Suy Niệm Bài Đọc lễ Thánh Andrê Tông Đồ
Trong Tin Mừng hôm nay chúng ta được biết rất ít các chi tiết mà Chúa Giêsu đã đã thực hiện việc kêu gọi các môn đệ và tông đồ của Ngài. Tất cả chúng ta chỉ được biết qua bài Tin Mừng hôm nay là việc Chúa Giêsu gọi hai cặp anh em để đi theo Ngài làm môn đệ, hai cặp anh em đó là Phêrô, Andrê, Giacôbê và Gioan. Chúng ta tự hỏi Chúa Giêsu đã nói gì với họ mà họ đã có cảm hứng để bỏ tất cả mọi thứ họ đang làm để theo Chúa, một người không quen không biết, một người xa lạ đối họ? Chúa Giêsu đã nói những gì để thuyết phục họ để họ theo Ngài? Làm thế nào mà Chúa Giêsu đã có dịp để tiếp cận và quen với họ? Trong việc Chúa Giêsu đối xử với họ có cái gì đột xuất khác thường mà làm họ tin và theo Chúa?
Tin Mừng không cho chúng một câu trả lời rõ ràng, Tuy nhiên, chúng ta có thể, phản ánh và đặt mình vào vị trí của các tông đồ đầu tiên như Andrê hôm nay. Chúng ta hãy thử tưởng tượng cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay, đang bị cuốn trôi vào dòng đời với sự hối hả, vội vàng và nhộn nhịp của cuộc sống hàng ngày, và sự bận rộn với công việc kiếm sống cho gia đình, bận rộn với việc học hành nơi trường học, hay xã hội, vv . Sau nữa, chúng ta hãy tưởng tượng một người lạ mặt đến với chúng ta và nói, "Hãy đến, hãy theo tôi!" Chúng ta sẽ nghĩ gì và phải làm gì? Chúng ta có thể nói với người dó rằng: bộ anh điên hay sao mà bảo tôi bỏ tất cả công danh sự nghiệp gia đình của tôi để theo anh? Có lẽ chúng ta sẽ cần thời gian để tìm hiểu nơi người đó có những phẩm chất gì, để cho chúng ta có thể nhận ra anh ta có thể là một người lãnh đạo xứng đáng của chúng ta? Có lẽ chúng ta phải gãi đầu, gãi cổ để suy nghĩ về một số đặc điểm về người đó: sự trung thực, tính toàn vẹn, sự rộng lượng, uy tín, và những số ưu điểm khác của người ấy. Chúng ta chắc chắn không dễ gì bỏ tất cả để theo ngươi mà chúng ta không hề quen biết.
Theo trí tưởng tượng của chúng ta, chắc chắn các tông đồ đã có cái nhìn quan sát như thế và đã nhận thấy được những phẩm chất tuyệt hảo và sự lôi cuốn nơi Chúa Giêsu. Còn những gì đặc biệt khác nơi Chúa có lẽ sẽ thuyết phục được họ trong những bước đường theo Chúa mỗi ngày của họ.? Đây cũng là những phẩm chất mà chúng ta cần phải tìm thấy nơi người mà chúng ta muốn lựa chọn là người lãnh đạo của chúng ta. Đây cũng là những giá trị phẩm chất mà chúng ta cần nên dạy con em của chúng ta và thúc đẩy những phẩm chất ấy trong xã hội mà chúng ta đang sống. Vì đó là những đặc điểm làm cho chúng ta trở nên giống như Chúa Giêsu, và nếu như trong cuộc của chúng ta được ngày càng trở nên giống như Ngài, thì chúng ta sẽ chắc chắn sẽ được cứu.
Suy Niệm Bài Đọc lễ Thánh Andrê Tông Đồ
Thánh Andrê lúc đầu là môn đệ và đi theo Thánh Gioan Tẩy Giả. Khi Andrê và Phêrô được Chúa Giêsu gọi để theo Ngài, và để trở thành những người thợ đánh cá người.. Họ đã để lại tất cả mọi thứ để theo Ngài. Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng tất cả những ai, Do Thái hay Dân Ngoại đều giống như nhau, được gọi để theo Chúa Giêsu, nhưng không phải tất cả mọi người biết lắng nghe Tin Mừng của Chúa. Chúng ta đã nghe lời mời gọi đó và thể hiện sự chấp thuận của chúng ta bằng cách tin tưởng từ trong tâm hồn và thú nhận với đôi môi tuyên xưng đức tin của chúng. Đức tin mà chúng ta đã nhận được là khotàng to lớn lớn nhất của chúng ta và nếu để mất đức tin đó thì chúng ta sẽ có sự mất mát to lớn nhất của cuộc đời chúng ta. Vì nó là một món quà vô giá và và cao quý vô cùng đã được trao ban cho tất cả con người nhân loại chúng ta, Do đó chúng ta phài dồn nỗ lực của chúng ta để chia sẻ niềm tin này cho người khác như thánh Phêrô và Anrê , những kẻ 'chài lưới người ". Sự Chia sẻ đức tin này có thể được thực hiện bằng nhiều cách, và các phương tiện sẵn có nơi mỗi người chúng ta đó là sống một đời sống Kitô hữu tốt hơn, nuôi dưỡng đức tin của chúng ta bằng tình yêu của Thiên Chúa trong lời cầu nguyện kiên trì và liên tục. Kinh nghiệm của Thánh Thêrêsa Hài Đồng, Bổn Mạng của các cộng đoàn truyền giáo, người đã làm công việc truyền giáo của mình ngay bên trong các bức tường cấm của một tu viện kín, là sự đảm bảo cho chúng ta rằng: chúng ta cũng có thể cộng tác với Chúa Giêsu trong Giáo Hội bằng cách loan báo Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa đến tất cả mọi người. Lạy Chúa, Xin cho những gương sáng cuả thánh Andrê thúc đẩy nơi chúng con sự mong muốn và khát khao chia sẻ niềm tin của chúng con với những người khác, đặc biệt là biết rộng lượng trong tình yêu thương Chúa và những người chung quanh chúng con.
