Wednesday, July 9, 2014

Suy Niệm Tuần 11 Thường Niên (2014



Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần 11 Thường Niên
 
Thường chúng ta hay mơ ước một cái gì đó chỉ vì chúng ta không thể có nó được hay  nó thuộc về người khác. Nếu như mà những cái thứ đó nằm trong vòng tay với của chúng ta, có lẽ những cái đó sẽ không còn hấp dẫn đối với chúng ta nữa. Trong bài đọc thứ Nhất, chúng ta thấy Vua A-háp uớc muốn cái vườn nho của ông Na-bốt, và khi Na-bốt từ chối bán nó cho ông ta, Vì sự khát vọng nóng cháy tâm hồn vua AHáp, vì sư thất vọng đó đã khiến cho nhà vua đâm bịnh chán nản và cuối cùng đã dẫn đến việc giết người dân nghèo Na-bốt để chiếm của. Chúng ta có thể thấy chính mình là nạn nhân như Nabốt trong cuộc sống hiện tại ở Việt Nam. Hay chúng ta cũng có thể đang cũng giống như vua A hat, ỷ vào quyền lực, tiền bạc, thế lực của mình trong lúc thèm khát sở hữu của người khác để có lòng ước muốn cạnh tranh, rồi m cách cưỡng chiếm hay ăn cướp tài sản của người khác. Điều này chính là nguồn gốc và nguyên nhân của những cuộc tranh chấp trên thế giới. Khi chúng ta nhận ra khuynh hướng này trong chính chúng ta, chúng ta có thể tìm cách phá vỡ cái vòng luẩn quẩn để tránh những tai hại cho chính mình.
Hãy đưa cái má bên kia cho chúng, không chống lại những người muốn làm hại chúng ta, Hãy đi thêm vài dặm đường, hãy tự hiến cho người khác một cách tự do; đấy là những gì Chúa đã dạy chúng ta trong các bài Tin Mừng, Những điều thật là khó khăn cho chúng ta thực hiện. Những điều mà chúng ta coi như có vẻ không thực tế, vì chúng ta luôn có đầu óc tìm cách hay nghĩ đến những tình huống kháng cự hay trả thù. Nhưng Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta bài học và cho chúng ta những công cụ để phá vỡ cái lòng ích kỷ, và bạo lực để sống trong sự  an bình với và trong Thiên Chúa.
Trong cơ bản, Chúa muốn chúng ta quên đi những sự báo thù hay việc ăn thua đủ. Bằng mọi cách, Chúng ta cần phải đứng lên để bảo vệ cho công lý và cho những gì là sự thật, là chân lý, nhưng chúng ta không dùng đến sự hận thù và bạo lực. Vi đấy là những cách của thế giới mà chúng ta đang sống khi nhìn vào thế giới kinh hoàng mà con người chúng ta đã tạo ra! Khi chúng ta thấy  mình bị xúc phạm, bị hạ :bệ”, hay bị ngược đãi, Chúng ta phải biết cưỡng lại sự cám dỗ khi đáp ứng với lời nói hay những hành động hận thù. bằng tấm long biết thương yêu, biết tha thứ để để đem hòa bình cho mọi người chúng quanh với chúng ta; Hãy cầu nguyện cho những người quấy rầy, làm hại chúng ta. Chúng ta sẽ tìm thấy một sự khác biệt trong chính mình, và cuối cùng nơi những người khác nữa.  Lạy Chúa, giúp chúng con vượt qua khỏi mọi sự ác với lòng tốt và tử tế của chúng con.

