Sunday, July 15, 2018

Suy Niệm Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm B

Suy Niệm Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm B
Sau năm 1975 Chú tôi là linh mục đang làm phó xứ ở nhà Thành Phố Rạch Giá, Kiên Giang được Đức Giám Địa phận gởi đến các xứ miền quê trong tỉnh Rạch giá để tìm những con chiên lạc trong chiến tranh với đôi bàn tay trắng, có những nơi không có nhà thờ, nhà xứ , ngài đã phải sống trong những căn nhà đỗ nát trong chiến tranh. Sau hơn 40 năm tôi không biết ngài đã đi về bao nhiêu vùng quê, vùng sâu, những vùng mà cả hàng chục năm không có bóng linh mục để truyền giáo và lập xứ, Không biết ngài đã lập được bao xứ đạo, và xây được mấy cái nhà thờ cho Giáo phận, nhưng cho đến này tới tuổi đã về hưu, ngài vẫn còn xin lập diểm truyền giáo mới trong vùng sau cách rạch sỏi hơn 10 cây số… Mỗi nơi ngài đến ngài đã thật sự đem Chúa đến cho mọi người.. Nơi ngài ở từ xứ lớn cho tới xư nhỏ Ngài luôn sống tự lập, mua ruộng đất, đào ao nuôi cá trồng rau để tự túc cho mình mà không phải nương tựa vào con chiên..
Câu chuyện mục vụ của chú tôi hôm nay đã nhắc lại cho chúng ta nhớ những lời Chúa Giêsu trong bài tin mừng hôm nay, khi ngài sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng về ơn cứu rỗi của Ngài: “ không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng;9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.” Tại sao Chúa Giêsu lại đưa ra cái đìều kiện này, và Ngài đã có chủ ý hay mục đích gì? Ngài ra lệnh cho các tông đồ không được mang theo bất cứ thứ gì theo người, dù là lương thực hoặc tiền trong túi của họ, thậm chí cũng không được mang theo một bộ quần áo thay đổi. Quan điểm của Chúa Giêsu là muốn các Tông đồ lên đường nhẹ, không hiều thứ , không vali kềnh càng…để họ có thể đi xă mà không mệt mọi, lo nghĩ cho, coi chừng những thứ mang theo đê họ có thể rảng rang để tiếp xúc với nhiều người. Trọng tâm của chuyển đi của họ là hoàn tầt cái nhiệm vụ mà Chúa giao phó, chứ không phải là đi tìm sự nghĩ ngơi thoải mái hay tìm sự nổi danh, muốn nhiều người biết đến, hoặc sự thành công riêng của chúng ta.
Khi Chúa Giêsu nói: "Bất cứ anh em đi đến đâu,và khi anh em đã vào nhà nào, thì hãy cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi." Ý của Ngài muốn nói với họ là bất cứ nơi nào và sự hiếu khách có thể tìm thấy, thì hãy cứ ở đấy, không nên tìm kiếm sự thoải mái hơn hay chỗ ở nào tốt hơn. Mối quan tâm của chúng ta ở đây là không phải tìm kiếm sự an toàn hay bảo đảm sự thoải mái của riêng của chúng ta, nhưng là để rao giảng Nước Thiên Chúa.
Những đều này có liên quan gì đến với chúng ta? Tất cả chúng ta, ai cũng được Chúa mời gọi làm Tông đồ, để truyền bá tin mừng và ơn cứ độ của Chúa Kitô bằng lời nói, hành động và lối sống của chúng ta. Chúng ta đừng nghĩ rằng những lời dạy trong bài tin mừng hôm nay là Ngài có ý muốn dạy riêng cho các vị linh mục, thầy sáu, tu sĩ, hay những nhà truyền giáo "chuyên nghiệp". Nhưng khi tất cả chúng ta được nhận phép rửa, chúng ta đã được kêu gọi để mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho thế giới xung