Nov 2013 St Andrew, Apostle (Rom. 10:9-18; Mt. 4:18-22)
Andrew had been a follower of St John the Baptist. When he and Peter were called by Jesus to be His followers, and fishers of men, they left all things to follow Him. In the first reading, St Paul tells us that all men, Jews and Gentiles alike, are called to follow Jesus but that not all will listen to the Good News. We have heard that call and manifest our acceptance by believing from our heart and confessing with our lips. The faith we have received is our greatest treasure and to lose it would be our greatest loss. Since it is a priceless gift and is offered to all men and women, it shoud be our endeavour to share this faith like Peter and Andrew who were ‘fishers of men’. This sharing of faith can be done in many ways, and the means available to each one of us is to live a better Christian life nourished by the love of the Lord in prayer.
The experience of St Theresa of the Child Jesus, Patroness of the Missions, who did her missionary work from within the walls of a convent, is our assurance that we too can collaborate with Jesus in the Church by spreading the Good News of God’s love to all people.
• Lord, may the example of St Andrew spur within us the desire to share our faith with others, especially by being generous in loving You and our fellowmen and women.
Suy Niệm Tin Mừng thứ Bảy tuần thứ 34 Thường Niên
Hôm nay chúng ta đã đến ngày cuối cùng cùa Mùa Thường niên, và đang đến với những ngày cuối
cuộc đời rao giảng công khai của Chúa Giêsu,
Thánh Luca trong bài Tin Mừng hôm nay để lại cho chúng ta một lời cảnh báo khá nghiêm khắc là
chúng ta phải biết sống tốt và cầu nguyện trong mọi lúc. Như thánh Luca đã bảo chúng ta là chúng ta phải sống trong sự sẵn sàng cho cái chết, phải chuẩn bị cho cái chết của
chúng ta bất cứ lúc nào, và sự chết sẽ đến
với chúng ta bất cứ khi nào. Những lời này có vẻ không phải là một ý nghĩ để an ủi chúng ta trong ngày cuối của năm phụng vụ, cũng như vào ngày cuối
cùng trước khi chúng ta bước vào Chúa Nhật đầu của Mùa Vọng.
Tất cả phụng vụ, qua những ngày sắp tới trong mùa Vọng, đại
lễ giáng Sinh, Mùa Chay và Phục Sinh, cũng như mùa Thường Niên trong năm, Giáo Hội có ý muốn dạy chúng ta sống cuộc sống
tốt đẹp, phải chuẩn bị cho cuộc sống mai sau của chúng ta với cuộc sống của chúng ta trên trái đất này trong sự hòa khí, an vui. Trong bài Thánh Vịnh đáp ca
hôm nay Giáo Hội muốn dùng để đưa chúng ta trở lại với sự sáng thế hay khởi đầu của tất cả mọi thứ:
Thiên Chúa Đấng là Tạo Hóa, người mà đã tạo dựng nên chúng ta và chúng ta thuộc về Người và chúng ta phải cúi xuống và quỳ lạy và thờ phượng trước mặt Người, vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng
ta, chúng ta thuộc về Người trong cuộc đời của chúng ta trong thế gian này, chúng ta hy vọng một cuộc sống mãi mãi và đời đời.
Lạy Chúa là Cha trên
Trời, Chúa đã tạo dựng nên chúng con và phục hồi chúng con trong tình yêu của Chúa trong Đức Giêsu Kitô, để hướng dẫn chúng con cách sống trong sự thánh thiện và vẹn toàn để chúng con có thể sống với Chúa mãi mãi đến muôn đời.
Saturday 4th Week in Ordinary Time
Almost at the end of his account of the public
life of Jesus, Saint Luke leaves us with a rather stern warning to lead good
lives and to pray at all times. It is as if he were telling us to live our
lives in readiness for death, to be prepared for death at any moment, whenever
it comes. It may not seem a very consoling thought with which to end out the
liturgical year, on the last day before the first Sunday of Advent.
The whole liturgy, through the great season as well as through the Ordinary time of the year, is intent on teaching us to live good lives, to be prepared to face the end of our lives on earth in peace and joy.
The responsorial psalm brings us back to the beginning of all things: to God the Creator, to whom we belong and before whom we should bow down and kneel in worship, for God made us, we are his during our life in this world, and we hope, for ever in eternal life.
The whole liturgy, through the great season as well as through the Ordinary time of the year, is intent on teaching us to live good lives, to be prepared to face the end of our lives on earth in peace and joy.
The responsorial psalm brings us back to the beginning of all things: to God the Creator, to whom we belong and before whom we should bow down and kneel in worship, for God made us, we are his during our life in this world, and we hope, for ever in eternal life.
Father in Heaven, You created us and restored
us to your love in Christ, so guide us in the way of holiness that we may live with
You forever.
No comments:
Post a Comment