Wednesday, July 2, 2014

Suy Niệm Tin Mừng Tuần 10Thường Niên


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai tuần thứ 10 Thường Niên. (Matthew 5:1-12a )
Có những điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta phản đối và bác bỏ lời kêu gọi dẫn chúng ta tới sự thánh thiện? Những thứ gì được coi là ưu tiên nhất cho cuộc sống tinh thần của chúng ta ? 
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy đứng thẳng lên với thế đứng của người Kitô giáo, cũng giống như Ngài đã mời gọi những người môn đệ đầu tiên của Ngài để trở thành những người mẫu, nêu gương sáng cho những người khác noi theo bằng cách họ sống. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ôm nắm lấy những lời lăng mạ, những sự bách hại, những lời cáo gian vì những lợi ích cho Ngài và vì nước trời. Ngài mong mỏi chúng ta đưa cái khác cho người khác vả, tha thứ cho kẻ thù của chúng ta cầu nguyện cho họ. Dòng chữ "Vì lợi ích của Ngài" đã chiếm trọn vô số tâm hồn những người Kitô giáo bình thường qua các thời đại. Chỉ khi nào chúng ta ban phước lành cho những người làm cho chúng ta đau khổ, chúng ta mới có thể thực sự yêu mến Chúa Giêsu.
Tám Mối Phúc Thật là một thách thức các môn đệ của Chúa Giêsu thời cổ đại và tiếp tục thách thức chúng ta hôm nay sẽ tiếp tục thách thức những người kitô giáo trong tương lai. Tám Mối Phúc Thật không có nghĩa như là một thông điệp  chỉ cho một thế hệ. Những lời giảng dạy đã được đưa ra để khuấy động tâm hồn của những người đang lắng nghe vào thời điểm đó và cũng sẽ còn khuấy động tâm hồn của chúng ta hôm nay nữa. Như chúng ta nghĩ về Tám Mối Phúc Thật, chúng ta hãy tự hỏi mình: "Tôi có sống như Chúa nhìn thấy thế giới không?" Nếu câu trả lời là "có", bạn không nên quá thoải mái. Chúa Giêsu sẽ đưa chúng ta đến với một đức tin sâu đậm hơn đẽ Phục vụ nhiều hơn. Nếu câu trả lời là "chưa được với những cố gắng của tôi", thì chúng ta hãy nên tiếp tục cầu nguyện để chúng ta có sự hiểu biết nhiều hơn , khôn ngoan và đường lối của Thiên Chúa sẽ trở nên rõ ràng hơn cho chúng ta.
            Chúng ta hãy cảm ta Chúa Giêsuhôm nay Ngài đã giải thích cho chúng ta biết những gì mới thực sự quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta những ân sủng Chúa Thánh Thần và sức mạnh để gạt bỏ lo ngại của chúng ta để chúng ta  tiếp tục theo sát bước chân của Ngài một cách vững chãi hơn.


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần thứ 10 Thường Niên
            Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy là người Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi để trở thành như muối mặn và ánh sáng cho thế giới. Muối mặn không cho khẩu vị thêm cho chính nó, nhưng được dùng để ướp thực phẩm để được giữ lâu, và muối cùng được dùng để làm tăng cho khẩu vị thức ăn. Nếu như chúng ta bị huyết áp cao bác sĩ nói với chúng ta là muốn sống thêm vài tuổi nữa thì nên có một chế độ ăn uống ít muối, nếu như thế, chúng ta sẽ cảm thấy ngay sự khác biệt trong những bữa cơm hàng ngày, vì thức ăn của chúng ta sẽ vô vị và nhạt nhẽo.
            Ánh sáng cho trần gian! ... chúng ta có thể nhìn thấy bất cứ điều gì trong bóng tối? Khi Mẹ Têrêsa Calcutta đã được gọi muối và ánh sáng, hãy thử nhìn xem những hành động mẹ đã làm?  đó là những công việc khó khăn. Mẹ cầu nguyện rất nhiều, mẹ đã nhặt những cái “xác chết” trên các nẻo đường phố, Mẹ chăm sóc những người bị bỏ rơi. Mẹ đã làm những công việc như thế hàng ngày một cách lặng lẽ và không có gì đáng làm vui thích và thu hút nhiều người trên toàn thế giới. Mẹ Têrêsa đã làm cho nhiều người cảm kích, những người này có bao gồm cả những Kitô hữu những người từ các tôn giáo khác. Mẹ  đã cảm phục những người khác làm tốt hơn, để trở thành thiện hơn, từ bi hơn, trở thành người tốt hơn.
            Chúng ta hãy làm những công cụ cho sự giác ngộ, như những nắm muối mặn hoặc là những đèn sang để mang đến khầu vị ngon lành, hay chiếu ánh sáng và ý nghĩa cho cuộc sống cho những người khác.
               "Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hướng dẫn chúng con bằng ánh sáng của chân lý cứu độ của Chúa. Xin lấp dầy quả tim và tâm trí của chúng con với ánh sáng và chân lý của Chúa và giải thoát chúng con thoát khỏi sự mù quáng của tội lỗi và sự lừa dối để chúng con có thể thấy đường lồi của Chúa một cách rõ ràng và hiểu đưộc thánh ý của Chúa ban cho cuộc sống của chúng con. Xin cho chúng con có thể tỏa ánh sáng và chân lý của Chúa cho những người khác trong lời nói và việc làm của chúng con.


