Friday, August 15, 2014

Suy Niệm Bài đọc Chúa Nhật thứ 20 Tuần Thường Niên.



Kính thưa quý cụ, quý ông bà và anh chị em,  Hôm nay trong bài đọc thứ hai, chúng ta nghe Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta về một niềm hy vọng sâu sắc hơn trong sự cứu rỗi được giành cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Đây là điều tốt, chúng ta hãy dành một ít phút để để cùng tôi suy niệm về lời của thánh Phaolô viết cho dân thành Rôma mà chúng ta được nghe hôm nay: ". Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.” (Rom 11:29) Thánh Phaolô đã nói từ kinh nghiệm cá nhân của ông, từ một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Phục Sinh, người mà hang yêu thương ông gọi mời ông để chứng kiến để tình yêu đó.
            Thánh Phaolô là đặc biết duy nhất trong nhiều cách: Là một người Biệt Phái Do Thái giápo sung đạo, đã trở thành một Tông Đồ, từng là một tên khủng bố, tội đồ trước đây của Giáo Hội đã trở thành một trong những môn đệ lớn nhất của Giáo hội, một Tông Đồ những lại là người không theo Chúa Giêsu trong sứ vụ rao giảng công khai của như như các tong đồ khác, nhưng đã trở thành người hăng say mạnh nhất của Chúa Kitô là người rao truyền Tin Mừng cho dân ngoại không biết mệt mỏi để Tin Mừng của Chua được đến tất cả các quốc gia.  Một trong những điều tôi thích về thánh Phaolô ông nhiệt tình, tận tâmh và cởi mở về những khuyết điểm, tội lỗi và thất bại của ông. Ông ta không quá nhiều quan tâm đến việc đỡ vực tôn giáo hay tổ chức. Thay vào đó, ông ta đã dành tất cả những nỗ lực để hình thành những cộng đồng thật sự đúng nghĩa và hiệp thông đích thực với những người đã được rửa tội. Ông muốn có một "Giáo Hội thực sự" thật sự và hoàn toàn sống đức tin trong Chúa Phục Sinh. Ông không giống như một số người khác dường như trong sự tranh chấp hay là sự bất khả xâm phạm.  Thánh Phaolô nhận mình là người yếu kém,  một người tội lỗi, và cũng là con người. Trong quá khứ thực tế, ông đã làm việc chống lại Thiên Chúa như là kẻ thù lớn nhất của Giáo Hội. Nhưng vì lý do đó ông biết rằng, bằng đức tin nơi Chúa Kitô là câu trả lời duy nhất cho ông và cho chúng ta để tìm thấy tất cả những ý nghĩa và phương hướng trong cuộc sống. Thánh Phaolô đã có một cuộc gặp gỡ dứt khoát với Chúa Giêsu Phục Sinh trên đường đi Đamascô, một cuộc gặp gỡ đã đưa ông đến với đức tin và được ân sủng trong ơn cứu độ.

Đây là những gì
thánh Phaolô muốn chia sẻ với chúng ta. Ông dấu hiệu của hy vọng cho tất cả chúng ta. Và trong bài đọc hôm nay thánh Phaolô đã truyền đạt niềm hy vọng cho chúng ta. Ông nói: "khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.” (Rom 11:29)  Thánh Phaolô đã trình bày chi tiết về những gì mà Lòng Thương Xót của Ngài đã làm cho chúng ta: Ngài đã làm đảo ngược lại cái sức mạnh, cái ảnh hưởng của tội lỗi và sự chết qua sự đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Tuy nhiên, Thiên Chúa không áp đặt trên chúng ta: Chúng ta, giống như những người Do Thái, có quyền tự do để chấp nhận hoặc từ chối ơn cứu độ này. ngay cả trong sự tự do của chúng ta, Thiên Chúa sử dụng chúng trong cách mà lòng thương xót của Ngài không bao giờ bị"lãng phí": Lòng Thương Xót của Chúa được ban cho tất cả mọi người, kể cả những người từ chối Thiên Chúa. Ngài cũng còn tạo cơ hội để cho những người khác có thề chấp nhận đề nghị của Ngài về những ân sủng và đức tin.
            Những gì thánh Phaolô nói với những người Roma, ngài đang nói với chúng ta: Đức tin là một món quà, nhưng chúng ta phải cẩn thận không để lãng phí món quà quý giá đó,  khi chúng ta đã lảnh nhận, không nên lạm dụng món ấy. Thiên Chúa tôn trọng tự do của chúng ta, Ngài để chúng ta quyết định nói "có" hoặc "không" với Ngài. Chúng ta dùng quyền tự do của chúng ta một cách nghiêm túc như Thiên Chúa không?
            Chúa Giêsu đã từ chối ba lần lời cầu xin ơn chữa lành cho con gái của người phụ nữ Canaan hôm nay dường như là một chuyện không thể tưởng tượng được, nếu đó không phải là hành động hoàn toàn mâu thuẫn lạ lùng trong bối cảnh mà những gì thánh Phaolô nói. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đối với người Do Thái là "cho và nhận" trong việc cần phải xin một cái gì đó quan trọng, phải năm nĩ, phải xin nhiều lần là trọng tâm trong mối quan hệ giao ước của họ với Chúa. Trong tình trạng lo buồn, căng thẳng và thống khổ của người phụ nữ Canaan được đáp ứng bởi sự thờ ơ phần Đức Giêsu là một sự lập lại của thời Cựu Ước với một khác biệt quan trọng: Người phụ nữ một người ngoại giáo, một người ngoại giáo, nhưng có sự kiên trì , trong sự kiên trí của bà cho thấy đức tin, một đức tin vũng mạnh đó Chưa ai đã thể hiện đượ. , Chúa Giêsu  đã nhận ra sức mạnh trong đức tin đó và đã cứu chữa con bà đó là một đáp ứng riêng của tình yêu cá nhân từ một Thiên Chúa yêu thương. Nước Thiên Chúa đã bắt đầu ở giữa chúng ta. Đây là cùng một đức tin chúng ta tuyên xưng chấp nhận để sống xứng đáng theo như những môn đệ của Chúa. Xin Chúa cho chúng ta có được sự can đảm, khiêm nhường, và kiên trì  giống như người phụ nữ Canaan trong bài Tin Mừng Hôm nay mỗi khi chúng ta cần đến sự nâng đỡ và an ủi của Chúa.

No comments:

Post a Comment