ASTM- Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay- Năm A
Genesis 12:1-4, 2 Timothy 1:8-10, Matthew 17:1-9
Thưa quý cụ qúy ông bà và anh chị em;
Có một câu chuyện huyền bí trong sách các Vua quyển thứ hai, có thể giúp chúng ta hiểu được những điều đã xảy ra trong biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor.
Như chương 6 trong Sách Các Vua quyển Thứ Hai kể rằng, khi quân Israel đang chiến đấu với quân đội xứ Aram, thì Tiên Tri Êlisa, người của Thiên Chúa đã được Thiên Chúa cho biết rõ tất cả những kế hoạch chiến lược của quân đội xứ Aram, đã tiết lộ cho Vua Isarael biết, vì thế Quân Isarel luôn được chiến thắng.
Lúc đầu, Vua xứ Aram nghĩ rằng một trong những sĩ quan của ông đã làm gián điệp cho quân Israel, nhưng khi ông biết được sự thật Tiên Tri Elisa là Người đã biết được kế hoạch của ông, nên ông đã cho quân đến vây bắt Tiên tri Êlisê.
Và trong đêm đó, quân đội xứ Aram đã nhanh chóng bao vây nơi Tiên Tri Elisa ở để lung bắt ông. Khi sang sớm thức dậy, người đầy tớ của Tiên tri Êlisê thấy quân đội Aram bao vây quang vùng thì ông đâm ra lo sợ cho sự an toàn của chủ mình là tiên tri Elisa.
Vì thế ông chạy đến báo cho tiên tri Ê-li-sê biết và nói rằng: "Ôi, chúa tôi, chúng ta phải làm gì?"
Tiên tri trả lời, "Đừng sợ. “Vì những người ở với chúng ta đông hơn là những người ở với chúng".
Nhưng người đầy tớ đã thưa:“ai có thể tin được như thế, khi những ngọn núi xung quanh đã bị quân đội xứ Aram vây kín và chờ tiến quân?”
Vì thế, Tiên tri Êlisa đã cầu nguyện với Chúa rằng: "Lạy Chúa, xin mở mắt nó ra để nó thấy."
Chúa đã mở mắt người đầy tớ của ông và nó thấy núi đầy những ngựa và xe đỏ như lửa vây quanh ông Ê-li-sa.(II Các Vua 6: 8-23 ).
Cái thị kiến này là tất cả những gì mà người đầy tớ của tiên tri Elisa cần thấy để trấn an. Đoạn cuối của câu chuyện là không phải chỉ tiên tri của Thiên Chúa được an toàn, nhưng quân đội của nguời xâm lược đã phải xấu hổ, và nhục nhã.
Thưa Quý Cụ quý ông bà và anh chị em,
Qua câu chuyện này có thể giúp chúng ta hiểu được những gì đã xảy ra trong việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor như đã được viết lại trong bài tin mừng hôm nay.
Sứ vụ rao giảng của Đức Jêsus trong khoảng thời gian này cũng rất giống như thời điểm mà tiên tri Êlisa đã bị quân thù người Aram đang tìm cách tấn công từ mọi phía.
Các môn đệ của Chúa Giêsu, và ông Phêrô nói riêng, cũng cảm thấy giống như người đầy tớ của tiên tri Ê-li-sa, ông đã sợ hãi và lo lắng cho sự an toàn của Thầy mình.
Chúng ta hãy nhớ rằng ngay trước khi Chúa Giêsu lên núi biến hình, Chúa Jêsus đã hỏi các môn đệ là: dân chúng và họ đã nghĩ Ngài là ai, thì ông Phêrô đã trả lời chính xác là Ngài là “Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”,
Chúa Jêsus chúc mừng ông vì ông đã ơn Chúa soi sáng.
Và sau đó Ngài cũng đã cảnh báo và chuẩn bị cho họ biết về cái khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Nhưng ông Phêrô không chuẩn bị cho điều này, nên ông phản kháng một cách rõ ràng.
Ông kéo Chúa Giêsu lại với mình và lên tiếng trách Ngài: "Thiên Chúa thương! Chứ sẽ có đâu như thế!"
Nhưng Chúa Giêsu quay lại, và nói với Phêrô: "Xéo đi sau Ta! Hỡi Satan! Ngươi là cớ vấp phạm cho Ta, vì ý tưởng của ngươi không phải ý tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người".(Mat. 16: 13-23).
Cũng giống như người đầy tớ của tiên tri Elisa, ông Phêrô cần có cái một tầm nhìn từ quan điểm của Thiên Chúa,
để ông thấy rằng mặc dù Chúa Jêsus có phải chịu đau khổ, chịu nhục hình và cái bản án phải chết, nhưng Thiên Chúa vẫn ở với Ngài, Thiên Chúa vẫn theo dõi, nâng đỡ và kiểm soát mọi việc sẽ xảy ra.
Cuối cùng Thiên Chúa sẽ thấy Ngài được chiến thắng những kẻ thù của Ngài như tiên tri Elisa đã làm. Điều mà ông Phêrô và các môn đệ của Chúa Giêsu cần phải có là họ phải để Chúa mở mắt họ và cho họ thấy sự hiện hữu và sự vĩnh cửu của Thiên Chúa với Chúa Giêsus Kitô của họ. Sự kiện biến hình của Chúa Giêsu chính là cái kinh nghiệm đó.
Trong lúc Chúa Giêsu biến hình, ông Phêrô đã đề nghị làm ba cái lều, một cái cho Chúa Giêsu, một cái cho ông Môisen và một cái cho ông Ê-lia.