Suy Niệm Tin Mừng Lễ Thánh Banaba Tông Đồ (Thứ Tư tuần thứ 10 Thường Niên) Jun 11
Cũng như trong các sách Tin Mừng các Thánh sử không ghi lại hết những chi tiết về việc rao giảng của Chúa Giêsu ngoài công chúng, vì vậy trong sách Công Vụ Tông Đồ cũng thế, Thánh Luca thực sự đã không thể nào ghi lại từng chi tiết và những sinh hoạt của của Giáo Hội thời sơ khai. Qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và bằng những kinh nghiệm truyền giáo, các Thánh sử, nhất là Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ , đã chọn để ghi chép và trình bày cho chúng ta thấy những nhân vật trong việc rao giảng Tin Mừng cũng như những sự kiện đã xảy ra mà họ coi đó là phương tiện tốt nhất để truyền đạt sự mặc khải trong Tin Mừng.
            Trong sách Tông Đồ Công vụ, chương 4,  Thánh Luca  đã ghi lại tóm lược về câu chuyện  một người Lê-vi có tên gọi là Giuse đã bán một mảnh đất của gia đình và lấy tiền đó đạt dưới chân các Tông Đồ.  Mặc dù Thánh Luca không ghi lại việc trở lại và theo Chúa Giêsu và làm môn đệ của Ngài như thế nào, Nhưng việc bác dám hy sinh bán thửa đất của gia đình mình đã là một bước xa hơn trong việc tự nguyện và dấn thân để theo Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài,  Cũng vì thế mà các Tông đồ đã đặt tên cho ông Giuse này một cái btên mới là Banaba, nghĩa là người có tài an ùi và khuyến khích.
            Hôm nay giáo hội mừng ngày kính nhớ Thánh Banaba, chúng ta ghi nhớ công ơn những vị Tông đồ đã giúp nuôi sống và phát triển giáo hội ngay từ những ngày Giáo Hội trong trong trướng nước,  không phải chỉ có một mình Chúa Kitô là người đã công thành lập giáo hội tiên khởi, nhưng Giáo hội cũng cần phải có những người quan trọng như thánh banaba, một  vị Tông Đồ đã tận hiến chính bản thân mình mà con dâng cúng tất cả những gì mình có cho Giáo hội thời  sơ khai. Thánh Banaba cũng là một trong những người đã đón nhận và đưa Thánh Phaolô đến các Tông Đồ và Giáo Hội lúc đầu và cũng nhờ Banaba mà Thánh Phaolô đã cơ hội để trở một tông đồ vĩ đại cũa giáo hội..
            Lạy Cha trên trời, xin ban cho chúng con có được những ân sủng để động viện và an ủi mọi người động viên, cho chúng con có khả năng, và can đảm rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và hành động, và cũng xin ban cho chúng con có được niềm ước muốnkhuyến khích người khác cùng đến để nhận biết Chúa Kitô là nguồn gốc của tất cả chân lý, sự thật và cuộc sống của con người.
 