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần 11 Thường Niên
Những sự ác dường như lúc nào cũng mạnh mẽ để chinh phục tâm hồn của chúng ta và đôi khi sự ác đã chiến thắng chúng ta. Một số người trong chúng ta luôn  nghĩ rằng họ có thể làm được bất cứ những điều gì họ muốn, họ không cần nghĩ đến những quyền lợi có khi là cả sự sống của người khác.  Trong bài đọc thứ Nhất, tiếp theo bài đọc trong thánh lễ hôm qua, chúng ta thấy Vua A-háp và vợ Jezebel nghĩ rằng họ làm vua, nên họ có quyền trên các pháp luật,   họ tìm cách giết Nabốt một cách có nguyên tắc và để cướp cho được vườn nho của ông ta. Nhưng như theo ông bà ta có nói, “gieo gió thì gặp bão” hay “ ác lai, thì ác báo, làm ác thì gặp ác”.  Và cuối cùng ai gây ra tội ác, thí tà ác đó sẽ trở lại và đổ trên đầu của của người đó.  Tiên tri Êlijah đã được lệnh Chúa tuyên bố cái án cho vợ chồng nhà vua Ahát là phải chết và  cả hai A-háp và Jezebel sẽ bị tiêu diệt vì danh Thiên Chúa.  Nhưng chỉ vì sự ăn năn chân thành vua A-háp mà Thiên Chúa đã cho trì hoãn cái chết của nhà vua. Đó là luân lý, đạo đức chung  của vũ trụ , vì thế chúng ta không nên để cho những sự gian tà và độc ác đưa cả thế gìới vào sự tuyệt vọng .
Chỉ có một cách mà chúng ta có thể được nhìn nhận như là những đứa con thực sự của Thiên Chúa đó là cách mà chúng ta yêu thương. Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng chúng ta phải vượt xa hơn cách thương yêu của con người , có nghĩa  là chúng ta phải tự tìm kiếm cho bằng được cái giá trị cho cuộc sống đời sau. Sự thách thức của Chúa là: yêu thương những người không xứng đáng và không thể thương được; “ yêu những người ngược đãi và bắt bớ các ngươi”; yêu những người mà từ chối yêu thương chúng ta. Không oán ghét hoặc không có kẻ thù. Yêu thương không có nghĩa là làm theo ý thích, nhưng  có nghĩa là không mang mối hận thù, mà đối xử tốt với tất cả, và phải biết quan tâm đến những phúc lợi và hạnh phúc của chúng. Thiên Chúa yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện và không có giới hạn, do đó chúng ta phải biết yêu như Chúa đang Yêu thương chúng ta là phải biết yêu thương tất cả mọi người mà không có giới hạn, và tình Yêu không cần điều kiện với tình yêu chân thật của chúng ta. Làm được những điều này chúng ta sẽ trở nên giống như Thiên Chúa và những người khác sẽ nhận ra rằng chúng ta đang thực sự khác biệt với những người khác. Bạn hãy thử làm như thế, và bạn sẽ ngạc nhiên!


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư Tuần thứ 11 Thường Niên
Tin Mừng hôm nay đưa ra cho chúng ta ra một câu hỏi rát khó: nếu chỉ có một mình Thiên Chúa, mà không có ai khác, chứng kiến được những việc tốt mà chúng ta làm, thì điều này có đủ cho cho chúng ta?
    Khi chúng ta làm việc gì đó mà có ai công nhận và khen ngợi chúng ta thì đó có thể là một cái khích lệ lớn cho chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ thích dựa vào lời khen, hay sự ca ngợi của những người khác thì việc này cũng sẽ tạo dựng chúng ta một cuộc sống trên nền tảng lung lay haycũng giống như con người khờ dại xây nhà trên cát. Vì như ông bà chúng ta có nói “mật ngọt thì chết ruồi..” người mà khen ngợi chúng ta,  là người đang hại chúng ta.  Khi nhận những lời khen ngợi, con người thường hay có cái tự đắc, rồi từ tự đắc sinh ra tự cao, ngạo mạn rồi đâm ra khinh người... Vì thế những khi chúng ta không được nhận những lời khen, chúng ta lại đâm ra thất vọng, tâm hồn đâm ra buồn chán... cũng vị cái tạo tự cao và ngạo mạn!
Trong chương 6 Tin Mừng Thánh Mathêu hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nên quan hệ mật thiết với Thiên Chúa và sự liên hệ này sẽ phải là trung tâm cuộc sống của chúng ta. Điều này chỉ có thể được khi chúng ta "khép kín cửa" lòng vỉ kỷ của chúng ta, khi chúng ta biết sống trong sự khiêm nhượng khi được nhận những lời khen của người khác, biết chấp nhận những cái lỗi của mình và biết vui tươi với những lời chê bai của người khác, và cũng nên tìm cái thất bại bị chê của mình mà sửa đổi. Và chúng ta cần nên dành nhiều thời giờ với Thiên Chúa, dù chỉ có một vài phút mỗi ngày với Chúa, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sẽ từ từ nhận biết ra rằng việc tốt chúng ta làm vì danh Chúa chứ không phải làm để cho những người khác chú ý mà khen ngợi. Khi chúng biết dành thời giờ cho và với Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhận biết được rằng chúng ta đang được Chúa yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện, và để nếm được mối tình yêu này, Chúng ta bắt đầu nghe được những  lời nói yêu thương, trìu mến một cách sâu đậm và chắc chắn của Thiên Chúa.
   "Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một đức tin sống động, một niềm hy vọng vững chắc, lòng bác ái nhiệt thành, và một tình yêu tuyệt hảo cho Chúa. Xin cho chúng con sự nhiệt tình và niềm vui trong những suy nghĩ của Chúa và những ân sủng của Chúa. Xin Khoả lấp đầy trái tim của chúng con với lòng từ bi đối với những người khác, đặc biệt là những người đang cần đến sự giúp đỡ và lòng quảng đại của chúng con.