Chúng ta cũng thường có khuynh hướng suy nghĩ như ông Phêrô khi nói, "Thưa Ngài, may quá có chúng tôi ở đây! "
Ông phêrô đang nghĩ về vẻ đẹp của nơi này. Nhưng, có lẽ ông đã không nghĩ đến vẻ đẹp của ngọn núi Tabor, mà ông đã nghĩ đến sự an toàn của ngọn núi này đối với Thầy mình.
Ông đã bận tâm về sự an toàn của thầy mình cũng giống như người đầy tớ của tiên tri Ê-li-sa.
Nhưng khi đôi mắt của ông Phêrô được mở ra khi thấy Chúa Giêsu biến hình và ông nhìn thấy Chúa Giêsus thầy của ông đang tắm trong sự vinh quang của Thiên Chúa hiện diện. Và nỗi sợ hãi của ông đã biến mất, khi Chúa Giêsus quay sang các ông và nói rằng: “Hãy chỗi dậy, đừng sợ nữa.” .
Mỗi khi chúng ta hợp nhau tham dự Thánh lễ và Mầu nhiệm phép Thánh Thể, chúng ta cũng trải qua một khoảnh khắc biến hình của Chúa Giêsu, Qua Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu Kitô đã biến hình ngay trước mắt chúng ta, Ngài đã biến hình dưới dạng bánh và rượu để trờ thành Mình và Máu Thánh của Ngài.
Xin vì sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha hiệp thông với chúng ta để lấy đi tất cả những sự sợ hãi và nghi ngờ ngay trong lòng của chúng ta và xin Chúa cũng cố lòng tin của chúng ta để chúng ta có thể đứng dậy và can đảm để đối phó với những thử thách, những sự xét đoán, những đau khổ và cái chết, mà chúng ta phải bước qua trước khi chúng ta có thể thông phần vinh quang với Thiên Chúa trong Nước Thiên Đàng.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý cụ quý ông bà và anh chị em trong mùa Chay thánh này.
Homily for2nd Sunday of Lent-A
There is a mysterious story in 2 Kings that can help us understand what is happening in the transfiguration. Israel is at war with Aram, and Elisha the man of God is using his prophetic powers to reveal the strategic plans of the Aramean army to the Israelites. At first the King of Aram thinks that one of his officers is playing the spy but when he learns the truth he despatches troops to go and capture Elisha who is residing in Dothan. The Aramean troops move in under cover of darkness and surround the city. In the morning Elisha’s servant is the first to discover that they are surrounded and fears for his master’s safety. He runs to Elisha and says, “Oh, my lord, what shall we do?” The prophet answers, “Don’t be afraid. Those who are with us are more than those who are with them.” But who would believe that when the surrounding mountainside is covered with advancing enemy troops? So Elisha prays, “O Lord, open his eyes so he may see.” Then the Lord opens the servant’s eyes, and he looks and sees the hills full of horses and chariots of fire all around Elisha (2 Kings 6:8-23). This vision was all that Elisha’s disciple needed to reassure him. At the end of the story, not only was the prophet of God safe but the invading army was totally humiliated.
This story can help us understand what is going on in the transfiguration because at this stage in his public ministry Jesus is very much like Elisha, hemmed in on every side by his foes. His disciples, and Peter in particular, feel very much like the servant of Elisha, afraid and anxious for their master’s safety. Remember that just before the transfiguration Jesus asked his disciples whom the people and they themselves think he is. When Peter gives the correct answer that he is the Christ, Jesus congratulates him and then proceeds to warn them and prepare them for his unavoidable suffering, death and resurrection. But Peter is so unprepared for this that he protests visibly. He takes Jesus aside and begins to rebuke him. “Never, Lord!” he says. “This shall never happen to you!” Jesus sharply corrects him, telling him that he is seeing things from a purely human point of view (Matthew 16:13-23). Like Elisha’s servant, Peter needed a vision from God’s point of view, to see that in spite of the death sentence hanging over the head of Jesus, God is still with him, God is still in control of events, God will see to it that in the end he triumphs over his foes as Elisha did. What Peter and his fellow disciples needed was for God to open their eyes and them give them a glimpse of God’s abiding presence with their master Jesus. The transfiguration is that experience.
A certain missionary on a study trip to the Holy Land was visiting Jaffa (Joppa) where Peter was residing when he baptized Cornelius (Acts 10). The breath-taking beauty of this small seaside town was such that it inspired him to come up with this joke:
At the transfiguration Peter offered to build three tents, one for Jesus, one for Moses and one for Elijah. Jesus said, “And what about you, Peter?” And Peter replies, “Don’t worry about me Lord, I got a better place in Jaffa.”
We tend to think that when Peter said, “It is good for us to be here” he was thinking about the beauty of the place. But Peter was probably thinking not of the beauty of the mountain top but its safety for his master. He was preoccupied for the safety of his master just as the servant of Elisha was. But when his eyes were opened at the transfiguration and he saw his master Jesus bathed in the glory of the divine presence his fear evaporated. And Jesus turns to him [them] and says “Get up now, stop being afraid.” This is a more exact rendering of the Greek present tense imperative of prohibition.
Every time we gather for the Eucharist we experience a moment of transfiguration where our divine Lord is transfigured before our eyes in the forms of bread and wine. May the reassurance of God’s loving presence with us at communion take away all fear and doubt from our hearts and strengthen us to get up and face with courage the challenges and trials, sufferings and, yes, death, that we must pass through before we can share in the divine glory.
No comments:
Post a Comment