Monday, May 18, 2015

Suy Niệm Tin Mừng Thứ sáu Tuần thứ 5 Phục Sinh



Suy Niệm Tin Mừng Thứ 6 Tuần thứ 5 Phục Sinh
Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể tóm lại trong bốn sự quan sát có giá trị trong luậ yêu thương Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta;
- Thứ nhất, sự yêu thươngchúng ta nói ở đây, không phải là sự yêu thương về cảm giác. Tình yêu đòi hỏi một mối quan hệ đi vượt ra ngoài lĩnh vực của cảm giác và xúc cảm. Mặc dù cảm xúc là có liên quan, và là trọng tâm của sự yêu thương, tình yêu là một quyết định tìm kiếm những điều tốt đẹp của người khác hay cho người khác. Yêu thương như Chúa Giêsu không có nghĩa là dâng hiến những điều thân thương nhất mà chúng ta có thể làm cho một người nào đó trong một thời điểm cụ thể nào đó. Một người thực sự yêu ai đó sẽ cố gắng mang lại những gì tốt đẹp nhất mà họ có thể dâng hiến sẵn sàng hy sinh tất cả mọi thứ họ có cho người mà họ yêu. Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta để chúng ta có được sự sống đời đời với Chúa Cha. Đôi khi, chúng ta có thể quên mình cho người khác như Chúa Giêsu,  Chúa không cần đòi hỏi gì nhiều nơi chúng ta, mà chỉ cần chúng ta biết giúp đỡ người khác, chẳng hạn như người khuyết tật, biết dành thời giờ thăm các bệnh nhân, hay giúp cho một người đang đau khổ tìm được sự an ủi và bình an.
            Thứ hai, Chúa Giêsu đang muốn làm bạn với chúng ta trong mối tình thân thiết, nhưng điều kiện cho tình bạn với Ngài không phải là một mối quan hệ bình thường. Nhưng nó đòi hỏi  chúng ta phải "tuân thủ", trung thành vâng lời. Chúng ta chắc chắn không thể yêu được người khác, nếu chúng ta không biết đầu hàng cái ý chí của chúng ta, hay biết hy sinh từ bỏ những ham muốn cái tôi của mình để làm vừa lòng người mình yêu.
            Thứ ba, Chúa Giêsu chấp nhận chúng ta như những người bạn của Ngài, mà không coi chúng ta như là tôi tớ, của Ngài. Người tôi tớ bắt buộc phải làm những gì khi ông chủ ra lệnh, cho dù người tôi tớ đó có thích làm hay không. Tuy nhiên, bạn bè của Chúa Giêsu, chúng ta được tự do, được chia sẻ sự tin tưởng và tình cảm với Ngài. Khi chúng ta trở thành bạn của Chúa Giêsu, Ngài sẽ tiết lộ những kế hoạch mục đích của Ngài cho chúng ta. Ngài sẽ chia sẻ suy nghĩ, mục tiêu, và động cơ của Ngài để làm việc với chúng ta. Chúng ta sẽ đến để hiều lòng tâm trí của Ngài. Chúng ta sẽ trải nghiệm một mức độ lớn hơn trong cái nhìn sâu sắc vào Thánh Kinh. Chúng ta sẽ nghe thấy Lời của Thiên Chúa một cách rõ ràng hơn. Những suy nghĩ của chúng ta sẽ trở nên giống như suy nghĩ của Chúa. Chúng ta sẽ thực thi mục đích của Chúa trên trái đất này cũng như ở trên trời.
            Thứ tư, Chúa Giêsu muốn chúng ta yêu thương nhau như Ngài yêu thương chúng ta, hết lòng và không có sự do dự. Tình yêu của Ngài tràn ngập trong lòng chúng ta sẽ biến đổi tâm trí giải phóng chúng ta để chúng ta có thể phục vụ cho người khác. Nếu chúng ta biết  mở rộng tâm hồn của mình cho tình yêu của Thìên Chúa biết tuân theo mệnh lệnh của Ngài, chúng ta dễ dàng yêu thương những người lân cận của chúng ta. Và nhờ đó chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái trong cuộc sống của chúng ta, những hoa quả đó sẽ trường tồn mãi mãi.
            Trong mùa Phục Sinh này, chúng ta hãy phát triển tình bằng hữu của chúng ta với Chúa Giêsu, trong Chúa Kitô bắt đầu là sự sơ giao, giản dị và từ từ sẽ đưa đến sự thân mật để chúng ta có thể trở nên giống như Chúa Giêsu biết sẵn sàng đêm tình yêu ấy cho những người khác, và luôn mong muốn một kết quả tốt đẹp đó là làm đẹp lòng Cha, Đấng hay yêu thương chúng ta.

