Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 25 Thường Niên Năm A
Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giê-su kể cho chúng ta nghe một câu chuyện về những người công nhân đã ghen tị khi họ thấy những người khác làm việc ít giờ hơn nhưng nhận lại được cùng một ngày lương giống như những người khác. Trong đoạn Kinh thánh này Chúa Giêsu muốn cho chúng ta một lời mời gọi để trưởng thành lòng biết ơn cá nhân đối với công việc chúng ta được mời gọi để làm. Thật là một may mắn cho chúng ta khi có được một công việc, được chọn làm một nhiệm vụ và đóng góp cho một sự thành công. Công việc làm vừa lòng, thoải mái mặc dù có những khó khan và có khi chúng ta phải vất vả với công việc chúng ta làm. Thánh Gioan Phaolô II, đã từng nói: “Việc làm là điều tốt cho con người; điều tốt cho nhân loại; bởi vì qua công ăn việc làm, con người không chỉ biến đổi bản chất, điều chỉnh nó theo nhu cầu của chính mình, mà còn đạt được sự hoàn thiện trọn vẹn như một con người và thực sự theo một nghĩa nào đó, trở thành một "con người hơn" (Laborem Exercens).Chúng ta hãy tạ ơn Chúa về công việc mà Ngài đặt vào tay chúng ta và hoàn thành nó với khả năng tốt nhất của chúng ta để Ngài được vinh danh. Tâm hồn của chúng ta có thể dễ dàng chuyển từ lòng biết ơn sang sự phẫn nộ khi ai đó nhận được nhiều hơn những gì mà chúng ta đánh giá về sự giới hạn của họ. Chúng ta hãy xét lại tình hình của người đến làm vườn nho sau cùng. Có lẽ anh ta đã đứng chờ chực hàng giờ, lo lắng cố tìm cho được một việc trước khi anh ta được mướn? Có lẽ anh ấy đã lỡ dịp nên không được mướn ngay từ lúc ban đầu, hay là vì anh ấy đã lớn tuổi, hay anh ta bị tật nguyền hay anh ta đang phải săn sóc đứa con của anh đang đau ốm ở nhà không?
Chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết hoàn cảnh của người khác. Ngoài lòng biết ơn cá nhân về hoàn cảnh của chính mình, chúng ta còn được mời gọi để có sự đồng cảm với người khác. Nếu chúng ta cứ hay so sánh chính bản thân mình với người khác thì chắc chắn sự so sánh này sẽ ngăn cản khả năng của chúng ta để nhìn thấy mọi thứ từ góc độ nhìn của chúng; vì đó là cơ cấu căn bản cho sự đồng cảm. Chúng ta nên vui mừng trước sự may mắn của người khác và chúc tụng Thiên Chúa, Đấng đã phân phát mọi ân sủng cho chúng ta một mục đích như thư thánh Phao-lô viết gởi cho người Rô-ma, “Vì chúng ta có những năng khiếu khác nhau tùy theo ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, nên chúng ta hãy nên sử dụng chúng đúng cách” (Rôma 12 : 6).
Chúng ta luôn có thể tin tưởng vào sự phán xét tốt lành của Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta có được một nền tảng vững chắc về sự hiểu biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, chúng ta mới có thể thực sự vui mừng trước vận may của người khác.
Nếu chúng ta làm việc cả ngày như những môn đệ trung thành trong vườn nho của Ngài, thì chúng ta hãy chúc tụng Chúa. Nếu chúng ta tìm thấy được ý nghĩa và mục đích của mình trong Chúa sau này trong cuộc sống, thì hãy chúc tụng Chúa đi.
Dù có thế nào đi nữa, phần thưởng của chúng ta cho một công việc hoàn thành tốt đẹp vượt xa với những nỗ lực của con người. Chúng ta sẽ không bao giờ xứng đáng với thiên đường. Đó là món quà cho không mà Thiên Chúa ban tặng cho những ai biết yêu thương và phục vụ ngài trên thế gian này. Hôm nay, chúng ta hãy biết ơn Chúa vì Chúa đã cho chúng ta có được khả năng để làm việc trong vườn nho của Chúa, Chúng ta hãy rao truyền tin mừng đến với những linh hồn mà Ngài đặt trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta phát triển lòng trắc ẩn và sự đồng cảm với những người cần trở lại
Chúng ta muốn trở thành sứ giả của Ngài trong thế giới đau khổ này và tiếp cận để đáp ứng các nhu cầu về tinh thần, tình cảm và thể chất của người khác.
Twenty-fifth Sunday in Ordinary Time: Justice and Mercy
In the parable today, Jesus tells us a story about the workers became jealous when they saw that others who worked a shorter shift received the same daily wage. This passage is an invitation to grow in personal gratitude for the work we are called to do. It is a blessing to have a job, to be chosen for a task and to contribute to a cause. Work is gratifying, even though it can also be tiring and hard. St. John Paul II, once said: “Work is a good thing for man–a good thing for his humanity; because through work man not only transforms nature, adapting it to his own needs, but he also achieves fulfillment as a human being and indeed, in a sense, becomes "more a human being"(Laborem Exercens).
Let us thank God for the work he places in our hands and accomplish it to the best of our ability for his glory. Our hearts can easily move from gratitude to indignation when someone receives more than we judge is his or her due. Let’s look at the situation of the latecomer to the vineyard. Did he spend anxious hours looking for work before he was hired? Was he passed by earlier because he was older, handicapped, or dealing with a sick child at home?
We can never fully comprehend the plight of another. In addition to personal gratitude for our own situation, we are called to have empathy for others. Comparing ourselves to others blocks our ability to see things from their perspective; the basic requirement for empathy. We should rejoice in another’s good fortune and blessed be God, who distributes gifts according to a purpose as saint Paul wrote to the Romans, “Since we have gifts that differ according to the grace given to us, let us exercise them” (Romans 12:6).
We can always trust God’s good judgment. Only when we are firmly grounded in the knowledge that we are loved by God can we truly rejoice at another’s good fortune. If we labor all day as faithful disciples in his vineyard, blessed be God. If we find our meaning and purpose in God later in life, blessed be God. Either way, our reward for a job well done far surpasses our human efforts. We will never deserve heaven. It is God’s free gift given to those who know, love, and serve him in this world.
Today let’s be grateful for the ability to work in God’s vineyard, let’s spread the good news to the souls He places in our life. Let’s ask him to help us to grow in compassion and empathy for those in need of conversion.
We want to be His emissary in this suffering world and reach out to meet the spiritual, emotional, and physical needs of others.
No comments:
Post a Comment