"Hãy trả cho Hoàng
đế những gì thuộc về Hoàng
đế và trả cho
Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa."
Quý vị đã nghỉ như thế nào
về ý nghĩa lời của Chúa Giêsu khi Ngài đã trả lời bọn người Biệt
Phái và nhóm người Hêrôđê trong đoạn đoạn Tin Mừng ngày hôm nay?
Có phải đây là một sự
dung hoà tương quan
thích hợp giữa giáo hội và nhà
nước ? Có
phải Chúa
Giêsu có ý nói là hãy chia một phần
cho Hoàng đế và một phần cho Thiên Chúa ? như trò chơi của chúng ta ngày còn bé .. một đồng cho hoàng đế và một đồng cho Thiên Chúa?
Thật
sự Chúa Giêsu khó
có thể có một ý tưởng như thế, bời vì có một số vật
chất thuộc về Hoàng đế và có những thứ khác
thuộc về Thiên Chúa, Có lẽ đây sẽ là một đề nghị rất
thực tế để
phân chia các vật thể thế tục và thiêng liêng, như thế là
những điều chúng ta có
bổn phận làm
cho Nhà nước thì
cũng không có gì để dính níu đến việc làm với Thiên
Chúa.
Và nếu
chúng ta nghĩ như thế thì chắc chắn là không được ổn cho lắm. Vì cuộc sống là một kết hợp con ngưởi với Thiên Chúa mà không có sự phân chia. Trong ý nghĩa sâu sắc nhất mà Chúa muốn nói là: tất cả mọi thứ thuộc về Thiên Chúa. Vì vậy, câu
trả lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm này có Ý nghĩa là gì
cho chúng ta?
Trước tiên,
chúng ta phải biết rằng các câu hỏi của những người
Biệt Phái là một cái bẫy: "Có được phép để nộp thuế cho Hoàng đế hay không?"
-
Nếu Chúa Giêsu trả lời "có" Thì chính Ngài đã đồng ý và chấp nhận sự đô hộ của đế quốc La Mã trong sự thống trị dân Do Thái và lý
do đó Ngài sẽ bị mất niềm tin với những người yêu nước Do Thái.
- Nếu Ngài nói "không"
thì chính Ngài phải gặp rắc rối với chính quyền đế quốc La Mã vì tội
chống đối nhà cầm quyền. Như thế bọn người này chắc
chắn là Chúa
Giêsu sẽ bị rơi vào một trong hai cái bẫy
đó?
Với
sự khôn ngoan, Chúa
Giêsu đã nhận ra
được cái ác ý của họ. Vì thế, Chúa Giêsu đã xin họ cho xem một đồng
tiền để nộp thuế và hỏi
họ: "Hình
và danh hiệu của ai trong đồng tiền này?" (Mt. 22:20)
Họ trả lời: "đó là của Hoàng đế ."
Thưa
quý vị, bài học mà Chúa Giêsu
đã dạy cho họ 2000 năm trước,
vẫn còn có giá trị chúng ta đến hôm nay.
“Những gì thuộc về Hoàng đế, hãy trả lại cho Hoàng đế, và những gì thuộc về Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.”
Qua câu trả lời trên, chúng ta phải nhận thấy rằng, mỗi
một người Kitô hữu
chúng đang đang sống thì nắm giữ hai quốc
tịch củng một lúc, mỗi một quốc tịch, trong đó, chúng ta
có những quyền lợi riêng và cũng như phải
có những nghĩa vụ riêng của mình.
Khi
chúng ta được sinh ra, chúng ta là công dân của một quốc
gia trần thế; Khi được chịu phép rửa
tội, thì chúng ta
lại được làm công dân của nước Trời. Đôi khi cả hai quyền trong hai
quốc tịch cùng đi song đôi, nhưng cuối cùng, thì
cái quyền công dân trần thế của chúng ta sẽ bị kết thúc, trong khi
quyền công dân của nước Trời của chúng ta sẽ kéo dài mãi mãi.