Suy niệm Tin Mừng thứ Năm Tuần 11 Thường Niên
Tin Mừng Hôm Nay, Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta một lời cầu nguyện thật là hoàn hảo. Mở đầu lời nguyện bằng cách gọi Thiên Chúa "Cha." Ngay từ lúc đầu cho chúng ta thấy là trong lời cầu nguyện, chúng ta không chạy đến với một người nào khác để xin những hồng ân cần thiết một cách miễn cưỡng ngại ngùng, nhưng chúng ta chạy đến với một người Cha nhân hậu và vui thích để ban cho con cái mình những nhu cầu cần thiết của con mình đang cần. Khi chúng ta cầu nguyện với Cha trên trời, chúng ta phải luôn luôn tin tưởng và nên nhớ là Thiên Chúa của chúng ta là đấng Thánh. 
"Danh Cha cả sáng” có nghĩa là "Cho phép chúng con tôn vinh Chúa trong sự Ngợi khen, vinh danh mà chỉ cho Chúa là Cha mới thật là xứng đáng trong thiên nhiên và vũ trụ này. Cầu nguyện cho Nước Trời là cầu nguyện cho chính chúng ta có thể dâng gửi ý chí của chúng ta biết hoàn toàn theo ý định của Thiên Chúa. Trước hết mọi sự, hãy tự dâng lời ca tụng và vinh quang Thiên Chúa , tôn kính Ngài, là những việc cần phải làm trước. Chỉ có khi nào chúng ta dâng lên Thiên Chúa một nơi thật xứng đáng nhất trong cuộc sống của chúng ta, thì tất cả những thứ sẽ khác sẽ được Chúa ban cho tùy theo sự thích hợp theo lời cầu xin của chúng. Lời cầu nguyện bao gồm tất cả những gì cho cuộc sống, vì bao gồm tất cả các nhu cầu cần thiết của chúng ta trong hiện tại, cũng tương lai của chúng ta. Lời cầu nguyện bao gồm cuộc sống của chúng ta trong quá khứ. \
Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không thể làm gì khác hơn là cầu xin cho sự tha thứ bởi vì chúng ta là những người tội lỗi như chúng ta đứng trước sự thuần khiết của Đức Chúa Trời. Vì bao gồm các thử thách và cám dỗ trong tương lai. Chúng ta không thể thoát khỏi cám dỗ và khó khăn trong cuộc sống, nhưng chúng ta không có thể gặp chúng với Thiên Chúa. 
Kinh Lạy Cha có hai sự ứng dụng rất lớn trong lời cầu nguyện riêng của chúng ta. Nếu chúng ta dùng kinh này vào lúc bắt đầu sự tôn kính thờ phượng của chúng ta, Kinh này làm chúng ta thức tỉnh với tất cả những thứ ham muốn sự nên thánh và sẽ dẫn chúng ta tới con đường cầu nguyện đúng cách. Nếu chúng ta sử dụng kinh này vào phần cuối của sự sùng kính của chúng ta, thì đó là phần tổng kết tất cả những gì chúng ta cần phải cầu nguyện trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

