"Bạn
có muốn được chữa lành
không?" Đây là một câu hỏi quan
trọng . Theo Phúc âm, người
bại liệt không xin Chúa
Giêsu giúp chữa lành.
Có lẽ ông ta chỉ người ăn xin và ông ta có thể bị mất thu nhập, mất lợi nhuận lớn
nếu ông đã được chữa khỏi
bệnh bại liệt của ông trong thời gian này,
hoặc có thể
ông ta đã hết hy
vọng và mất hết ý chí trong việc
tin việc được
chữa khỏi bị liệt.
Ông ta không nhận thấy
nơi Chúa Giêsu có gì đặc biệt như
một thầy Thuốc có tiềm năng chữa lành, Trong
lòng trí của ông lúc này chỉ
biết chú tâm tới sức mạnh và phép lạ chữa lành của nước trong hố Bethzada. Mặc dù người bại liệt không
tỏ lòng tin, không xin Chúa Giêsu chữa lành cho anh ta, Nhưng Chúa Giêsu vẫn chữa lành anh ta để tỏ ra cái uy quyền của Thiên Chúa với lòng
nhân từ và hay thương xót, để cho thấy răng Chúa có quyền thứ tha tội lỗi và
ban ơn lành của Ngài đến cho mọi người.
Tuy nhiên, điều này đã không làm cho người Pha-ri-si hài lòng vì Chúa
đã chữa bệnh trong
ngày Sa-bát. Đối với họ những hậu quả đời đời của tội lỗi thì nghiêm trọng hơn so với bất kỳ căn bệnh
thể chất nào.
Đôi
khi chúng ta cũng giống như người Do Thái và Pharisi trên đã coi tầm quan trọng
bên ngoài? Có phải chúng ta đang làm nô lệ cho các bản chất bên ngoài và tuân
theo cái bản chất đó mà quên đi những ý nghĩa giá trị và lời Chúa dạy trong
phúc âm. Chúng ta cần phải vượt quá sự tuân thủ các quy tắc thuần túy và xem
xét lại những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta với ý nghĩa sâu sắc hơn. Trong
Mùa Chay này, chúng ta hãy lấy thời gian để xem xét hay kiểm tra mối quan hệ
giữa của chúng ta với Thiên Chúa được phản ảnh trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Hãy xét mình coi, có lĩnh vực nào trong cuộc sống của chúng ta cần sự
chữa lành? "Lạy Chúa, chúng tôi muốn được chữa lành tâm hồn đang bại liệt
của chúng con.”
No comments:
Post a Comment