Tuesday, January 4, 2022

Suy Niệm Chúa Nhật Lễ hiển linh

Suy Niệm Chúa Nhật Lễ hiển linh : Hành trình với các đạo sĩ
Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Hiển Linh là một trong những lễ kỷ niệm lâu đời nhất của Giáo Hội, có lẽ còn lâu đời hơn cả lễ Giáng Sinh. Cựu Ước nói rõ rằng là Thiên Chúa yêu thương dân Ngài. Sự Hiển Linh nói lên cho chúng ta tbiết rằng tất cả những ai tôn kính Thiên Chúa đều là dân của Ngài. Khi còn nhỏ, chúng ta hay gọi ngày lễ này là lễ của ba Vua. Ba vua từ phương Đông tìm kiếm Chúa Giêsu hài nhi và mang Quà tặng đến cho Chúa Hài Nhi Giêsu. Ở đây, chúng ta gọi họ là các giáo sĩ phương đông, hay nhà các nhà thông thái hoăđc là ba vua. Có lễ Họ là cả ba.
Danh từ giáo sĩ phương đông là dùng để chỉ những giáo sĩ đoán mộng xứ Ba Tư, những người này có thể giải thích được những giấc mơ, họ cũng là những nhà thiên văn học và chiêm tinh học, những người tìm hiểu vận may rủi của con người qua các vì sao. Họ có lẽ là Vua vì việc họ đến Giêrusalem đã tạo nên một sự xạ trộn to lớn trong thành và được ra mắt yết kiến Vua ​​Hê-rố đê. Họ có thể từng là thủ lĩnh của nhiều nhóm người khác nhau trong các khu vực trong vùng Ba Tư. Thực sự Chúng ta không ai biết lý lịch và nơi họ đến. Chúng ta biết rằng họ là những nhà thông thái. Ai là người biết kết hợp với ý muốn của Thiên Chúa và thực hiện ý muốn củ Thiên Chúa. Họ tìm kiếm vị Vua mới sinh của người Do Thái. Họ cho rằng Chúa Giê-su là thành viên của gia đình Vua. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu tại sao họ nghĩ vua Hêrôđê sẽ biết hài nhi Chúa Giêsu ở đâu. Chúng ta cũng có thể hiểu tại sao vua Hêrôđê khó chịu. Nhà vua nhận ra các gião sĩ tây phuong đã mang đến cho nhà Vua một tin buồn mới, và ông ta cũng nhận ra rằng phải có một mối đe dọa đối với vương quốc và quyền bính của ông ta. Ông ta luôn lo sợ và nghi ngờ vì sơj ai đó ngoài kia sẽ chiếm lấy vương quốc củamìng ta và anh ta trở thành trong vai trò là Vua mới của người Do Thái.
Về ngôi sao, người xưa tin rằng sự ra đời hay cái chết của một vĩ nhân đi kèm với hiện tượng thiên lý. Có lẽ ngôi sao là sao Bắc Đẩu hoặc một sao chổi. Có lẽ đó là một siêu tân tinh. Hoặc, có lẽ, đó là một thiên thần hướng dẫn ba vua. Đối với chúng ta, chúng ta thích coi đó là một thiên thần của Chúa đến. Cuối cùng, các ba vua đã tìm cách bày tỏ sự tôn kính đối với vị vua mới sinh, và họ đã làm như vậy khi họ tìm thấy Chúa ở Bethlehem. Làm lễ nghĩa là thực hiện một hành động theo sự phục tùng trước một người có phẩm giá và uy quyền cao.
Lòng kính trọng là thái độ đúng mực của con người trước Thiên Chúa. Và chúng ta vẫn tiếp tục điều này mỗi khi chúng ta bước vào Nhà thờ và quỳ bái gối trước Thánh Thể, hoặc quỳ gối khi Cầu nguyện trước Thánh Thể và sau khi rước lễ. Giáo sĩ đông phương tìm kiếm Vua mới sinh của người Do Thái để tỏ lòng tôn kính. Chúng ta cũng nên tìm kiếm Chúa. Tại sao? Tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Chúng ta tìm kiếm Chúa Giêsu là vì chúng ta muốn Ngài trở thành vua của chúng ta. Chúng ta muốn Ngài trở thành trọng tâm, điểm chính yếu trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không những chỉ kêu gọi danh của Chúa khi chúng tôi cần sự hiện diện của Chúa trong thời điểm khủng hoảng và thử thách mà lúc nào chúng ta cũng cần có Chúa ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta không chỉ kêu cầu Chúa Giê-su mỗi khi chúng ta có một người thân yêu đau yếu, bị thương, hoặc đã qua đời, hoặc khi chúng ta có xung đột trong gia đình, hoặc khi chúng ta cần giúp đỡ ở trường học hoặc nơi làm việc. mà chúng ta phải cầu xin ơn Chúa mỗi ngày để Chúa trở thành trọng tâm của cuộc sống của chúng ta.
