Friday, September 6, 2013

Suy Niệm Tin Mừng Luke 6:1-5 - Thứ Bẩy Tuần 22 Thường Niên



Luật pháp được ban hành bởi vì chúng ta cần có kỷ luật và trật tự chung. Luật pháp cũng được ban hành để hướng dẫn cho nhân dân biết những gì nên và không nên làm. Đó là những nguyên nhân căn bản lý do tại sao pháp luật đã được viết ra. Khi người Do Thái rời khỏi đất Ai Cập về miền đất hứa, họ đã luôn phàn nàn về cuộc sống rất khó khăn trên đường về đất Hứa,  Vì họ đã sống cuộc đời nô lệ đã quen nên họ gặp những khó khăn, rồi bướng bỉnh khi được sống  một cuộc sống tự do. Do đó, Thiên Chúa đã cho Môisen viết ra mười điều răn để dậy dỗ và làm cho cuộc sống của họ được trật tự hơn. Nhưng sau này các kinh sư, luật sĩ và ngưới Biệt Phái đã vẽ thêm nhiều luật lệ rừng vô lỳ khác để cai trị và bốc lột dân Do Thái trong những thời điểm này chẳng khác gì như đảng đảng Cộng Sản VN hiện tại. Cũng như CSVN, Người Biệt Phái các kinh sư, luật sĩ thực hành nghiêm túc các luật này để thể hiện sự thống trị, hà hiếp tạo ưu thế riêng cho họ. Nhưng hôm nay, Chúa Giêsu đã nhìn thấy tất cả những mưu đồ xấu của những người Biệt Phái. "giúp người ngày Sa-bát là bất hợp pháp là có tội?"  Trong tình hình hiện nay của chúng ta, có phải chúng ta sẽ lãnh đạm với những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta, vì pháp luật không cho phép chúng ta phải làm ?. Đó là tự do???

Nền tảng cho tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta phải là tình yêu của Thiên Chúa. Công lý và lòng nhân từ phải được rộng ban cho tất cả mọi người. Tất cả các luật lệ, hay pháp lệnh phải theo các điều căn bản, không nên nhỏ mọn, không được qua khắt khe, luật lệ cũng không phải là để thống trị. Các nhà lãnh đạo, bất cứ trong một chế độ chính trị nào, cần phải cân nhắc và phát thảo một luật pháp đựa trên căn bản bằng tình yêu Thiên Chúa. luật pháp không nên quá mang nặng tính pháp lý, nên đơn giản. Chúa Giêsu đã đưa bàn tay của Ngài để chữa trị các bệnh nhân trong ngày Sa-bát. David đã vào nhà Chúa đưa bàn tay lấy bánh ăn. Điều quan trọng là hành động của họ đã làm tốt cho người khác. Chúa Giêsu làm cho một người bệnh được chữa lành, David đã có thể dẫn binh ra chiến trận và chiến thắng. Vì thế trong tinh thần này mà chúng ta nên áp dụng cho sống cuộc sống của chúng ta. Tuân theo luật pháp vì chúng được ban ra cho chúng ta với phúc lành của Thiên Chúa. Nhưng, chúng ta cũng nên nhìn vào những bản lý do tại sao những luật này đã được ban hành.


REFLECTION
Laws are enacted because we need order. They are also enacted to spell out to the people what should and shouldn't be done. There are bases and reasons why laws are written. When the Israelites left Egypt for the Promised Land, they were always griping how life was so hard. Since they had lived a lifetime of bondage, they had difficulty adjusting to a life of freedom. Thus, Moses wrote down laws to make it easier for them. Later on it was these Mosaic Laws that governed the
Israelites to the point that their lives were constricted by them. The Pharisees and the Scribes strictly enforced these laws to show their dominance and superiority.  But Jesus saw through the motives of the Pharisees. "Is it unlawful to help people on the Sabbath?" In our present situation, are we going to be indifferent to what is happening around us because the law disallows us to do something?
            The basis for everything in our life should be God's love. Justice and mercy are ex tended to everyone. All laws and ordinances follow these bases, not pettiness, not superiority, nor dominance. Rulers, whatever their political systems are, should craft laws with God's love wrapped in it. They should not be too legalistic; they should be simple.  Jesus lifts his hand to cure the sick on the Sabbath. David picks up grains across a field of wheat. What matters is that their action has done good for others. Jesus makes a sick man well, David is able to lead his men to victory against a despotic ruler.
It is in this spirit that we should live our lives. Follow the laws for they were given to us with God's blessings. But, look to the bases and reasons why they were enacted.
 


No comments:

Post a Comment