Sunday, January 1, 2023

Bài Giảng Lễ Kính Thánh Gia Dec 26, 2021

 

Bài Giảng Lễ Kính Thánh Gia Dec 26,  2021

Hôm nay Giáo hội mừng lễ Thánh Gia chỉ sau một ngày chúng ta mừng lễ Giáng Sinh, đây là một trong những việc mà Giáo hội muốn đặt sự Giáng Sinh của Chúa Kitô trong một bối cảnh quan trọng đối với chúng ta.
            Khi Thiên Chúa sai Đấng Cứu Chuộc ến với nhân loại, Ngài đã không xuất hiện một cách bí ẩn từ hư không, Ngài cũng không từ Thiên đàng xuống đến với thế gian của chúng ta một cách đột ngột. Đấng Cứu Chuộc của chúng ta chính là Thiên Chúa, ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa.
            Ngôi thứ hai này cũng là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Đấng có quyền năng tạo dựng nên tất cả tạo vật. Chính Thiên Chúa trong tư cách là ngôi thứ hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, là Ngôi Lời Thiên Chúa, đã mặc lấy xác phàm và sinh ra trong thế giới của chúng ta cũng giống như chúng ta, con người mà Ngài đã tái nên.
   Chúng ta vừa mừng kính ngày giáng sinh của Chúa Kitô được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria tại Bethlehem ngày hôm qua, và hôm nay chúng ta Mừng kính lễ Thánh Gia Thất một gia đình thật sự Thánh.
            Sau 12 năm Chúa Kitô được sinh ra  làng Bethlehem, Hôm nay Tin Mừng thuật lại cho chúng ta biết về chuyến hành hương đến Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Họ đã lạc mấ Chúa Giêsu trên đường trở về Na-xa-rét. Cả Mẹ Matia và Thánh Giuse đều cho rằng Chúa Giê-su đang ở đâu đó trong đoàn người về cùng với bạn bè và những  người thân.
            Sau một ngày tìm kiếm Chúa Giêsu, Thánh, Giuse và Mẹ Maria đã phải trở lại Jerusalem để tìm kiện Chúa Giêsu, họ đã tìm kiếm khắp nới nhưng không tìm thấy Chúa... Sau Ba ngày tìm kiến và lo lắng cho Chúa Giêsu họ trở lại Đền thờ và Thánh Giuse và Mẹ Maria đã tìm thấy Chúa đang ở trong đền thờ  và đang ngồi giữa đám linh sư và biệt phái
            Nếu như con cháu của chúng ta đi lạc trong vài giờ đồng hồ thì chắc chắn chúng ta đã phải phát điên lên rồi.. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung ra sự lo lắng và đau khổ từng giờ trôi qua tích tụ trong lòng Mẹ Maria và thánh Giuse khi mà họ chưa tìm được tung tích của Chúa Giê-su.
            Cha mẹ nào mà không sợ hãi, lo lắng, hồi hộp cho số phận con của mình, khi còn quá nhỏ mà phải lạc mất bố mẹ và những người thân quen. Cho dù là đứa trẻ vô tình đi lạc hay ngỗ nghịch cố ý bỏ trốn giađình bố mẹ, những cảm xúc đau khổ, lo sợ trong trái tim của mỗi cha mẹ đều giống nhau.
            Hôm nay, chúng ta mừng Lễ Thánh Gia nhắc nhở chúng ta rằng gia đình thánh thất này bao gồm có Mẹ Maria, người đã được thụ thai qua phép Chúa Thánh Thần và là đấng vô nhiễm nguyên tội, Thánh Giuse, Người mẫu của đức tin và công chính, và Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Chúng ta thấy đây như là một sườn mẫu đầu tiên mà Thiên Chúa tạo ra chúng ta cho gia đình.
            Đây là lý do tại sao Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta mỗi ngpười khác biệt nhau, Chúa đã tạo nên con người chúng ta có nam, có nữ; có trẻ, có già; có người có tài khéo léo, có người lại chậm chạm; có người khỏe mạnh, cũng có người yếu ớt. Vì ta chúng ta cần có nhau và nhu cầu đó thúc đẩy chúng ta hình thành một gia đình. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, gia đình không chỉ xuất phát từ nhu cầu, mà gia đình còn là một cái gì đó sâu sắc hơn. Chúng ta tìm thấy sự chia sẻ, thỏa mãn trong gia đình.