Điều này cần sự can đảm và quyết tâm. Thật dễ dàng để chúng ta nói, “Lạy Chúa, con cần Chúa ở đây trong cuộc đời con, nhưng không phải ở đó. Con cần bạn ở bệnh viện, nhưng không phải ở bữa tiệc linh đình nổi đám với bạn bè và người thân.. Chúng ta dễ dàng cầu xin Chúa ở với chúng ta khi chúng ta chăm sóc một người bệnh, nhưng không ở với chúng ta khi chúng ta đi với một người mà chúng ta phạm tội
Chúng ta biết rằng chúng ta không thể chỉ cầu xin Chúa một lúc nào đó và phớt lờ Ngài trong thời gian còn lại. Chúng ta không muốn một Thiên Chúa sẽ để chúng ta một mình để chúng ta có thể hòa mình vào tội lỗi của thế giới. Chúng ta muốn có một Thiên Chúa, Đấng sẽ giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi, chiến thắng tội lỗi trên thế giới và chiến thắng tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta, giống như ba vua cũng tôn kính Chúa Ngôi Hai Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Chúng ta phủ phục trước mặt Chúa và chúng ta tuyên xưng bằng trái tim, bằng lời nói và bằng cuộc sống của mình rằng: “Ngài là Đấng Thánh. Ngài là Chúa Thiên Chúa của chúng con.
Giống như ba vua, chúng ta phải thực hiện một cuộc hành trình. Đó là hành trình của cuộc đời chúng ta. hành trình đưa chúng ta đến những nơi mà Chúa đang kêu gọi chúng ta để làm chứng cho thế giới rằng Ngài là Vua thực sự của Vũ trụ. Đối với những người trẻ tuổi, những nơi mà cuộc hành trình của họ phải đến có thể trường học của họ, có thể là những địa điểm mà họ bắt đầu cuộc sống trưởng thành của họ. Đối với cha mẹ những địa điểm trong hành trình của họ có thể bao gồm những nơi con họ cần đến trong từng giai đoạn trưởnh thành trong cuộc đời của chúng. Đối với mỗi người chúng ta, những cuộc hành trình của chúng ta bao gồm những nơi mà mọi người không thường lui tới để tìm kiếm Chúa, chẳng hạn như chuồng ngựa hoặc nơi trú ẩn của người vô gia cư, nhà tù hoặc các nhà cai nghiện.
Ngày nay, rất ít người trong chúng ta ở đây đã từng đến Bethlehem. Nhưng những người đã đến thăm thánh địa đó sẽ thấy rằng nơi đây chỉ còn là di tích trống không. Nhưng để trở thành môn đồ của Chúa Giê-su không phải là nhìn thấy ngài trong chuồng ngựa và cái máng cỏ trống không. Nhưng là phải sống theo phúc âm của mình. Những khi chúng ta bố thí cho người nghèo ăn, những khi chúng ta đi thăm những người đau yếu hoặc bị giam cầm, những khi chúng ta tiếp đón khách lạ, thì đó là lúc chúng ta đang phục vụ chính Chúa Kitô. Những khi chúng ta kiên nhẫn với một người họ hàng chọc tức chúng ta, những khi chúng ta tử tế với đứa trẻ ở trường mà mọi người khác chế giễu, những khi chúng ta lắng nghe người đang đau buồn hoặc rộng lượng với những người gặp khó khăn, là khi chúng ta không chỉ phục vụ họ mà chúng ta đang phục vú Chúa Kitô.
Chúng ta đang phục vụ Chúa Giêsu. Cuộc sống của chúng ta là một cuộc hành trình tìm kiếm Sự hiện diện của Chúa. Chúng ta theo bước chân ba vua trong cuộc hành trình đến Bethlehem, nơi chúng ta có thể tìm thấy Chúa. Cầu chúc cho cuộc hành trình của chúng ta luôn an toàn, tươi đẹp và tràn ngập tình yêu của Chúa. Chúng ta không thể cùng đi với ba vua đến Bethlehem nhưng chúng ta có thể dâng cho Chúa Kitô những món quà của chúng ta có Không phải những món quà bằng Vàng, Nhũ hương và Bạch nhược mà là những món quà của sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và tình yêu.

