Monday, February 2, 2015

Suy niệm các bài đọc thứ Tư tuần thứ Hai Mùa Thường Niên.



Theo như luật Mosen của Người Do Thaí, thì tất cả nhưng thầy thượng tế hay tư tế (Người được quyền tế lễ lên Thiên Chúa như linh mục bây giờ) phải là những người Do Thái được sinh ra từ dòng dõi họ Lê-vi, những người trong dòng tộc gia đình em của ông Mosen là ông Aaron, người được chọn làm tư tế của Thiên Chúa. Khi một thầy tư tế Lê-vi đã qua đời và không còn một tư tế nữa, thì chức vụ tư tế này được truyền lại cho con trai của mình (Cha truyền con nối). Ngược lại Men-ki-xê-đê, một thượng tế của dân ngoại (không phải dân Do Thái) trong thời của Abraham. Kinh Thánh đã cố tình giữ im lặng, không nhắc đến tổ tiên, ông bà của ông như một biểu tượng ông đã không hề được thừa hưởng chức vụ Thượng tế của ông bà, tổ tiên truyền lại.
            Chúa Giêsu được so sánh với thầy Thượng tế Men-ki-xê-đê và được nhấn mạnh là chức vụ Thượng tế của Ngài khác hẳn với chức vụ thượng tế hay tư tế của dòng họ Lê-vi.  Ngài không thừa hưởng chức vụ tư tế do cha ông truyền lại, nhưng Ngài đã được chỉ định trực tiếp bởi Thiên Chúa Cha của Ngài. Hơn nữa,  chức vụ tư tế của Ngài không hề chấm dứt với cái chết, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại vì Ngài vị thượng tế muôn đời như thượng tế Men-ki-xê-đê.
            Điều quan trọng hơn đối với chúng ta trên thực tế, chúng ta không thờ phượng Thiên Chúa trong việc cử hành Thánh Thể một mình, mà chính Chúa Giêsu là vị Thượng tế, là linh mục của chúng ta trong việc bí tích Thánh Thể. Ngài đã hiện diện hoạt động trong mỗi chúng ta trong phép Rửa, Ngài hiện diện và hoạt động với chúng ta trong những lời linh ứng (mặc khải) của Thánh Kinh và trong một cách ưu việt nhất là trong phép Thánh Thể. Chúa Giêsu là linh mục, trung gian hòa giải của chúng ta với Thiên Chúa Cha. Ngài đã mang đến cho chúng ta một chân lý và tình yêu của Chúa Cha đến với chúng ta, và Ngài là môi giới để dâng những lời cầu nguyện sự hy sinh của chúng ta lên Thiên Chúa Cha.
            Lạy Chúa Giêsu, trong sự chiến thắng tội lỗi của Chúa, và cái chết trên thập giá và sự sống lại của Chúa đã cho chúng con sự bảo đảm trong việc chia sẻ sự sống an vui đời đời trên Trời với chúng con. Xin Chúa biến đổi lòng trí và m hồn của chúng con với tình yêu của Chúa để chúng con có thể tự ý mình mà phục vụ những người chung quanh một cách tốt đẹp và vui vẻ trong Chúa Giêsu .

REFLECTION                 
Among the Israelites a man became a priest by being born from the descendants of Levi, the family of Moses' brother Aaron, who was made a priest by God. A Levitical priest ceased being a priest upon his death and the priesthood was passed on to his sons. In contrast was Melchizedek, a Gentile priest in the time of Abraham. The Bible is deliberately silent about his ancestry as a symbol that he did not inherit his priesthood.
            Jesus is compared to Melchizedek to emphasize that his priesthood is different from the Levitical priesthood. He does not inherit His priesthood but is made a priest directly by His Heavenly Father. Moreover, His priesthood does not end with His death but continues because He is a priest forever.
            More significant for us is the fact that we do not worship alone in our Eucharistic celebration. Jesus the priest is with us. He is present and active in you by virtue of baptism. He is present and active in the inspired word of Scripture and in a pre-eminent way in the Eucharist. Jesus as priest is our mediator. He brings the Father's truth and love to us, and He presents our prayers and sacrifice to the Father.  What we do at the Eucharistic celebration has great meaning and value not because of ourselves but solely because of Jesus Christ.Lord Jesus, You are the priest who draws me to honor God in my life.

No comments:

Post a Comment