  Trong xã hội chúng ta ngày nay, gia đình chúng ta thường phải đối mặt với một hiểm họa to lớn: đó là chủ nghĩa cá nhân sai lầm; cảm giác mà chúng ta có thể tự mình tạo ra. Việc sống tự lập nhất định là tốt, nhưng nếu một người cố tự biệt lập chính mình xa với mọi người khác thì chắc chắc sẽ có một kết quả thật thảm hại, không tốt. Những người trẻ, đôi khi, nổi loạn và cắt đứt bản thân với gia đình.
            Nhưng những người lớn tuổi chúng ta đôi khi cũng có người sau khi về hưu muốn tạo cho mình một cuộc sống độc lập sai lầm. Một số người trong chúng ta có thể đã nói: "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho con mình" Có hai lý do tại sao không ai nên nghĩ và nói "Tôi không muốn trở thành gánh nặng." Thứ nhất, đó không phải là một vấn đề của sự lựa chọn. Không ai muốn trở thành gánh nặng cho ai, nhưng chúng ta đang hoặc có thể sẽ trở thành gánh nặng lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Như ở Hoa Kỳ có người nghĩ rằng ông ta có thể giải quyết cái gánh nặng cho con cháu qua việc tự tử qua sự hỗ trợ của bác sĩ nhưng người đó đâu có biết là họ đang tự đặt mình vào cái gánh nặng hưn và tồi tệ hơn cho những người thân yêu của mình.
            Thứ hai và đây là điểm thực sự mà gia đình phải mang một gánh nặng đó là việc mang thai ngoài ý muốn hay ít nhất vợ chồng này này chưa có kế hoạch cho chính họ. Nên nhớ Thiên Chúa đã lên kế hoạch sẵn cho mỗi mần sống trong bụng mẹ, gánh nặng của một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt. Hoặc một người lớn không có trí tuệ hay tâm thần bình thường. Và đối với những người cần được giúp đỡ đặc biệt, thì một lần nữa gánh nặng này chính là sự phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Gia đình có nghĩa là mọi người chia nhau những gánh nặng của nhau.
Chúng ta thấy điều đó trong Thánh Gia. chúng ta biết, Mẹ Maria và Thánh Giuse đã có một người con đặc biệt. Hôm nay chúng ta có một cái nhìn thoáng qua khi nghe tình tiết bí ẩn về việc Chúa Giê-su biến mất trong ba ngày và sau đó bố mẹ Ngài đã tìm thấy ngài trong Đền thờ.
            Không phải gia đình nào trong chúng ta cũng đã phải trải qua thời gian lo sợ và đau khổ khủng khiếp sao?
            Trong dịp Lễ Thánh Gia Thất Giáo hội muốn nhắc nhở cho chúng ta hai điều quan trọng có thể giúp chúng ta sống mạnh trong đức tin của mình. Thứ nhất là Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là Gia đình Thánh, nhưng không phải là một Gia đình hoàn hảo. Cũng giống như tất cả những gia đình khác trong thế gian, họ cũng đã có những khoảnh khắc khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta không nên ngần ngại dâng những hoàn cảnh khó khân của gia đình chúng ta đến với Thánh Gia và biết tin tưởng rầng Thánh Gia sẽ hiểu và giúp đỡ chúng ta qua lời cầu bầu và can thiệp của Chúa Ngôi Hai, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse.
             Điểm thứ hai là mỗi gia đình được mời gọi trở thành một Gia đình Thánh. Chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện bằng cách lớn lên trong tình yêu thương dành cho nhau một cách vô điều kiện, cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho nhau.
            Đau khổ và gánh nặng đến với gia đình, đại gia đình và gia đình giáo xứ. Chúng ta biết một số người trong chúng ta cảm thấy muốn rút lui, thoát ly khỏi gia đình. Chúng ta có thể nói điều này: nếu chúng ta chấp nhận những khó khăn, những gánh nặng của gia đình, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự tự do đích thực, và niềm vui chỉ có Chúa mới có thể ban tặng cho chúng ta. Điều này mang chúng ta trở lại với câu Tin Mừng của Thánh Gioan chương 1 “Còn những ai đón nhận Ngài, thì Ngài ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa, “  Jn 1:12
            Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse để chúng ta có sức mạnh đối mặt với những thử thách và những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau và hướng về Gia đình Thánh Gia Thất. Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, xin ba đấng hãy giúp chúng con. Qua Gia đình Thánh này, xin Chúa làm cho chúng ta trở thành những người cha, người mẹ, người con, người  anh chị, người em biết thương yêu nhau nhiều hơn.
