Thưa Quý Cụ quý ông bà và anh
chị em,
Hôm nay chúng ta mừng kính trọng
thể Lễ
Chúa Ba Ngôi, Trong dịp này Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta cái tầm quan trọng về tín điều Một Thiên
Chúa Ba Ngôi cho đức tin của chúng ta. Ngay từ lúc bắt đầu cuộc sống Kitô hữu của chúng ta, nghĩa là ngay
sau khi chúng ta nhận được phép Rửa,
chúng ta đã được đóng ấn với nhân danh của Thiên Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Tín điều một Chúa Ba Ngôi biểu hiệu tầm quan trọng rất đặc biệt, bởi vì Giáo Hội đặt niềm tin trong sự độc nhất này, đây là một mầu nhiệm tuyệt vời: một Thiên Chúa, trong ba ngôi.
Trong
sách Giáo lý Công giáo cho biết, " Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là
mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống ki-tô hữu. Ðây là mầu nhiệm về đời
sống nội tại của Thiên Chúa." (CCC 234); Thiên
Chúa là "một, nhưng không đơn độc" như trong Kinh Tin Kính Nicea trong thế kỷ thứ
tư được đọc: "Nhờ Đức Kitô và
Thánh Thần của Người, chúng ta đã đến để
biết rằng trong Thiên Chúa
có Ba Ngôi; mỗi Ngôi thứ đều là Thiên Chúa, và sự khác biệt duy nhất
giữa ba ngôi, chính là mối quan hệ
của Ba Ngôi.
Qua bài đọc thứ nhất trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 4:32-34
and 39-40), Đức Chúa Cha là một trong Ba Ngôi hiện diện trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong bài đọc thứ hai, được trích trong thư gửi tín hữu Rôma, (Rom 8:. 14-17),
chúng ta được nghe đến
Thần Khí của Thiên Chúa, sự hiện
diện của Thiên Chúa Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Và trong đoạn Tin Mừng Thánh Matthew chúng ta đã nghe hôm nay (Mt. 28: 16-20),
nói về sự hiện diện của Ngôi thứ Hai trong Thiên Chúa Ba Ngôi, là Chúa Giêsu
Kitô, Người là hiện thân của Thiên Chúa. Và cũng
trong bài Tin Mừng, chúng ta đã nghe: Chúa
Giêsu đã sai các môn đệ của Ngài ra đi và làm phép Rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Những lời này cũng là những lời mà các Giám
mục hay linh mục dùng khi ban phép lành cho giáo dân và khi ban hành các bí tích.
Với những bằng chứng này,
chúng ta đã thấy rất rõ ràng
là có sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng chỉ có một Thiên Chúa. Hơn hai
ngàn năm qua, nhiều người đã cố gắng tìm cách giải thích về mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng vẫn chưa có ai đã tìm được câu trả lời. Điều này cho thấy rằng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi rất quan trọng, quan trọng hơn tất cả những mầu nhiệm khác trong Giáo hội Công giáo,
và mầu
nhiệm Một Chúa Ba
Ngôi này không thể nào có thể bị phá vỡ. Vì vậy,
làm thế nào để chúng ta có thể giải
thích được Thiên Chúa Ba Ngôi?
Chắc chắn rằng trong những năm qua, chúng ta đã nghe rất nhiều những giải thích khác nhau và có thể
chấp nhận được.
Ví dụ như một quả trứng gà, quả trứng này có ba phần là vỏ trứng,
lòng trắng và lòng đỏ của quả
trứng. Khi chúng ta
nhìn vào quả trứng, chúng ta biết rằng quả trứng
này có lòng trắng và lòng đỏ trong quả
trứng, nhưng chúng ta không thể nhìn
thấy lòng đỏ và lòng trắng ngoại trừ khi chúng ta đập bể quả trứng.