quanh của chúng ta. Chúng ta có thể làm tốt hơn nếu chúng ta không bị những thứ vật chất cám dỗ lôi kéo và làm chia trí chúng ta. Rất nhiều những thứ không quan trọng đã làm mất thời giờ, sự chú ý, và tiền bạc của chúng ta một cách phi lý. Một số tiện ích như điện thoại di động có thể đóng góp cho sự thoải mái và tiện ích cho chúng ta, và chúng giúp chúng ta có được phương tiện để làm việc một cách hiệu quả và nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, thì những thứ tiện nghi này có thể sẽ biến chúng ta thành nô lệ cho chúng. Như chúng ta để ý thấy trong xã hội bây giờ, hầu hêt các thanh niên, thiếu nữ ai cũng đứng yên hay ngồi một chỗ bất kỳ ở đâu, ở quán cafê trên một góc phố hay bến xe buýt, hoặc vỉa hè lúc nào cũng đăm đăm nhìn vào chiếc điện thoại di động để chat với bạn bè hay mãi mê chiếc điện thoại bên tai nói chuyện mà không còn để ý nhưng gì đang xảy ra ngay bên cạch họ. Cuộc sống của tuổi trẻ ngày nay không thể sống mà không có một chiếc điện thoại di động. Ngay cả trong Thánh Lễ hoặc đi coi kịch ở sân khấu hay đi nghe các buổi hòa nhạc, chúng ta vẩn thường hay nghe thấy chuông điện thoại di động reo to làm cho mọi người đều chia trí lo ra và gây rối cho những gì đang xảy ra, như thể đó là một điều cấp bách, khẩn cấp nhất trong cuộc sống, như là vấn đề của sự sống và cái chết.
Có phải điều này có nghĩa là chúng ta phải sống như Mahatma Gandhi, hay như Thánh Phanxicô Assisi, hay sống như kẻ ăn xin nghèo khó? tứ cố vô than, bần cùng tận, cuộc sống không có gì. Nhưng tinh thần của Đức Kitô làm cho chúng ta tự giải thoát của dư thừa, sự không cần thiết. Những thứ có thêm, có nhiều hơn là những thứ chúng ta cần, đó là những thứ có trọng lượng và sẽ kéo chúng ta xuống, làm mất đi cái phẩm chất và tinh thần của chúng ta.
Tất nhiên, khi làm một công việc chuyên môn, ai mà không phải cần những món đồ nghề đặc biệt cần thiến cho nghề của mình. Ví dụ một người thợ mộc cần phải có công cụ riêng như cưa, bào, búa, đục.., một bác sĩ lâm sàng cần thiết bị đắt tiền để chuẩn đoánh bệnh, một bà nội trợ cần đồ dùng trong nhà bếp…v.v. Nhưng tất cả chúng ta, một số nggười có nhiều thứ hơn so với những người khác, chúng ta có thể thấy có nhiều thứ vật chất, của cài dư thừa mà nhiều khi chúng ta không cần đến. Đó là những thứ đã khiến chúng ta không thể còn suy nghĩ được một cách chính chắn, hay nói lên được một lời trung thực. Chúng ta không thể làm theo ý muốn của Thiên Chúa, nếu chúng ta bị gắn bó với những thứ vật chất hay sự ham danh, và quyền thế. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta đang ở trong một cuộc hành trình để đến với Thiên Chúa và thiên đàng. Chúng ta nên có càng ít "hành lý" mang theo, thì càng dễ dàng cho cuộc hành trình của chúng ta nhiều hơn. Chúng ta có thể tập trung vào những yếu tố cần thiết, và chúng ta cũng có thời giờ nhiều hơn để chúng ta có thể chuẩn bị cho tâm linh và cuộc sống nội tâm của chúng ta hơn. Chúng ta hãy lên đường trong cuộc hành trình vể với Chúa và nên bắt cước giống như Chúa Giêsu và những người môn đệ đã theo Chúa ban đầu.

No comments:

Post a Comment