 
The Holy Family of Jesus, Mary and Joseph
Sirach 3: 2 – 6, 12 – 14, Colossians 3: 12 – 21, Gospel Luke 2: 41 – 52
            This celebration of the Holy Family, just a day after Christmas, is one that puts the coming of Christ into an important context for us. 
            When God sent the Redeemer he did not mysteriously appear from nowhere, nor did he did drop down to earth from Heaven. 
  
          The Redeemer is God himself, the second person of the Trinity.  This second person is also the Word of God which is the creating power that made all of creation. 
            God himself as second person of the Trinity, is the Divine Word, who took on flesh and was born into the world just like those who he came to re-create. 
            We have just celebrated His birth to Mary and Joseph in Bethlehem yesterday, and today we celebrate how they truly were a family.
            The Gospel has us jump ahead twelve years after Bethlehem and tells of Jesus, Mary and Joseph making the pilgrimage to Jerusalem for the feast of Passover. 
            When I was about 8 or 9 years old, I lived with my grandparents’ family in the refugee’s settlement area.
            We had to wake up early and went to the Mass every morning before we started our new day in the farm. It means that every day, we had to walk over a couple of miles through the dusty road in the middle of the rubber plantation before we could get to the main road leading to the church.
            One day, my aunt who was a few years older than I, took me to church. On the way to church, she was busy talking to her friends, so she left me walk alone behind them. And do you know what? They ended up came to church without me.
            I guess you know what happen to my aunt… She looked and asked for me among her friends. She could not find me there. She had to skip Mass that morning and came back to the dusty road in the plantation and looked for me. Finally, she saw me sitting on the side road and crying.
            In the Gospel today, we can see the same thing happen to Mary and Joseph.
            They went home to Nazareth from the temple without Jesus.
            Mary and Joseph both assume that Jesus is somewhere in the caravan with friends and relatives. 
            After spending a day looking for him, Joseph and Mary had to return to Jerusalem where they searched for days before finding him in the Temple. 
            Joseph and Mary were looking for and worrying about Jesus for Three days. 
            Just as my aunt was worrying about me when she lost me for an hour.
            We could easy to imagine the worry and anguish that built up within Mary and Joseph as each hour passed by without finding Jesus’ whereabouts. 
            What parent cannot identify with the worry, anxiety and even fear that comes from not knowing the whereabouts of their child, if even for a brief period of time?
            Whether the child unintentionally wandered off, or intentionally ran away, the emotions that touch a parent’s heart are the same. 
            Today, we celebrate the Feast of the Holy Family reminds us that this family, comprised of Mary, who was conceived and remained without sin, Joseph, the model of faith and justice, and Jesus, fully human and fully divine, were indeed humans. 
            We see a first dimension that God creates us for family.
            That's why he makes us so diverse; male, female; young, old; clever, slow; healthy, weak.
            We need each other and that need drives us to form families.
            But, as we shall see, family comes not only from need, but something deeper.
            We find comfort and fulfillment in family. 
            In our society today, family faces a huge threat: false individualism; the feeling we can make it on our own. A certain self-reliance is good, but if a person carries it too far the results are disastrous.
            Young people, sometimes, rebel and cut themselves off.  But we older people can also assert a false independence. Some of us may say:  "I don't want to be a burden to my children".
            There are two reasons why no one should say, “I don't want to be a burden." 
            First, it isn't a matter of choice. No one wants to be a burden, but we are or may be a lot bigger one in the future.  The person who thinks he can escape being a burden by something like doctor-assisted suicide is putting himself or herself as the worst burden on his or her loved ones.      
            Second and this is the real point family is about bearing burdens: the burden of an unplanned pregnancy at least unplanned for us. God plans every pregnancy; God plans the burden of a special need child. Or an older one who behaves in an abnormal way. And God plans for those who are need a special assistance the burden again of total dependence. Family means to bear one another's burden.      
            We see that in the Holy Family. We know, Mary and Joseph had a special child.
            We get a glimpse today as we hear that mysterious episode about Jesus disappearing for three days and then finding him in the Temple.
            We heard from Mary today:  "Your father and I have been looking for you with great anxiety." 
            Great anxiety! Does not every family experience time of terrible anguish?
   This Feast of the Holy Family presents us with two important reminders that can help us in our faith. 
            The first is that Jesus, Mary and Joseph were the Holy Family, but not the perfect family. 
            Like all families they had their difficult moments.
            We should not hesitate to take our own family situations to the Holy Family and know that they understand and help us through their intercession and intervention. 
