Tuesday, January 21, 2014

Bài chia sẻ Tin Mừng Thánh Gioan 1:29-34 (Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên A)



Trong bài Tin Mừng ngày hôm nay, chúng ta nghe thánh Gioan Tẩy Giả đã gọi Chúa Giêsu là "Chiên Thiên Chúa." Không phải chỉ có thánh Gioan Tẩy Giả gọi như thế, nhưng chúng ta cũng thấy Gioan thánh sử cũng đã dùng  chữ này  "Chiên của Chúa" ở đây trong Tin Mừng của ngài, và ngài cũng đã dùng chữ “Chiên Thiên Chúa”  hai mươi chín lần trong Sách Khải Huyền của ngài.
                Tại sao Thánh Gioan gọi Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa?  Bởi vì, hình ảnh con Chiên mang lại cho Dân Do Thái ba hình ảnh đã rất quen thuộc với người Do Thái trong mọi thời điểm, như vậy, bằng cách gọi Chúa Kitô là "Chiên Thiên Chúa," thánh Gioan đã nói cho chúng ta biết rằng những hình ảnh của thời cổ xưa trong cựu ước được hình thành và hoàn thành nơi Chúa Giêsu.
                Hình ảnh đầu tiên: Trong Cựu Ước, Thiên Chúa bắt buộc người Do Thái phải dâng vật lễ hy sinh là một con chiên đực còn tơ  lên Thiên Chúa một ngày hai lần để chuộc tội tội lỗi của người họ (xem Exodus 29:39). Vì vậy, các con chiên tượng trưng cho cái giá mà con người phải đền trả cho tội lỗi mà con người chúng ta đã mắc phải.
                Hình ảnh thứ hai:  Ngày lễ chính hàng năm của người Do Thái là ngày lễ Vượt Qua và vẫn còn tồn tại tới hiện nay.  Trong ngày mừng lễ Vượt Qua,  mỗi gia đình phải làm thịt một con chiên và ăn mừng trọng ngài đại này để nghi nhớ lại ngày dân Do Thái được ông Moisen giải thoát ra khỏi đất Ai Cập.  Theo sách Xuất hành, Vào đêm đó, Thiên Chúa đã cho giết chết của tất cả các trẻ em và động vật đầu lòng của người Ai Cập, nhưng những người Do Thái thì sẽ không bị ảnh hưởng. Để thực hiện công việc đấy, Thiên Chúa đã cho các thiên thần của sự chết vượt qua các làng làng mạc trong vùng đất Ai cập tần sát tát cà cả các con trai đầu lòng,  Nhưng Thiên Chúa truyền dạy cho người Do Thái giết một con cừu (chiên) để ăn tiệc mừng lấy máu cừu đó đánh dấu trên khung cửa nhà của họ. Và nhờ dấu máu đó mà thiên thần không hại đến gia đình họ.  Vì vậy, hình ảnh con chiên Vượt Qua biểu hiệu tình yêu nhân hậu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
                Hình ảnh thứ ba: Cuối cùng, hình ảnh một con chiên ngoan ngoãn, đi âm thầm và bị giết là một trong những hình ảnh được mô tả Đấng Cứu Thế đến. Chúa đã hy sinh và chịu chết cho tội lỗi của dân Do Thái, Ngài tẩy sạch tội trần gian bằng sự vâng phục và sư đau khổ của Ngài. Và bằng cách đó, gọi Chúa Giêsu là "Chiên Thiên Chúa",  thánh Gioan nhắc nhở chúng ta rằng tất cả các biểu tượng Cựu Ước đã hướng về Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Rỗi của Nhân loại. Đôi khi những điều này giúp cho chúng ta để nhớ đến những điều cơ bản về đức tin chúng ta. Loài người chúng ta được tạo ra để sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, trong Ngài mà chúng ta tìm thấy được hạnh phúc. Đây là mục đích cơ bản của chúng ta trong cuộc sống, đó là lý do không có gì khác trên thế giới này có thể đáp ứng được những sự thèm khát và ham muốn sâu xa nhất của chúng ta. Vì sự ham muốn đó sẽ không phải tiền, bởi vì tiền xài rồi sẽ hết. Không phải niềm vui, bởi vì niềm vui rồi cũng biến mất. Không phải quyền lực, bởi vì quyền lực cũng sẽ suy đồi và mất hết.