Suy Niệm Tin Mừng thứ  Năm Tuần 10 Thường Niên
Trong Tin Mừng hôm nay chúng tôi nghe về sự giận dữ. Chúng ta cũng được biết thêm là nếu chúng ta là những người theo Chúa Giêsu, thì điều đó vẫn không đủ để làm theo như các điều luật viết tong sách. Các môn đệ đã được cảnh báo để chống lại những sự gian ác mà do sự tức giận có thể mang lại và họ được khuyến khích tìm kiếm shòa giải với tất cả những ai m à ch úng ta đã làm điều sai trái với họ hoặc những ai mà đã làm điều sai trái với chúng ta  Sự tức giận làm cho sức khỏe tinh thần của chúng ta phải gặp những nguy hiểm. Không nên cầm giữ nắm giữ những sự oán giận lâu đời hay chuyện cũ làm chứa đầy những cay đắng không khoan dung trong tâm hồn của  chúng ta.  Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rõ ràng về việc không nên sử dụng chữ (chơi chữ) để gây hại, làm tổn thất tinh thần cho những người xung quanh chúng ta.
            Chúa Giêsu đặt một điều kiện cần thiết để đến với Ngài. Chúng ta cần phải hòa thuận với những người chung quanh hàng xóm của chúng ta. Nhiều người trong số anh chị chúng ta đã phải chịu đau khổ vì chúng ta đã không còn nói chuyện với họ, không muốn tiếp xúc với họ sự bướng bỉnh, khinh người hay niềm tự hào riêng của chúng ta. Nếu chúng ta còn nuôi dưỡng trong lòng sự oán giận với người khác, Chúa bảo với chúng ta là chúng ta không xứng đáng để tiến tới gần bàn thờ của Thiên Chúa. Bổn phận đầu tiên của chúng ta là phải cố gắng hết sức để hòa giải với những người mà chúng ta đã làm mất lòng hay những người đã làm mất lòng chúng ta trước khi chúng ta bước đến bàn thờ. Và chỉ có được thế thì chúng ta mới sẵn sàng tâm hồn và xứng đáng đâng vật lễ của chúng ta lên Thiên Chúa một cách đẹp lòng Ngài. Và đấy là những gì có thể giúp chúng ta tìm thấy sự an bình trong ân sủng của Thiên Chúa.
Trong lúc chúng ta suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta hãy nhìn vào chính cuộc sống của chúng ta và thử xem coi chúng ta có sống và giữ những điều mà Chúa Giêsu Kitô đã dạy. Chúng ta có ý thức và cư xử với mọi người trong tình thần hoà giải, thân thiện trong hoà bình? Hãy tự xet coi : ai đó trong cuộc sống của chúng ta chúng ta cần phải thưa một lời xin lỗi? ai đó mà chúng ta vẫn chưa sự tha thứ cho họ? Chúng ta có tìm kiếm hòa giải, ngay cả những khi chúng ta là một trong những người đã bị xúc phạm?
Xin cho lời giảng dạy của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay, trở thành một cái nhiệt kế tình yêu hàng ngày của chúng ta đối với Thiên Chúa và đối với anh chị chung quanh chúng ta.

 
Suy Niệm Tin Mừng thứ Sáu Tuần 10 Thường Niên
Là con người, chúng ta thường hay thích chú trọng và nhìn vào cái vẻ bề ngoài. Hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta là không nên chờ cho cây ác xấu trưởng thành rồi mới nhận ra các quả xấu... Chúng ta phải nên ngăn chặn không để gieo những hạt giống xấu, gian ác. Chúng ta không nên ngồi đợi cho những tội lỗi tiềm ẩn trong chúng lộ diện rồi mới thức tỉnh! Chúng ta phải loại bỏ tội lỗi ngay từ gốc rễ của chúng. Đây không phải chỉ là những hành động mà chúng ta phải làm bên ngoài, nhưng còn cả trong ý chí của chúng ta nữa. Đó không phải là những vấn đề mà chúng ta phải làm, nhưng là vấn đề là chúng ta phải làm như thế nào!. Nếu chúng ta làm được một việc gì vì tình yêu đối với Thiên Chúa và con người, thì điều đó luôn luôn sẽ là một công trạng trước mặt Chúa.  
Trong bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu có vẻ phóng đại sự hy sinh một phần thân thể để cho chúng ta thấy rõ được cái quan điểm của Ngài muốn dạy chúng ta. Cũng giống như  việc phẫu thuật cắt bỏ đi một phần thân thể là một biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật có thể huy hoại toàn bộ cơ thể,  phẫu thuật tâm linh có thể cũng cần thiết để ngăn chặn sự tàn phá toàn diện linh hồn của con người trước ngày Chúa phán xét.
Chúng ta có thể xem xét những gì cần phải được cắt bỏ ra khỏi cuộc sống của chúng ta, để chúng ta có thể sống một cách trung thành  với Chúa như là một người Công giáo tốt lành. Phẫu thuật có thể làm cho chúng ta phải chịu đau đớn, nhưng nhờ đó qua quá trình chữa trị, chúng ta có thể có được một cuộc sống mới tốt lành hơn. Điều này có thể là một cơ hội để giúp cho chúng ta biết chọn lựa và đặt ưu tiên cho cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta. Một sự thay đổi nhỏ nơi chúng ta cũng có thể đó là tất cả những gì cần thiết để tạo ra một sự khác biệt to lớn . Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu đã không cần phải đạt ra thêm  một điều luật mới,  hay  1 quy tắc mới để làm cho cuộc sống của mọi người phải gánh thêm một gánh nặng , nhưng, thay vào đó, Ngài đã giải thích cho họ biết được cái ý nghĩa cần thiết của Lề Luật.
Chúa Giêsu đã đề xuất cho chúng ta một lý tưởng đạo đức rất cao siêu đối với chúng ta, nhưng không phải là một một điều mà chúng ta không thể thực hiên được. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu trong ngày hôm nay là: Mặc dầu trong tất cả những yếu đuối của con người chúng ta, chúng ta vẫn không có thể làm mất đi niềm hy vọng nơi chúng ta, nhưng dựa vào Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa thể hiện quyền lực của Ngài trong sự yếu đuối của chúng ta.




