Friday, June 3, 2011

Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục sinh

Thưa quý Ông bà và anh chị em, Có khi nào "buồn khổ"và "vui mừng" đi chung với nhau không?

Chúa Giêsu đã đưa ra sự tương phản giữa sự đau buồn khổ sở trong hiện tại với vinh quang trong tương lai cho những ai đặt hy vọng của họ vào Thiên Chúa.  Đối với dân Israel, thời gian được chia thành hai thời đại, Thời đại hiện tại và thời đại tương lai. Các tiên tri đã tiên đoán sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế sẽ như tia sáng  bình minh của thời đại mới.  Chúa Giêsu nói với các môn đệ hai sự việc rất là quan trọng. Đó là, Chúa phải từ giã các môn đệ của Ngài để trở về cùng Chúa Cha. Việc thứ hai, Chúa Giêsu hứa là sẽ trở lại trong ngày sau hết để mở màn cho một thời đại mới trong vương quốc Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đến thế gian và làm đảo ngược vận mạng của thế giới. Thế giới hôm nay nói với chúng ta rằng đừng bao giờ làm uổng phí thời gian, hãy huởng thụ, cứ vui chơi trác tán, hãy huởng thụ tất cả những gì đang có được ở cuộc đời này.  Chúa Giêsu điểm chỉ đến một niềm vui khác hẳn thế gian, niềm đó vượt xa hẳn bất cứ điều gì mà thế gian này có thể có được. Chúa Giê-su làm đảo lộn nỗi đau buồng trong hiện thành niềm vui hoan hỉ trong tương lai. Nó giống như người phụ nữ trong lúc sinh con phải chịu nỗi đau hành hạ khi sinh đứa con đầu lòng, nhưng  sau khi đứa con được sinh ra, bao nhiêu đau đớn, u buồn, lo lắng đều tan biến, và sau đó những niềm vui sướng khôn cùng.

Chúng ta không thể tránh được những nỗi đau khổ, lo sợ và nỗi buồn nếu chúng ta muốn theo chân Chúa Giêsu đến Thập Giá. Nhưng thông qua Thấp Giá của Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy tự do, chiến thắng, và niềm vui. Thomas Aquinas nói: "Không ai có thể sống mà không có niềm vui Đó là lý do tại sao một người đàn ông hay phụ nữ bị tước đoạt niềm vui tinh thần sẽ tìm đến thú vui xác thịt.".

Chúng ta, những Kitô hữu của thế kỷ 21, cảm thấy các nhu cầu cần thiết hơn so những Kitô hữu thời thế kỷ thứ Nhất. Chúng ta cũng muốn thấy Chúa Giêsu, để cảm nghiệm sự hiện diện của Người ở giữa chúng ta, để củng cố đức hạnh, củng cố niềm hy vọng, củng cố đức tin và đức mến của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy buồn nếu chúng ta nghĩ rằng Ngài không còn ở giữa chúng ta, hoặc nếu chúng ta không thể cảm nhận và phát hiện sự hiện diện của Chúa, hoặc nghe những tiếng Chúa. Nhưng những nỗi buồn này trở nên những niềm vui hoan hĩ khôn cùng khi chúng ta cảm nghiệm xác định sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta.

No comments:

Post a Comment