Reflection:
     There are four observations worth noting in this commandment of love:
    First, love we are told here, isn't about feeling. Love entails a relationship which goes beyond the realm of feelings and emotions. Though emotions are involved, at its heart, love is a decision to seek the good of others. Loving as Jesus does means offering what is the most loving thing you can do for a particular person in a particular moment. A true lover gives the best he can offer and is willing to sacrifice everything he has for the beloved. Jesus gave his very life for us so that we have everlasting life with the Father. Sometimes, laying down our lives as Jesus does entails nothing more than to help someone who is handicapped, to take the time to visit the sick, or to offer comfort to someone who is in grief.
     Second, Jesus is seeking intimate friendship with us, but He gives condition for his friendship.  Friendship with Jesus is not a casual relationship. It demands "abiding," being loyal and obedient. We just can't love another without some surrender of our will.
     Third, Jesus is accepting us as his friends, not as his slaves. A slave is expected to do what his master instructs him to do, whether or not he likes it, and whether or not he understands why he is commanded to do it. But as Jesus' friends, we share a mutual trust and affection with him. As we become Jesus' friends, he will disclose his plans and purposes to us. He will share his thinking, his goals, and his motivations for doing things. We will come to know his heart and mind. We will experience a greater degree of insight into the Scriptures. We will hear the voice of God more clearly. Our thoughts will become more like his thoughts. We will carry out his purposes on earth as they are in heaven.
     Fourth, Jesus wants us to love one another just as he loves us, whole-heartedly and without reserve. His love fills our hearts and transforms our minds and frees us to give ourselves in loving service to others. If we open our hearts to his love and obey his command to love our neighbor, then we will bear much fruit in our lives, fruit that will last for eternity.
     During this Easter season, let us develop our friendship with Jesus, from casual to intimate so that we may become like Jesus willing to be put out for others, desirous to bear fruit that is pleasing to our loving Father. 

Suy Niệm Tin Mừng Thứ sáu Tuần thứ 5 Phục Sinh
Trong bài đọc thứ Nhất cho chúng ta thấy những nghị án của các Tông Đồ và các cộng đồng đầu tiên tại Jerusalem đã đáp ứng được mối quan tâm của cộng đồng tại Antioch  đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự tự nhận thức sự gia tăng của Giáo Hội trong sự trưởng thành. Họ đã nhận ra rằng họ đã không có sự dạy bảo và hướng dẫn của Chúa Giêsu trong tất cả mọi thắc mắc và câu hỏi có thể sẽ phát sinh trong cộng đồng Kitô Do Thái của Ngài Giêrusalem hay những nơi mà họ đã mang Tin Mừng đến cho các dân tộc trên thế giới.
            Họ đã phải dựa vào những bài giảng tổng quát của Chúa Giêsu đã dạy cho họ, và qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Và họ đã đi đến những quyết định chúng đó trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu những nhu cầu đòi hỏi trong tình huynh đệ an hem sự công lý. Điều này chính là cách mà Giáo Hội đã thể hiện và thực hành ngay từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) đầu tiên.
            Khi gặp phải rất nhiều vấn đề những câu hỏi trong thế giới hiện đại của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hướng dẫn Giáo Hội trên trần thế này và duy trì lòng trung thành tuyệt đối với Chúa Giêsu và Tin Mừng trong khi đó lại khôn ngoan và thận trọng thực hiện những cống tác từ bi nhân đạo mà Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi đã dành cho chúng ta thể hiện tình yêu trong Chúa Kitô như Chúa Giêsu tỏ lộ cho chúng ta trong một điều răn mới".
            Lạy Cha trên Trời, những cá nhân, và cũng là thành viện trong Giáo Hội của Chúa Kitô, Xin Chúa ban cho chúng con luôn luôn biết để tâm chú ý đến sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần biết sống theo sự thật.

No comments:

Post a Comment