bị đe dọa, và bị áp bức bởi các quan chức công quyền hay những người khác có chức, có quyền hơn. Vậy, chúng ta phải làm thế nào để có thể đáp ứng được với những sự áp bức bất công này?.
            Xin Chúa giúp cho chúng ta có đức khiêm tốn, lòng can đảm, và sự kiên nhẫn, để trở lên giống như Chúa và biết cách đối xử với những bất công trong sự ôn hoà..

Reflection
In the Gospel passage, we learn how the Pharisees, through their over zealous ness, had kept the ordinary people in 'oppression' by burdening them with hundreds of commandments. Now they feel threatened by Jesus whom they feel is acting as a law unto himself. So, they decide to kill him.
            In the face of the threat upon his life, Jesus quietly continues his work of healing people and avoids publicity. Instead of resorting to violence against the Pharisees or by “crying out” with vengeful wrath or harsh judgments, Jesus goes about doing his ‘work’. Jesus shows us that his mission is not based on might or violence but on meekness and humility. HIs modesty and gentleness comes not from fear or weakness but from his divine mandate to fulfill the Scriptures. Often, in our lives we too face situations where we feel threatened or oppressed by others. How do we respond to them