Vậy chúng ta hãy thử nghĩ, làm công dân hay mang quốc tịch nào quan trọng hơn.?
Qua bao nhiêu thế kỷ, Gương của các thánh và các vị tử đạo đã dạy
chúng ta rằng, nếu có bao giờ
chúng ta buộc phải lựa chọn một giữa hai; Nếu có bao giờ hoàng đế đã cố; để đoạt
những gì thuộc về Thiên Chúa, chúng ta cần phải trung thành với sự thật, với quê hương vĩnh
cửu của chúng ta, ngay cả khi chúng ta phải chịu những hậu quả đau đớn ngay trên cái thế
giới vật chất này. Chúng ta hãy nhìn đến
những gương anh dũng của cha ông chúng ta là các thánh tử đạo Việt Nam, những
người đã tình nguyện hy sinh mạng sống của mình để đánh đổi lấy sự sống và quyến
công dân vinh cửu trên trời
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở chúng
ta là phải sống xứng đáng và phải có trách nhiệm với cả hai quốc tịch của chúng
ta. Nhưng phải làm thế nào để chúng ta
có thể làm điều đó?
“ Hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.”
Ngay trong những trang đầu của Kinh Thánh có viết: ”Tất cả những gì chúng
ta đã có, những gì chúng ta đang
có, và tất cả những gì chúng ta sẽ có đều được do Thiên
Chúa ban cho chúng ta. “. Cũng như đồng xu La Mã mang
hình ảnh của Hoàng đế, (người đã làm cho nó) thì đồng tiền đó là quyền sở hữu của Hoàng đế. Vì thế, qua sách sáng thế ký, chúng ta biết là
con người chúng ta được tạo dựng nên và được mang "hình ảnh" của Thiên
Chúa ( Sáng thế ký 1:26) Là Đấng sáng tạo muôn loài, và cũng là Cha
của chúng ta. Ngài đã đem mỗi người chúng ta vào sự hiện diện và Ngài cũng muốn mỗi người chúng ta được tồn tại, để
chúng ta có thể nhập và phát triển
trong một mối quan hệ mật thiết với Ngài. Đấy là mục đích của cuộc sống chúng ta là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, bắt đầu từ bây giờ và dẫn vào sự sống
đời đời ngày sau.
Trong
Sách Giáo Lý
Công Giáo đoạn (#
44): có nói "Đến từ Thiên Chúa, đi về với Thiên Chúa, con người sống một cuộc sống
đầy đủ của con người chỉ có tự do nếu người ấy
thực sự sống trong sự liên kết với Thiên Chúa." Tự do sống trong sự liên kết của chúng ta với
Thiên Chúa có nghĩa là sống như ý Ngài đã tạo ra chúng ta. Và Ngài đã cho chúng ta biết, là phải làm thế
nào để làm được điều đó. Bằng cách chính Ngài đã sai Con một của Ngài để làm gương cho
đời sống Kitô hữu của chúng ta, và để làm bạn với
mỗi tâm hồn của chúng ta. Và như vậy, “Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”
có nghĩa là: Chúng ta phải: Tuân theo những điều răn của Chúa đã ban, theo gương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, Người anh cả của chúng ta, và tuân theo những lời giáo huấn trong
Giáo Hội của Ngài.
Nếu như chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa và giữ
10 điều răn của Ngài, như thể chúng ta sẽ
là một loại người trộm cắp
tinh thần, giống như ăn cắp tiền của Hoàng đế.
Nhiệm
vụ của
công dân trần thế của chúng ta rất là thực
tế, mặc dù nó sẽ chỉ kéo dài trong suốt cuộc đời của chúng ta ở trần thế này thôi, và không sẽ được
tồn tại mãi mãi. Khi Chúa Giêsu đã tóm tắt: "Hãy trả Hoàng đế những
gì thuộc về Hoàng đế". Hoàng đế Xêda ở đây, trong
trường hợp này tượng trưng cho cộng
đồng dân sự hay chính trị mà
chúng ta đang sống.