            The second point is that each family is called to be a Holy Family. 
            We grow in holiness by growing in unconditional love for one another, and praying for one another.  
            Anguish and burden come with family, nuclear families, extended families and parish family.
            We know, some of us feel tempted to pull away.
            We can say this: if we accept the burden of family, we will experience true freedom, and the joy only God can give.
            This brings us back to John’s Gospel verse: “To those who accept him, he gives power to become children of God.”
            Let’s look to Jesus, Mary and Joseph for strength in facing out daily challenges.   
            Let’s pray for each other, and turn to the Holy Family.
            Through these holy parents, let ‘s ask God to make us more loving fathers, and mothers, sons and daughters, brothers and sisters. Jesus, Mary and Joseph, help us.
 
Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Thánh Gia 2020
Vài năm gần đây, tôi về VN thăm bố tôi và gia đình. Một buổi tối, em trai tôi đưa tôi đi thăm gia đình vợ chú ấy. Trên đường đến nhà họ, chúng tôi đi ngang qua một nghĩa trang dành cho thai nhi nằm ngoài thành phố sầm uất của Sài Gòn. Từ con đường chính, chúng tôi có thể nhìn thấy những hàng ngôi mộ nhỏ trong thửa đất rộng ven đường.  Qua người dân địa phương, chúng tôi được biết, có một nhóm người sống ở thành phố đã dành thời giờ đi tìm nhặt những thai nhi bị phá và vứt bỏ trong cãc thùng rác ở các bệnh viện địa phương và mang về đây chôn cất. Trên đường về nhà, tôi không thể ngừng nghĩ về việc những thai nhi nhỏ bé đã bị đối xử tân bạo như thế.
            Trong xã hội của chúng ta ngày nay, một số người đã dụng xảo ngữ Phẩm giá con người để thúc đẩy một ý tưởng là mọi người được hoàn toàn tự do làm bất cứ điều gì họ cảm thấy thích với thể xác của họ. Nhưng, phẩm giá của con người không có nghĩa là mọi người có tự do vô hạn. Đúng hơn, nó có nghĩa là mỗi con người được Thiên Chúa tạo dựng đều có một giá trị vĩnh cửu, bất diệt, chứ không phải là chỉ tồn tại mà thôi. Vì điều này, chúng ta nên phải có cuộc sống gia đình, xã hội và cá nhân của chúng ta theo cách đón chào tất cả mọi người và càng nhiều chúng ta càng có cơ hội tốt để sống một cuộc sống của chúng ta một cách trọn vẹn nhất.
Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là phải có những luật lệ có hiệu quả để bảo vệ những người yếu thế, và thúc đẩy công lý củng nhi việc giảm thiểu sự ô nhiễm đạo đức.
Hôm nay, giữa mùa Giáng sinh, khi Giáo hội hướng sự chú ý của chúng ta đến Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, Thánh Gia, đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở bản thân của chúng ta là phẩm giá con người này đến từ đâu và nó có ngụ ý gì.
Bài Đọc thứ Nhất cho chúng ta câu trả lời. Ông Áp-ra-ham và bà Sa-ra được Thiên Chúa chọn làm tổ phụ của dân Israel thời cổ đại, và là dân được Chúa chọn. Việc làm của Thiên Chúa trong đời sống của họ chứng tỏ cho chúng ta thấy ba sự hiểu biết chính yếu về phẩm giá con người.
Điều quan trọng đầu tiên là mỗi em bé được sinh ra là một món quà.Ông Áp-ra-ham và bà Sa-ra không có con cho đến khi họ vượt quá độ tuổi sinh con bình thường. Và chỉ khi đó, Chúa mới thực hiện lời hứa ban cho họ một người con trai. Điều này cho chúng ta thấy rằng mỗi một đứa trẻ là một món quà của Chúa. Mỗi con người đều có một linh hồn vĩnh cửu được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Linh hồn này khác với linh hồn của thực vật, côn trùng, hay những con vật khác.  Linh hồn này khác biệt bởi vì linh hồn này thuộc về tâm linh và cá nhân, có khả năng tự hiểu biết, hoạt động đạo đức và có tình bạn hữu với Thiên Chúa.\
Điều này là hiển nhiên nếu chúng ta chỉ nhìn vào thế giới xác phàm xung quanh: việc làm của con người rất khác so với những việc làm của các loài động vật khác. Vì linh hồn con người là những gì thuộc về tâm linh và riêng biệt cá nhân, nó không chỉ là sản phẩm của các quá trình tự nhiên. Đúng hơn, vào thời điểm con người được tác tạo qua việc thụ thai, Thiên Chúa can thiệp trực tiếp, giao phó một con người mới cho người mẹ và người cha. Đó là sự kết hợp giữa quá trình sinh sản tự nhiên và một viẹc làm siêu nhiên của Thiên Chúa. Hơi thở của Thiên Chúa tượng trưng cho yếu tố siêu nhiên này cho linh hồn con người. Và như vậy, theo một cách rất thực tế, mọi đứa trẻ thực sự là một món quà của Thiên Chúa, cũng như Isaác là món quà của Thiên Chúa cho ông Áp-ra-ham và và Sa-ra. Đây cũng là thông điệp tuyệt vời của lễ Giáng sinh: Chúa Giê-su đã tự mình xuống thế để trở thành một em bé. Như thế Thiên Chúa cho chúng ta thấy là Thiên Chúa quý trọng đến tất cả các em bé mà ngài đã gửi đến trái đất này biết nhường nào.
