Wednesday, April 8, 2020

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh


Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh (John 13:1-15, Xuất Hành 12:1-8,11-14 )
Trong dữ kiện của lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã chỉ dạy và hướng dẫn dân Israel là loại thú nào thì  được chọnvà phải làm như thế nào, phải nấu nướng và phải ăn thịt đó ra sao. Còn dân riêng của Chúa thì phải ăn mặc thứ gì và ra sao, và những gì mà mỗi hộ gia đình cần nên phải làm đ1ung như lời chỉ dậy để mọi ngưòi trong gia đình được cứu thoát khỏi những bệnh dịch và chết chóc.
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã hạ mình khiêm tốn m con người thấp hèn để rửa chân cho các môn đệ của Ngài.
   Từ hai dữ kiện trên, chúng ta có thể thấy rằng Chúa đã không đem đến cho chúng ta những sự ngạc nhiên. Vì mọi việc Chúa làm hay muốn làm, Chúa đã đều lên kế hoạch và tính toán trước sự hơn thiệt. Chúa nói với chúng ta và cho chúng ta thấy rõ những gì mà Thiên Chúa sẽ thực hiện và cách mà Ngài sẽ thực hiện như thế nào. Còn phần việc của chúng ta, Chúng ta chỉ cần phải làm là chú ý, và nghĩ đến Chúa luôn.
    Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa  ban cho chúng ta những ân sủng của ngài là luôn biết chú trọng tới những lòng tốt của Thiên Chúa qua sự rộng lượng và xót thương của Ngài vì Ngài không biết từ chối bất cứ những điều 
gì khi chúng ta cầu xin,  Nhất là những lúc chúng ta nói "xin vâng" với Ngài, và biết khiêm tốn khi chúng ta biết phục vụ anh chị em của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa tiếp tục kiên nhẫn với chúng ta bởi vì chúng tluôn luôn bị phân tâmbị cám dỗ và làm theo ý muốn của chúng ta hơn thay vì làm việc theo thánh ý Chúa.

REFLECTION
The Lord prepares us for every invitation he offers to us, just like the Passover and the Last supper. During the Passover account, God gave instructions to the Israelites on what kind of animal to choose, how to prepare it, how to eat it, what to wear, and what they should do so that their household would be saved from the plague. During the Last Supper, Jesus himself was the one who washed the disciples' feet and explained why he did so. From the two accounts, we can see that the Lord does not take us by surprise. He tells us and shows us how things are to be done. All we have to do is pay close attention to him.
            Let us ask the Lord God to grant us the grace to be attentive to His prodding, to be generous and not to hold back anything when we give our "yes" to Him, and to be humble as we serve our brothers and sisters. Let us ask Him to continue to be patient with us since we always get distracted and tempted to do our own will.

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh
Ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên đã được cử hành trong ngày Thiên Chúa Yavê giải phóng con cái Israel khỏi ách nô lệ và tù đày của người Ai cập. Đó là cách Thiên Chúa đã trực tiếp giải cứu dân của Ngài thoát khỏi sự nô lệ và được sống tự do; cuộc sống mới tự do đó là được sống gần gũi trong vòng tay thương yêu của Thiên Chúa.
Thánh Phaolô nói về Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu theo như cách Lễ Vượt Qua, bằng cách tập hợp lại với nhau trong sự hiệp nhất, từ bi, bình đẳng và thông cảm, Tất cả những người đã tin vào Chúa đã trải nghiệm được thế giới mới ngay cả khi họ còn sống. Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu cũng kính nhớ mỗi ngày như là một dấu chứng của thế giới. Thánh Phaolô đã phải  giận dữ vì những người đã sử dụng Thánh Thể cho những mục tiêu cá nhân hay chủ đích ích kỷ và làm giảm đi cái ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể này
Việc rửa chân trong Bữa Tiệc Ly không được viết vào kinh thánh để chúng ta có thể coi đó như một nghi lễ  của ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nhưng đó là một mô hình cho đời sống Kitô hữu; Với việc phục vụ trong sự khiêm tốn và yêu thương, không phô trương, ích kỷ và thích thống trị người khác.
Đó sẽ là kim chỉ nam để chúng ta sống mỗi ngày, không phải là chỉ sống trong Tuần Thánh mà thôi, nhưng mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Đó là ý nghĩa của Phép Thánh Thể; đó là đức tin Công Giáo của chúng ta.
Chúng ta thường không rửa chân cho nhau, vậy chúng ta có thể làm gì để thể hiện sự kính trọng hay tôn trọng lẫn nhau? Chắc là chúng ta sẽ có cơ hội này mỗi ngày? Bí Tích Thánh Thể hay Bữa Tiệc Ly của Chúa không chỉ là một nghi thức, nhưng đó là một lối sống.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được giải thoát khỏi những thái độ tự kỷ và phô trương của chúng con và dạy cho chúng con iết khiêm tốn phục vụ Chúa và tha nhân một cách yêu thương và tạn tình.

REFLECTION SG 2018
 The first Passover celebrated the liberation of the children of Israel from slavery and danger. It was a passage from one type of life to another — the new life being one of freedom and the experience of God’s nearness and compassion. Paul talks of the Lord’s Supper in the same way; by gathering together in unity, compassion, equality, and empathy, believers experienced the world to come even while still alive. They also served as a sign to the world. Paul’s anger targeted those who used it for selfish ends, thereby weakening it as a sign.
The foot washing at the Last Supper was not written into the bible so that we could have a Holy Thursday ritual. It is a model of Christian life — humble and loving service, free of ego, self-seeking, and domination.
It is to be lived every day, not just during Holy Week. It is what the Eucharist means; it is what our Christian faith means. We don’t literally wash feet very often — what sort of things can we do to show the same reverence and respect for others? We will be given opportunities every day. The Eucharist or Lord’s Supper is more than a ritual, it is a way of life.  Lord, May I be freed of my egoistic and self-seeking attitudes and serve You lovingly.

No comments:

Post a Comment