Khi Thiên Chúa tạo dựng ra chúng
ta, Ngài đã không tạo ra chúng ta
giống như cây dương xỉ; để sống tự túc một
mình. Nhưng thay vào đó, Ngài đã
tạo ra chúng ta trong một xã hội
có tập thể, mọi người đều sống nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau. Bản chất của con người của chúng ta là đòi hỏi
được sống với cộng đồng; chúng ta chỉ cần nhìn vào một em bé mới sinh. Chúng ta thử coi, là
chúng ta phải mất bao lâu để nuôi nấng, dậy dỗ đễ cho nó được trưởng thành và trở nên một con
người có khả năng tự lập?. Chúng ta có thấy rằng thời gian đó có lâu hơn so với bất cứ một loài động vật có vú
khác trên hành tinh.
Về
khía cạnh
thiên nhiên của xã hội chúng tôi đang sống
cũng là một phần mà chúng ta được
tạo theo hình ảnh
của Thiên Chúa. Như chúng ta biết, qua sự mặc khải mà Chúa Kitô đã cho chúng ta biết rằng Thiên
Chúa có cả hai, một và ba: Thiên Chúa có một bản chất của Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu vĩnh cửu giữa Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Và chính nhờ thế mà chúng ta được sống một cuộc
sống của con người với sự đầy đủ,
chúng ta hình dung là chúng ta ở trong cộng đồng Thiên Chúa;
chúng ta phải là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng mà chúng ta đang sống. Các cộng đồng đến với nhau để hình thành một xã hội dân sự, và qua xã hội này giúp cho chúng ta có rất nhiều quyền lợi hữu ích: như bảo vệ an ninh công cộng, cung cấp các dịch vụ công
cộng, và các cơ hội để phát triển
cá nhân và gia đình.
Và
như vậy,
bổn phận chính và đúng đắn với sự công bằng của chúng ta
phải biết đáp trả cho
xã hội của chúng ta sống qua sự vâng phục,
tuân theo pháp luật và đóng góp
tích cực trong các chương trình phát triển xã hội và cộng đồng như bổn phận
đóng Thuế và đi bầu của chúng ta. Trong ý nghĩa này, lòng yêu nước là một đức tính mà mọi
Kitô hữu phải vượt trội; chúng ta sẽ là những công dân đáng tin cậy
và trung thành nhất của tổ quốc.
Là Người Kitô hữu
chúng ta có bổn phận với Thiên Chúa và bỗn phận với xã hội trần thế, Đây la
ý nghĩa câu trả lời mà Chúa Giêsu đã trả lời cho câu hỏi của bọn người
Pharêsêu.. Đây cũng
là những gì Đức Maria, Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa, đã làm trong suộc cuộc sống của Mẹ trên trần thế này. Và
thậm chí, còn hơn thế nữa, trong sự kiện tuyệt vời đó chính là mầu nhiệm Nhập Thể của Con
Thiên Chúa, Đức Maria tuyên bố sự vâng
phục của mình và đạt trọn niềm tin vào sự mặc khải của
Thiên Chúa: "tôi
đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền"."(Lc 1:38) Đức
Maria đã mang Chúa Giêsu trong thân thể của mình, như mẹ
cũng đã
mang Chúa trong linh
hồn của mẹ. Như vậy Đức Maria kết hợp với Chúa Giêsu cả hai trong tâm linh và trong sự hữuhình . Đức maria không ngừng tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa và theo luật Moisen
cũng như luật định của xã hội thời đấy.. Xin Mẹ Maria là mô hình
của chúng ta khi chúng tôi tham gia vào Bí tích Thánh Thể
hôm nay!.
No comments:
Post a Comment