                m hồn của chúng ta đã được tạo dựng quý hơn trong tất cả những điều đó. Tâm hồn chúng ta đã được tạo dựng để yêu và được yêu với một tình yêu vĩnh cửu, tình yêu này chỉ có thể đến từ Thiên Chúa. Nhưng Adam và Eve đã chối bỏ Thiên Chúa và xa ngã, loài người đã trở nên lạc lõng, bơ vơ rơi vào sức mạnh của ma quỷ.   Con người chúng ta không thể tự cứu mình được , vì vậy chính Chúa Giêsu đã phải đến để cứu chúng ta. Như một con người có thân xác đích thực như chúng ta cũng là Thiên Chúa thật, Ngài đã có thể chấm dứt cuộc nổi dậy của nhân loại loài người chống lại Thiên Chúa thiết lập lại sự hiệp thông giữa con người  chúng ta với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tự dâng hiến chính mình cứu  chuộc chúng ta . Bằng cách đó, Ngài đã cho thấy chúng ta hai điều :
                - Đầu tiên , Chúa đã cho thấy mà không còn ngờ vực được, đó là không có gì chúng ta có thể dập tắt được tình yêu của Chúa ban cho chúng ta. Ngài đã chết cho chúng ta, trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, và như vậy, chúng ta không bao giờ có thể nghi ngờ tình yêu của Ngài cho chúng ta được.  Ngài yêu chúng ta  cho dù chúng ta là ai hay chúng ta chẳng là gì cà, nhưng Ngài sẽ luôn luôn yêu thương chúng ta. Chúng ta không bao giờ phải nghi ngờ điều đó. Chúng ta không bao giờ phải để cho bất cứ những điều gì xãy đến giữa chúng ta và Chúa Giêsu Kitô để ngăn cách tình yêu đó. Bất cứ khi nào chúng ta thấy mình nghi ngờ tình yêu hay lòng tốt của Chúa, chúng ta có thể chắc chắn rằng: những suy nghĩ đó là một sự cám dỗ của ma quỷ , nó không bao giờ có thể đến từ Thiên Chúa.
                - Thứ hai, bằng cách tự hiến chính mình để cứu rỗi chúng ta, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy con đường dẫn đến hạnh phúc. Chúng ta đã được tạo dựng ra không phải là để thưởng thức chính mình, nhưng để cho chính chúng ta có một  tình yêu trong ý nghĩa  đầy đủ trong Kitô giáo đó là biết hy sinh chính mạng sống của  mình cho Thiên Chúa và tha nhân, giống như Chúa Kitô. Chúa Kitô chinh phục tội lỗi và sự dữ bằng tình yêu thương, bằng cách cho chính mình cho người khác . Chúng ta cũng phải chiến đấu và phải thắng những tội lỗi của chúng ta mọi sự dữ trong cùng một cách như Chúa Kitô là bằng cách yêu thương,  bằng cách cho đi mà mà không cần tính toán, không cần trả lại và bởi vì sự tha thứ vô điều kiện. Chúa Kitô là Vua của chúng ta và lãnh đạo của chúng ta, và do đó để trở thành đối tượng trung thành và những người theo Chúa, chúng ta cũng nên mạnh dạn trở thành bầy chiên của Thiên Chúa, để cũng được cúng tế trên bàn thờ, trên thánh giá của chúng ta. Sự hy sinh quên chính mình để làm của lễ hiến đâng tình yêu này của Chúa Kitô chính là trọng tâm của đức tin của chúng ta Giáo Hội nhắc nhở chúng ta trong mỗi Thánh Lễ. Khi chúng ta cùng cầu nguyện , "Lạy Chiên Thiên Chúa , đấng gánh tội trần gian , xin thương xót chúng con. " Trong thánh lễ ngày hôm nay, chúng ta hãy dâng những lời cầu nguyện này từ tận trong đáy lòng chúng ta, trân trọng một cách chân thành dâng lên Chúa với hết vẻ đẹp ý nghĩa của chúng ta

No comments:

Post a Comment