Một tiệc cưới của hoàng gia có thể cho chúng ta biết những
gì vương quốc của Thiên Chúa?
Thật là một trong những
hình ảnh quá đẹp phải nói là đẹp nhất
trong bài Tin Mừng để mô tả thiên đàng giống như là một tiệc cưới của hoàng gia. Theo tục lễ người
Do Thái xưa, một đám cưới thường được tổ chức rất trọng thể và ăn uống linh đình
hết bên nhà gái qua nhà trai… . Nhiều đám
con nhà giàu được tổ chức ăn uống cả tuần lễ, bà con lối xóm xa gần kéo tới chúc mừng tân hôn và đàn ca nhảy
múa suốt ngày đêm như là những ngày hội quan trọng của của một đời người… Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta một bài học qua câu
chuyện nhà vua tổ chức đám cưới cho con trai của mình.
Một
đại lễ mà chúng ta có thể tưởng tượng trên mặt đất, trên trời là đại lễ của
tất cả các ngày lễ vì Chúa
là Chúa của trời đất mời gọi chúng ta
đến để cùng tham dự bữa tiệc quan trọng nhất
của tất cả; không phải chúng ta chỉ đơn giản được mời như
những người xóm giềng xung quanh hay
khách quen được mời, nhưng vì chúng ta là thành viên trong cơ thể của Đức Kitô, cô
dâu của Ngài chính là Giáo Hội! phần cuối của cuốn sách
Tin Mừng cuối cùng trong được kết thúc
với một lời mời đến tham dự tiệc cưới
của Con Chiên; Chúa Giêsu đã dâng cuộc đời mình làm
của lễ chuộc tội cho chúng ta và
hiện đang ngự trị trên tay phải của Chúa
Cha, là Vua các vua và Chúa các chúa.! (Khải huyền 22:17).
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta để được kết hợp với chính Ngài trong vương quốc trên trời của sự an bình và công chính
Tại sao câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu dường như tập trung vào một sự tức giận của vị vua,? Và để rồi sau cùng ông đã trừng phạt tất cả những người đã từ chối lời mời của ông và những người ngược đãi đầy tớ của ông?
Dụ
ngôn
của Chúa Giêsu có hai câu chuyện.
Trước hết là đối
với những vị khách được mời ban đầu.
Nhà vua đã gửi
giấy mời tới trước cho những đối tượng
của ông ta, để họ sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị và sắp xếp công
việc trước và đến tham dự các
bữa tiệc cưới đã được mời. Thật là một sự xúc phạm nặng đến nhà
Vua của những vị khách mời này vì
họ hứa đến rồi lại không đến, việc họ từ chối đến tham dự
tiệc cưới vào giây phút cuối là một làm sỉ nhục đến danh dự của nhà vua. ! Họ đã đã coi thường nhà vua vì
họ đã đặt những lợi ích riêng của
họ trên sĩ diện của nhà vua.
Họ không những chỉ xúc phạm nhà vua, nhưng còm xúc phạm đến cà người thừa
kế ngai vàng của nhà vua nữa. Sự
tức giận của nhà vua là hợp lý
bởi vì họ công khai từ chối sự kính trọng và làm mất danh dự của nhà
vua. Chúa Giêsu
muốn ám chỉ đến tình trạng thờ ơ của Người Do Thái và cảnh
báo cho người Do Thái về sự hiện diện của Ngài trong thế giới và cuộc sống
của họ, Tất cả là Ngài đã truyền đạt cách mà Thiên Chúa muốn họ chia
sẻ niềm vui của vương quốc Thiên Đàng
của Ngài với họ, và Ngài cũng còn
để đưa ra lời cảnh báo về hậu quả của
việc từ chối Con Người, Đấng Cứu Thế và Cứu
Chúa của họ.
Phần thứ hai của câu chuyện tập
trung vào những người không có liên hệ quen biết gì đến nhà vua và những người được
coi như người dưng nước lã, những người không bao giờ có hy vọng để nhận được
một lời mời như vậy. "Tốt và xấu" dọc theo các đường lộ chắc chắn là những người dân ngoại (không phải là Do Thái)
và những người tội lỗi. Điều này chắc chắn là một lời mời gọi của ân sủng, mặc dù không xứng đáng, không xứng đáng để đáp
nhận lại lòng nhân hậu của Chúa! Tuy nhiên, lời mời này cũng là một lời cảnh
báo cho những người từ chối lời mời gọi này và cho những người tham dự tiệc
cưới một cách không xứng đáng. Ân sủng của Thiên Chúa là một món quà miễn phí,
nhưng ân Sủng của Thiên Chúa cũng là một trách nhiệm lớn. Thiên
Chúa mời gọi mỗi người chúng ta như những người bạn của Ngài để đen hưởng
bữa tiệc trên trời mà chúng ta có thể chung cùng bàn với Ngài và chia sẻ
niềm vui của Ngài. Chúng ta đã sẵn sàng cho bữa cơm
tại bàn tiệc của
Chúa?
"Lạy
Chúa Giêsu,
xin cho chúng con luôn luôn biết những
niềm vui của cuộc sống trong sự hiện diện của Chúa và lớn lên trong niềm hy vọng là được nhìn thấy Chúa mặt đối mặt trong vương quốc đời đời của Chúa."
No comments:
Post a Comment