Suy Niệm Tin Mừng Thứ Bẩy Tuần 10 Thường Niên,
Tại sao lại quá khó khăn cho chúng ta để sự trung thành? Có phải vì chúng ta lo sợ haykhông an toàn? Có phải vì chúng ta đã quá tự hào để thừa nhận những cái sai quấy của chúng ta? Hay có thể rất khó để chúng ta phải đối mặt với những hậu quả của sự thật “vì sự thật quá phũ phàng”. Ngược lại với sự chối Chúa 3 lần của thánh Phêrô phản ứng của Chúa Giêsu khi Ngài được hỏi nếu Ngài Đấng Thiên Sai. Chúa Giêsu đã trả lời một cách đơn sơ: "Chính ta." Bằng một câu trả lời như vậy, Chúa Giêsu đã ký giấy chứng tử cho chính mình. Sự s không thể vượt qua Ngài. vì Ngài đã tự đặt mình trong bàn tay của Chúa Cha và Ngài biết rằng lời Chúa không bao giờ có thể được khắc phục.
            Ngay trong Bữa Tiệc Ly, Thánh Phêrô đã dám tuyên bố rằng ông sẽ sẵn sàng theo Chúa Giêsu cho đến chết, nhưng sự can đảm nhiệt tình đó không còn nơi ông nữa ngqy ông ta khi nhìn thấy Chúa Giêsu đã tự nộp mình cho quân dữ,  kẻ thù của mình. Thánh Phêrô khám phá ra sự thật đáng buồn ông không thể theo Chúa Giêsu đến nơi thập giá bằng sức mạnh của sự quyết tâm của mình. Chỉ sau Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần Hiên Xuống khi mà ông đã nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần và từ đó ông bắt đầu rao giảng Tin Mừng với sự can đảm và táo bạo,  ngay cả khi phải đối mặt với sự bắt bớ, trừng phạt và cái chết.
            Mỗi người chúng ta cần phải phấn đấu để trở thành những người chân tình và trung thành. Cũng như Chúa Giêsu có thể nhìn thấy chân lý phản ánh qua các môn đệ, những người xung quanh chúng ta sẽ thấy chân lý và sự chân thành được phản ánh trong những  hành vi và việc làm của chúng ta. Trong thực tại, thật là dễ dàng cho chúng thổi phồng, tô điểm sự thật.  Đã có ai mất lòng tin vào nơi chúng ta?
            Khi chúng ta tự đầu hàng con tim và tâm thức chúng ta với Chúa, chúng ta có thể làm chủ cuộc sống tâm linh, tình cảm của chúng ta qua kinh nghiệm  sống trong sự  liêm chính, và thánh thiện trọn vẹn. Thực tại của thiên đường, những lời hứa của một Thiên Chúa trung thành, một nỗi sợ hãi tội lỗi lành mạnh sẽ làm việc với nhau để hình thành trong chúng ta một sự cam kết chân thành với chân lý, sự thật Chúa Giêsu đã cho thấy. Chúng ta hãy tôi tiếp tục cầu xin Thánh Thần nắn đúc chúng ta theo hình ảnh của Chúa Kitô. Thế giới đang chờ đợi những ciệc làm chúng của chúng ta..\

No comments:

Post a Comment