Trong năm phụng vụ, có lẽ chúng ta đã cử
hành mừng Lễ này hai lần. Hai lần mừng kính trong năm với cùng một chủ đề về bí
tích Thánh Thể hay Mình và Máu Thánh Chúa . Chúng ta không cần phải dành nhiều
thời giờ để tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của Thánh Lễ này nhưng thay vào đó,
chúng ta nên tìm hiểu để khám phá sự khôn ngoan đằng sau cái thực tế này. Vào
ngày thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Thánh lễ Tiệc Ly, để tưởng nhớ khi
Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta món quà quý giá đó là Bí Tích Thánh Thể. Hôm nay
chúng ta cũng mừng kính Lễ Mình và Máu Thánh Chúa với lòng cung kính và biết ơn
trong cùng một mầu nhiệm đó: Đó là Thánh Thể.
Chúng ta có thể
hiểu được sự kết nối của hai ngày lễ này theo cách như sau: Thứ Năm Tuần Thánh
chúng ta cử hành thánh lễ để đánh dấu một kỷ niệm của sự kiện. Lễ kỷ niệm đó là
một sự kiện trong nhiều sự kiện mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ, và phần nào
đó có thể bị lu mờ bởi việc cử hành cuộc khổ nạn Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu
Tuần Thánh và việc Chúa Sống lai trong Lễ Phục Sinh.
Đây là sự khôn
ngoan của hội thánh, vì đã biết dành một thời gian khác để toàn giáo hội có một
cơ hội để suy niệm và tưởng nhớ về mầu nhiệm Thánh Thể với lòng biết ơn về ý
nghĩa của sự kiện Thánh Thể này và do đó giúp chúng ta thấu hiểu một cách sâu đậm
thêm hơn và đánh giá cao về món quà Thánh Thể tuyệt vời mà Chúa Giêsu Kitô đã để
lại cho chúng ta. Trên thực tế, mỗi lần chúng ta cử hành Thánh Lễ, trong mầu
nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu đã tự hủy thiên tính của Người và trở nên con người
như chúng ta. Trong Bữa Tiệc Ly, Ngài lại một lần nữa đã tự hủy chính mình cho
chúng ta để trở thành bánh trường sinh và chén cứu độ chúng ta.
Thánh Phaolô nói với chúng ta qua thơ gởi
cho dân thành Corintô "Ðức
Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta." (1
Corinthians5: 7). Thánh Phaolô vang lên những lời của Thánh Gioan Tẩy Giả đã gọi
Chúa Giêsu là "Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian" (Ga 1:29). ).
Chúa Giêsu đã tự hiến mình làm của lễ và hy sinh, một món quà thực sự đã làm đẹp
lòng Chúa Cha. Ngài "dâng chính mìnhvới không tì vết tội lỗi choi Thiên
Chúa" (Dt 9:14) và "đã tự hiến tế chính mình làm hy lễ dâng lên
Chúa" (Eph 5:2).
Lạy Chúa
Giêsu, khi chúng con nhận Bí Tích Thánh Thể, xin cho chúng con được lấp đầy tâm
hồn chúng con với lòng biết ơn to lớn và để chúng con được tăng cường lòng yêu
thương và phục vụ Chúa trong tất cả mọi sự.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể đặt một
câu hỏi: Tại sao người Biệt phái Do Thái lại mời Chúa Giêsu đến nhà dự một bữa
ăn tối trong nhà ông một cách công khai? những lại đổi đối xử với Chúa một cách
kém lịch thiệp và thiếu tế nhị theo như phong tục người Do thái? Simon (người biệt phái) rất có có thể là một
nhà sưu tập nổi tiếng, ông ta thường lui
tới Chúa Giêsu bởi vì Chúa Giêsu quá nỗi tiếng và phần đông dân chúng rất kính
trọng Ngài, nên muốn lấy lòng với đám dân chúng trong vùng để gây uy tín cho
chính mình nên đã mời Chúa dự bữa cơm
tối tại nhà để gây sự cảm phục của dân chúng. Nhưng tại sao ông ta lại chỉ
trích tấm lòng thương xót và từ bi của Chúa Giêsu đối với một người phụ nữ nổi
tiếng là tội lỗi? Có lẽ vì có thể cô ta là một cô gái điếm, một trong những người mà những người biệt
phái đều xa lánh vì họ là "đám tội lỗi" công khai.
Vì
những hạnh độn của người biệt đó, nên Chúa Giêsu đã đem dụ ngôn hai người mắc
nợ để dạy người biệt phái chủ nhà và hiểu thêm
Bài dụ ngôn này. cũng tương tự như câu chuyện dụ ngôn "tên mắc nợ
không biết thương xót" (Mt 18:23-35), trong đó người đầy tớ đã được ông
chủ tha phần nợ rất to lớn, nhưng lại tõ ra hách dịch, có thái độ tàn nhẫn và
không biết khoan dung, độ lượng với người khác. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh rõ là
suối tình yêu vỹ đại phải được phát xuất từ một tâm hồn độ lượng, nhân ái biết
tha thứ. "Tình yêu bao trùm trên tất cả các tội lỗi" (1 Phêrô 4:8),
" " vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa"(1
Ga 4:7).
Sự
xa hoa của người phụ nữ biểu lộ tình yêu của cô
đối với Chúa, đó chính là bằng chứng rằng
cô đã làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sự tương phản rõ rệt về thái
độ giữa biệt phái tên Simon và người phụ nữ tội lỗi xấu xa, chứng minh cho chúng ta như thế nào thì có
thể chấp nhận hoặc từ chối lòng thương xót của Thiên Chúa. Người biệt phái Simon, người tự coi mình như một người đạo đức hơn người nên
ông ta không cần đến tình
yêu và lòng thương xót của Chúa.
Vì ông nghĩ mình là người biệt phái thì chính mình là người công chính
trong đám người do thái, thì không cần chi đến ân sủng và lòng thương xót của
Thiên Chúa nữa.
Qua
bài phúc âm hôm nay, chúng ta có nghĩ rằng chúng đi nhà thờ dự lễ, đọc kinh mỗi
ngày, chúng ta là người đạo đức. Nhưng thậ sự, chúng ta cũng chẳng khác gì
những người biệt phái trong bài phúc âm hôm nay, Chúng ta đạo đúc, hiểu biết
giáo lý giáo ly rất nhiều, nhưng chúng ta quên cách sống đạo vì đi lễ đọc kinh
hàng ngày chưa đủ, chúng ta cần phải biết cách sống làm đẹp lòng chúa, phải
biết yêu thương mọi người, biệt rộng lượng, biết thứ tha cho những người có lỗi
hay những người làm hại chúng ta… Xin Chúa cho chúng ta biết thống hối, ăn năn
và rộng lượng như người phụ nữ tội lỗi
biết ăn năn kia để chúng ta được gần Chúa hơn và biết làm sáng danh Chúa
qua những việc làm tầm thường nhỏ nhặt của chúng ta hơn là những việc làm đại
sự mà làm mất lòng Chúa như người biệt phái kia chỉ muốn mời Chúa tới nhà vì tư
lợi vì danh vọng riêng mà thôi..
No comments:
Post a Comment