Friday, September 4, 2015

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần 22 Thường Niên.

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần 22 Thường Niên.
Qua những hình ảnh trong Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca muốn truyền đạt đến với chúng ta cái ý nghĩa thực sự và bản chất của việc ăn chay qua cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và những người pharisêu.
Trong thời của Chúa Giêsu sống, và có lẽ ngay cả bây giờ, mọi người ăn chay và tập sống khổ hạnh như là một hình thức của lòng sùng kính Thiên Chúa. Ngày nay, có lẽ chúng ta ăn chay là vì đó là một phần truyền thống của Giáo hội và luật của hội thánh được truyền lại qua nhiều thế kỷ? Đối với người Do Thái, ăn chay là một phần của truyền thống đức tin của họ, một hình thức thực hành việc sám hối hay là một sự chuẩn bị tinh thần để đón Đấng Thiên Sai mà họ mong ước như đã hứa trong Kinh Thánh. Vì vậy trong sự hiện diện của Đấng thiên Sai thì phải nên có sự vui mừng thay vì phải ăn chay.
            Mặt khác, qua những thời đại người Kitô hữu chúng ta , xem ăn chay như một hình thức sám hối hoặc từ bỏ mọi sự để làm cho tâm hồn được trống rỗng, sạch sẽ để được xứng đáng để đón nhận Chúa dù là Chúa trong Thánh Thể,  hoặc như việc ăn chay trong Mùa Chay là để chúng ta chuẩn bị cho Ngày tưởng nhớ đến ngày Tam Nhật Phục Sinh.
Trong bài dụ ngôn về bầu da đựng rượu, Chúa như muốn thử thách chúng ta; nếu chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận "Tin Mừng” như đã được rao giảng cho chúng ta, đó chính là cuộc sống và con người của Chúa Giêsu hay chúng ta vẫn tiếp tục sống và hài lòng với "rượu cũ"? Những gì sẽ là phản ứng của chúng ta với những tình huống mới trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã sắp đặt trước chúng ta?. Liệu hôm nay, chúng ta sẽ còn tiếp tục với "rượu cũ", bám víu vào những thứ cổ xưa?
Hôm nay, có phải chúng ta đang tiếp tục với "rượu cũ"?,  sống trong sự ích kỷ, tham lam như những người khác, những người chưa biết Chúa? Hoặc chúng ta sẽ mở rộng trái tim và tâm hồn của chúng ta để phân biệt và nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta đi đến một hướng đi mới như là biểu tượng của “rượu mới” trong bầu da mới” trong phúc âm?

Reflection:
     In today's gospel scene, Luke wants to convey to his readers the real meaning and essence of fasting through the dialogue between Jesus and some of his detractors.
In Jesus' time, and perhaps even today, people follow the fasting and ascetic practices as a form of devotion. Do we fast because they are part of our church tradition and laws which are handed down through the centuries? For the Jews, fasting is part of their faith tradition, a form of penitential practice or a spiritual preparation as they long for the Messiah promised in their scriptures. Therefore in the presence of the Messiah, there should be rejoicing instead of fasting.
On the other hand, Christians through the ages see fasting as a form of denial or emptying of ourselves to better dispose us to receive the Lord whether in Holy Communion or as a Lenten practice leading to our celebration of the Easter Triduum. On the discourse about the wineskins, the evangelist challenges his readers if they are willing to accept the "good news" as proclaimed to them in Jesus' life and person or would they continue to be satisfied with the "old wine"?
Today, what would be your response to new situations in your life which the Lord puts before you? Shall you continue with the "old wine"? Or will you open your heart and mind to discern if God is calling you, leading you to a new direction symbolized by the new wine in new wineskins in the gospel?   


No comments:

Post a Comment