So sánh điều này với Thiên Chúa, quả trứng tượng trưng cho Thiên Chúa. Vỏ trứng ở ngoài bao bọc lòng đỏ và lòng trắng bên trong, nên chúng ta có thể nhìn thấy, và sò mó được, Vỏ trứng này có thể tượng trưng cho Chúa Con, Thiên Chúa nhập thể qua Đức Giêsu. Còn lòng trắng bên trong của quả trứng tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Và lòng
đỏ thì tượng trưng cho Thiên Chúa Cha. Cả hai,
Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đã ẩn dấu khỏi cái tầm mắt của chúng ta giống như lòng trắng và lòng đỏ của quả
trứng.. tất nhiên trừ khi, chúng ta đập vỡ quả trứng ra. Chúng ta sẽ thấy được tất cả.
Những loại giải thích này đã được phổ biến khá lâu, lời giải thích này rất dể hiểu và rất đơn giản. Đây là một lời giải thích rất đơn giản về Ba Ngôi Thiên Chúa và chúng ta có
thể thấy được là ba phần tử trong quả trứng này đã liên
kết với nhau thành một quả trứng và
hộ trợ với nhau.
Thánh Gioan đã mô tả trong một lá thư của ngài, ngài
viết rất đơn sơ, ngắn gọn "Thiên Chúa là Tình Yêu." Và thông qua các nhà thần học và các
thánh đã giúp cho chúng ta
nhìn thấy được một
cách rất rõ ràng là ngay trong trái
tim sâu thẳm nhất của Thiên Chúa,
Thiên Chúa là sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa trong một tình yêu.
Hãy nhớ rằng, con người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa rằng tất cả
chúng ta đã được tạo dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong hình
ảnh của Thiên Chúa là tình yêu. Vì vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi đã cho chúng ta biết được cái ý nghĩa về cuộc sống của chúng ta.
Ý nghĩa này giúp cho chúng ta biết rằng chúng ta được tác tạo để chia sẻ trong cuộc sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta được tác tạo để sống một cuộc sống của
Thiên Chúa trong thế giới này, như là con cái của Thiên Chúa, như là đền thờ của
Chúa Thánh Thần. Đấy mới thực sự là căn bản cho đời sống Kitô hữu của chúng ta. Chúa Giêsu đã nói rằng nếu chúng ta yêu mến Ngài và giữ các điều răn của Ngài, Thì Thiên Chúa, Chúa Ba Ngôi sẽ đến và làm chốn cư ngự của Ngài trong chúng
ta.
Thánh Phaolô đã từng nói, chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa hằng
sống. Đó là sự thật. Thiên Chúa đang cư ngụ trong mỗi người chúng ta bởi ân sủng của Ngài!
Trong dịp Đại Lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo hội
muốn kêu gọi chúng ta thực sự tin tưởng
vào Thiên Chúa Ba Ngôi và sống với một nhận thức rõ hơn về một Thiên Chúa có thật, và sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi ở giữa chúng ta. Chúng ta có thể nói chuyện với Thiên Chúa bất cứ lúc nào một cách cá nhân, với một cuộc trò chuyện thân mật. Ngài không cần chúng ta nói to tiếng, nói nhiều, chúng ta có thể nới với ngài
bằng những tiếng thì thầm, nhỏ nhẹ, Ngài vẫn nghe chúng ta. Chúng ta có thể đến với Ngài để được giúp đỡ, với tất cả nguồn cảm hứng và bất cứ lúc nào.
Thật là một cảm nghiệm tuyệt vời
vì chúng ta có thể nói chuyện với
Thiên Chúa là Cha yêu thương của chúng
ta.
Điều đó chứng tỏ là chúng ta có thể đi cùng một bước với Chúa Giêsu như người anh của chúng ta. Và
chúng ta có thể sống bằng ánh sáng và những ân sũng của Chúa Thánh Thần trong tình yêu của Thiên Chúa Ba ngôi.
Vì thế, trong Thánh Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay và tất cả những
ngày trong tuần lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa Ba Ngôi ban cho
chúng ta những ân sủng để làm sâu sắc thêm sự
nhận thức của chúng ta về tình yêu
thương và sự hiện diện của Thiên
Chúa Ba Ngôi trong linh hồn chúng ta.
No comments:
Post a Comment