Solemnity of the Epiphany of the Lord: Journeying with the Magi
Today we celebrate the Solemnity of the Epiphany is one of the oldest celebrations of the Church, probably even older than the celebration of Christmas. The Old Testament makes it clear that God loves His people. The Epiphany makes it clear that all who reverence God are His people. When we were young, we called this feast is the feast of three Kings. Three kings from the East looking for baby Jesus and bringing him Gifts. Here, we call them magi, or wise men, and kings. Which were they? They were probably all three.
The term magi refer to Persian priests who could interpret dreams, they were also astronomers and astrologers, people who sought God’s message to humans in the stars. They were probably Kings because their arrival in Jerusalem created quite a stir and earned them an audience with Herod. They may have been leaders of various groups of people in the areas of Persia. We really don’t know. We do know that they were wise men. Who are attuned to the will of God and puts it into action. They sought the newborn King of the Jews. They assumed that Jesus was a member of the King’s family. So, we could see why they thought king Herod would know where the baby Jesus was. We can also understand why king Herod was upset. The king recognized the magi brought him a bad new and he realized that there must be a threat to his kingship. He afraid someone out there who would be taken over his kingdom and be new King of the Jews.
Regarding the star, the ancients believed that the birth or death of a great person was accompanied by astral phenomena. Perhaps the star was North Star or a comet. Perhaps it was a supernova. Or, perhaps, it was an angel guiding the magi. For us we would prefer that was an angel from God. Finally, the magi sought to do homage to the newborn king, and did so when they found him in the house in Bethlehem. Doing homage means to make an action of submission before a person of great dignity and authority.
A person would bow or prostrate himself. Homage is the proper attitude of humans before God. And we still continue this when we enter Church and genuflect before the Blessed Sacrament, or kneel during the Eucharistic Prayer and after receiving communion. The magi sought the newborn King of the Jews to do him homage. We also seek the Lord. Why? Why do we seek him? We seek him because we want him to be our king. We want him to be the focus of our lives. We are not satisfied with just calling upon him when we need him in times of crisis and challenge. We don’t just call out to Jesus when a loved one is hurting, or has died, or when we have strife in our family, or when we need help at school or at work.
We call out to him every day to be the center of our lives. This takes courage and determination. It is easy for us to say, “Lord, I need you here in my life, but not there. I need you in the hospital, but not when I’m thinking about going to that questionable party.” It is easy for us to ask the Lord to be with us as we care for a sick person, but not with us when we go with a person with whom we sin. We know that we can’t just call upon God some of the time, and ignore him the rest of the time. We don’t want a God who will leave us alone so we can join in with the sin of the world. We want a God who will help us conquer sin, conquer sin in the world and conquer sin in our lives. And so, we also, like the magi, do him homage. We prostrate ourselves before God and we proclaim with our hearts, with our words, and with our lives, “You are the Holy One. You are Our God.
Like the magi we have undertaken a journey. It is the journey of our lives. We journey to those places where the Lord is calling us to give witness to the world that He is the true King of the Universe. For our young people the places of their journey may include their schools, their colleges and those locations where they begin their adult lives. For our parents, the places of their journey may include each place their children need to go, each stage of their children’s lives. For each of us the places of our journeys include locations where people don’t usually go to look for God, like a stable, or a homeless shelter, or a prison or a rehab program.
Few of us here today have ever been to Bethlehem. Those who visited that holy place found that the manager was empty. But being a disciple of Jesus is not seeing him in the stable. It is living his gospel. Whenever we feed the poor, whenever we visit the sick or imprisoned, whenever we welcome the stranger, we are ministering to Christ himself. When we are patient with a relative who irritates us, when we are kind to the kid at school that everyone else mocks, when we listen to the person who is grieving or are generous with those who struggle, we are not only serving them. We are serving Jesus. Our lives are a journey seeking the Presence of the Lord. We journey with the magi to Bethlehem where we can find the Lord.
May our journey be safe, beautiful and full of the love of God. We cannot go with the Magi to Bethlehem but we can offer Christ our gifts. Not gifts of Gold, Frankincense and Myrrh but gifts of respect, compassion, and love.

No comments:

Post a Comment