 

Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu Tuần 11 Thường Niên
Con Người chúng ta ở trên đời hay thích làm giàu và thích giải trí hay đặt những thế lực vả của cải vật chất làm ưu tiên hàng đầu trong cuộc của chúng ta thay vì của cải thiêng liêng. Chúng ta chết cho niềm vui, cho sự hài lòng trong sự vị kỷ và sự  hạnh phúc giả tạo.  Khi chúng ta cống hiến tất cả thời gian và năng lực để theo đuổi sự ích kỷ, cái chết chỉ tiết lộ những cơ hội mà chúng ta đã lãng phí và cái  nghèo đói của chúng ta trong những việc lành phúc đức. Nếu chúng ta muốn thực sự được sống, bây giờ là thời gian để chúng ta dùng những tài nguyên Chúa ban cho một cách khôn ngoan chứ  không phải sự để dành , tồn trữ một cách thật là  ngu ngốc.  Bây giờ là thời gian để chúng ta thực hiện sự quản lý chặt chẽ những ân sũng và hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta không  chỉ biết tàng trữ những ân sũng này như những món quà  sang một bên như thể chúng ta sở hữu những món quà vật chất. Chúa Giêsu chắc chắn không phải nói về quỹ tiết kiệm cần thiết mà chúng ta cần phải để dành làm quỹ  cho sự an toàn cho con cháu hay là quỹ hưu trí của chúng ta.  Điều mà Chúa Giêsu đề cập đến hôm nay là việc tiết kiệm quá mức sẽ phản ánh đến sự thiếu lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, sự tham lam cơ bản trong thái độ của chúng ta đối với sự giàu có và một tâm hồn, một trái tim không biết quan tâm đến sự nghèo khổ của nggười khác.
Trong Bí Tích Thánh Thể chúng ta có một ví dụ cụ thể cho việc cho (bố thí) và việc chia sẻ. Chúa Kitô đã không thành lập bí tích Thánh Thể để lưu trữ  và để mãi “Mình Thánh Chúa”  trong  nhà tạm của chúng ta. Ngưung Ngài đã ban cho chúng ta Thánh Thể như là  của ăn được phân phối và chia sẻ với mọi người như một cộng đồng. Chúa Giêsu thách thức chúng ta phải xem xét lạinhững  ưu tiên của chúng ta và cách chúng ta sử dụng tài sản của chúng ta. Thay vì phát triển làm giàu cho chính mình, Chúa Giêsu muốn mời gọi chúng ta trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa.


Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu Tuần 11 Thường Niên           
Những điều Luật mới, mà Chúa Giêsu vừa ban hành trong Bài Giảng Trên Núi hôm nay, đã cho chúng ta thấy là Chúa Giêsu thêm rất nhiều điều Luật mới khắt khe hơn so với luật cũ của Môisen. Lý do cho điều này là luật mới được thể hiện nhu cầu của tình yêu thương, và tình yêu thì cần đòi hỏi nhiều hơn.
Đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy là Chúa Giêsu sống với những nhu cầu  tình yêu, sống trong luật mới. Theo luật Do Thái người phung cùi là người ô uế, bị bỏ rơi. Luật Do Thái hoàn toàn cấm mọi người không được sự đụng chạm thể lý đến người bị bệnh cùi và những người không có bệnh rất sợ hãi những người này. Đó là điều dễ hiểu cho những người khỏe mạnh phải tuân theo luật đó. Nhưng người phong cùi người đứng trước Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã vi phạm pháp luật. Trong tình hình như vậy bất kỳ Người Do Thái sùng đạo sẽ được dự kiến ​​sẽ lên án người bị bệnh phong và đặt khoảng cách giữa người bị bệnh phong và bản thân mình. Chúa Giêsu không bước trở lại từ người đàn ông cũng không lên án anh. Người phong cùi hỏi Chúa Giêsu cho việc chữa trị. Chúa Giê-su, đạt tay ra để chạm vào người phung nói, "...
được chữa khỏi. "Kêu gọi của tình yêu và lòng từ bi của mình, về hai tội Chúa Giêsu vi phạm pháp luật.
Trong tâm trí của người phong cùi là những gì các món quà lớn mà Chúa Giêsu cho ông, sự ấm áp của sự hiện diện và liên lạc của mình hoặc chữa bệnh? Bao lâu rồi kể từ khi được người đàn ông nghèo này đã cảm thấy sự ấm áp của một con người liên lạc? Trong tâm trí của Chúa Giêsu, chắc chắn, nhu cầu của người bị bệnh phong để trải nghiệm sự ấm áp của con người, một con người liên lạc, là hơn rất nhiều đòi hỏi khắt khe hơn so với việc cấm luật Do Thái, trong đó cấm một người khỏe mạnh để chạm vào một người phung. Tình yêu mà Chúa Giêsu đòi hỏi làm những gì pháp luật cấm. Ông đã làm những gì tình yêu đòi hỏi. Anh chạm vào người phung. Có tình yêu có vai trò đáng kể trong cách chúng ta sống đức tin của chúng tôi?

