Trong
bài Tin Mừng hôm nay, hai lần Chúa Giêsu đã xin chúng ta hãy yêu mến kẻ thù của
chúng ta:"Thầy nói với anh em là: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh
em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh
em." (Lc 6:27-28) Đó là một điều răn có vẻ rất khó để thực hành và tuân
theo: làm thế nào chúng ta có thể yêu những người không yêu thương chúng ta?
Hơn thế nữa, làm thế nào chúng ta có thể yêu được những người mà chúng ta biết
chắc chắn là đang thù ghét chúng ta? Để yêu được như thế lẽ tất nhiên chúng ta
cần phải có được ân sũng do Thiên Chúa ban cho, và chúng ta cũng phải biết mở
rộng tâm hồn và trái tim của chúng ta để đón nhận ân sũng của tình yêu ấy. Hơn nữa, yêu thương kẻ thù của chúng ta, có lẽ là điều khôn ngoan nhất để làm theo
quan điểm của con người: kẻ thù của chúng ta sẽ cảm thấy không còn vũ khí nữa
để chống lại, và tình yêu ấy có thể là điều kiện nhất định khiến cho con người
tránh được thù hận trong lòng của chúng ta. Phù hợp với những điều ở trên, Chúa
Giêsu đã nói rằng: "Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia
nữa" (Lc 6:29). Điều này có thể được giải thích như một anh hùng quá mức.
Nhưng, những gì Chúa Giêsu đã làm khi Ngài bị đánh đập trong ngày khổ nạn của
Ngài? chắc chắn là Ngài đã không đánh trả lại, nhưng với sự kiên quyết đầy lòng
bác ái ấy thật sự tuyệt vời.
Tất cả các tôn giáo đều dạy chúng ta
là:"Đừng nên làm cho người ta (tha nhân) những điều gì mà bạn không muốn
người khác làm cho bạn". Tuy nhiên, chỉ có Chúa Giêsu là người duy nhất
đến và thực hành điều đó một cách tích cực: "Anh em muốn người ta làm gì
cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy." (Lc 6:31). Nguyên tắc này là nguyên tắc chính
cho tất cả đạo đức và luân lý. Thánh
Gioan Kim Khẩu (Chrysostom) nói: "Còn nhiều hơn thế, đối với Chúa Giêsu
không những chỉ nói:" Cầu chúc những sự tốt lành cho người khác ",
nhưng " còn phải làm những điều tốt cho người khác nữa ", đây là lý
do tại sao, những câu châm ngôn ngọc vàng của Chúa Giêsu đã được đề xuất không
thể còn mãi trong mơ tưởng, nhưng nó phải được đem ra thực thành bằng hành
động.
No comments:
Post a Comment