 
Suy niệm Tin Mừng thứ Bẩy Tuần 11 Thường Niên    
Trong Tin Mừng Chúa Giêsu thường hay khuyến khích các chúng ta siêng năng và chịu khó làm việc, và Ngài  ca ngợi những kế hoạch khôn ngoan và sắc sảo liên quan đến tương lai của chúng ta. Tuy nhiên, điểm chính của Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta trong bài dụ ngôn hôm nay, là "đừng lo lắng." Ngài nhắc tới câu này bốn lần để nhắc nhở chúng ta và muốn chúng ta chắc chắc là không bỏ lỡ cơ hội. Thay vì lo lắng, Ngài muốn chúng ta đặt niềm tin vào Thiên Chúa, Hãy tìm kiếm Nước Trời của Ngài trước hết và đạt niềm tin tưởng vào Ngài nhiều hơn. Chúa Giêsu muốn chúng ta làm việc, nhưng không thể coi như không có sự hiện diện Thiên Chúa hay Thiên Chúa không có sự quan tâm đến chúng ta. Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta bồi đắp xây dựng cho tương lai, nhưng không phải như thế với mối quan tâm quá mức và lo âu quá nhiều.
Một điểm chính được biểu lộ một cách sống động trong dụ ngôn này là ý nghĩa hoàn toàn về sự chết. Thiên Chúa là một Thiên Chúa nhân từ dù Ngài luôn cung cấp nguồn lương thực cho các loài chim nhưng một số chim vẫn phải chết cóng. Một Thiên Chúa chăm sóc những màu cho các loài hoa ngoài đồng nội để đồng hoa có được những bông hoa lộng lẫy, nhưng những bông hoa sau cùng rồi cũng tàn héo và chết đi. Vì thế, Thiên Chúa cũng là một người Cha yêu thương biết tất cả các nhu cầu cần thiết của con người chúng ta và ban cho chúng ta tất cả, nhưng chúng ta cũng phải chịu những khổ đau, và đương đầu vớicái chết.
            Có phải đây là những mâu thuẫn? Không phải tất cả như thế! Tất cả đó là một lời mời gọi chúng ta đến với đức tin, một niềm tin vào một Thiên Chúa và Ngài sẽ cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta có thể đang thấy bây giờ. Đó là một lời mời gọi đến với niềm tin vào một Thiên Chúa, và cuối cùng chúng ta sẽ được khôi phục nhiều hơn là những gì chúng ta đã đánh mất. Đó chính là một cuộc mởi gọi đến với niềm tin vào một Thiên Chúa, để rồi cuối cùng, chúng ta sẽ giành lại những chiến thắng trong sự chiến thắng hoàn toàn của chúng ta khi Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết.
            Lạy Chúa Giêsu, xin giải phóng chúng con khỏi những sự lo lắng không cần thiết và giúp chúng con biết đặt niềm tin vào Chúa để chúng con có thể biết quan tâm việc đầu tiên và duy nhất của chúng con là  vinh danh sự an bình và sự công lý trong Nước Trời của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống mỗi à ngày và mỗi thời điểm trong sự tin tưởng và lòng biết ơn đối với sự thương yêu chăm sóc của Chúa đã dành cho chúng con.

No comments:

Post a Comment