Cái nhìn sâu sắc quan trọng thứ hai, đó là vì mỗi đứa trẻ đều là quà tặng của Thiên Chúa và có linh hồn thiêng liêng, cá nhân riêng biệt và vĩnh cửu, nên mọi con người đều có phẩm giá ngang nhau; và tất cả mọi người xứng đáng được đối xử như bình đẳng như nhau, không giống như con vật. Đây là lý do tại sao chế độ nô lệ,  tự do chết qua các thước trợ tử là sai, đấy là lý do tại sao sinh sản nhân tạo (như Thụ tinh trong ống nghiệm hoặc nhân bản) là sai trái vì việc này đã đối xử con người như thể là những sản phẩm, giống như những thứ chúng ta có thể mua được trong các cửa hàng, thay vào đó đây chính là những món quà độc đáo mà Thiên Chúa ban tặng có cùng phẩm giá như cha mẹ. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta không có gì ngạc nhiên khi các chế độ chính trị chống Công giáo luôn cổ võ mọi người tham gia vào các hoạt động này một cách có hệ thống. Họ cổ súy cho những hành động xấu xa này bởi vì họ đã quên rằng mọi con người đều được Tiên Chúa tạo dựng nên và con người sẽ trở về cùng Thiên Chúa.
Chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới nói rõ cho thế giới biết rằng tất cả con người, dù nhỏ bé hay yếu đuối đến đâu, họ cũng đều được Thiên Chúa yêu thương vô bờ bến và tất cả cũng phải được đối xử như vậy.
    Cái nhìn sâu sắc thứ ba về phẩm giá con người là cái thú vị nhất. Vì mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa trực tiếp tạo ra, với sự hợp tác của cha mẹ, nên mỗi người chúng ta đều có một sứ mệnh riêng càn phải hoàn thành trên cuộc đời này. Thiên Chúa đã hứa cho Ông Khi Áp-ram và bà Sa-ra làm tổ tiên của Dân riêng mà Chúa đã chọn, và Thiên Chúa đã đổi tên của họ thành Áp-ra-ham và Sa-ra, như một sứ mệnh do Thiên Chúa ban cho họ.        Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy điều tương tự cũng xảy ra là ông Simeon và bà Anna đã dành cả cuộc đời của họ để phục vụ Thiên Chúa, và giờ đây họ là những người duy nhất nhận ra Chúa Giê-xu, và họ bắt đầu rao truyền Tin mừng là Đấng Cứu Rỗi đã đến; đây là nhiệm vụ duy nhất của họ. Chính Chúa Giêsu, là khuôn mẫu cho mỗi người chúng ta, Ngài có sứ mệnh cứu chuộc loài người sa ngã. Mỗi người trong chúng ta đều có một sứ mệnh do Chúa ban; Sứ mệnh đi kèm với việc chúng ta được tạo ra. Và vì thế Thiên Chúa đã ban cho mỗi ngườc chúng ta  những tài năng riêng biệt và những ân sũng khác nhau để trang bị cho mỗi người chúng ta với sứ mệnh riêng của mình. Sứ mệnh này là cách duy nhất mà chúng ta nhận biết và yêu mến Thiên Chúa; Tình bạn của chúng ta với Thiên Chúa không phải là chung chung, mà là mang tính cách cá nhân riêng biệt bởi vì Chúa đã biến chúng ta thành những cá nhân riêng biệt và  độc nhất.
Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết trong cuốn Populorum progressiveio của ngài "Trong kế hoạch của Thiên Chúa, mỗi người được sinh ra để tìm kiếm sự hoàn thiện cho bản thân, vì mỗi người đều được Thiên Chúa kêu gọi thực hiện một số nhiệm vụ riêng biệt" (Populorum progressiveio, # 15) Đối với mỗi chúng ta, hành trình khám phá này bắt đầu từ gia đình. Trong gia đình, chúng ta dần dần tìm thấy được sự thật về chúng ta là ai, Chúa là ai, chúng ta được mời gọi để trở thành nhân vật nào, và cách chúng ta sử dụng các ân sủng và tài năng của mình một cách có trách nhiệm. Đây là lý do tại sao Giáo hội luôn bảo vệ gia đình, giống như Thiên Chúa đã thiết kế gia ình ngay từ buổi ban đầu của lịch sử  nhân loại.
            Thiên Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá con người, nhưng gia đình là nơi dạy chúng ta sống phù hợp với phẩm giá đó. Vì vậy, hôm nay, khi chiêm ngắm gia đình Thánh Gia, chúng ta hãy tạ ơn Chúa về món quà lớn lao là được làm người và phẩm giá vô lượng mà Ngài đã ban cho mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy cảm ơn Chúa vì sự thiết kế khôn ngoan và đẹp đẽ của gia đình, và qua đó cuộc sống được hình thành và phát triển cho đến lúc trưởng thành. Chúng ta hãy cảm ơn Chúa vì tình yêu thương riêng biệt của Chúa đã dành riêng cho mỗi người trong chúng ta. Chúng ta nên hứa rằng chúng ta sẽ noi gương tình yêu trong gia đình thánh Gia đó trong cách chúng ta sống trong cuộc sống gia đình của chúng ta. Và chúng ta hãy xin Chúa chỉ cho tất cả chúng ta cách sống hết mình trong giúp đỡ càng nhiều người khác càng tốt.
 
Feast of the Holy Family (B) 2020 Every Child Is a Gift from God:
The last couple of years, I went back to VN to visit my dad and my family. One evening my brother took me out to visit his in-laws. On the way to their house, we passed through a cemetery for the unborn outside of the busy city of Saigon. From the main road we could see rows and rows of little graves there. Through local people, we learned that one group of people in the city had seen many little aborted babies were dumped in the trash bins in local hospitals, so they came to pick them up and bring here to bury them.  On the way home, I couldn’t stop thinking about how little humans were being treated. 
            In our society today, some people use the term Human dignity to promote the idea that everyone should be completely free to do whatever they feel like with their body. But, Human dignity doesn't mean that everyone should have unlimited freedom. Rather, it means that every single human being has an eternal, everlasting value, just because they exist. Because of this, we should organize our families, societies, and individual lives in a way that welcomes everyone and gives as many as possible a chance to live their lives to the fullness And of course, that means having effective laws that protect the weak, promote justice, and minimize ethical pollution.            
Today, in the middle of the Christmas season, as the Church turns our attention to Jesus, Mary, and Joseph, the Holy Family, it is a good time to remind ourselves where this human dignity comes from and what it implies.
       The First Reading gives us the answer. Abraham and Sarah were picked by God to be the ancestors of the ancient Israelites, God's Chosen People. God's action in their life reveals three key insights into human dignity. 
The first key insight is that every child is a gift. Abraham and Sarah were childless Only then did God fulfill his promise to give them a son when they are very old. This shows us that a child is a gift from God.  Every human being has an everlasting soul created in the very image of God. This soul is different than the souls of plants, insects, or other animals. It's different because it is spiritual and personal, capable of self-knowledge, moral activity, and friendship with God.            This is obvious if we just look at the world around us: human activity is very different than the activity of other animals.
Since the human soul is spiritual and personal, it is not just the product of natural processes.  Rather, at the moment of conception, God intervenes directly, entrusting a new human person into the care of the mother and father.  It's a combination of the natural process of procreation and a supernatural act of God.  God's own breath symbolizes this supernatural element of the human soul. And so, in a real way, every child truly is a gift of God, just as Isaac was God's gift to Abraham and Sarah. This is also the great message of Christmas: Jesus became a baby himself in order to show us just how much God values every baby that he sends to earth.
The second key insight is, since every single child is a gift of God and has a spiritual, personal, and everlasting soul, every single human being has equal dignity; they deserve to be treated like people, not like things.  This is why slavery, euthanasia or "mercy-death" is wrong, this is why artificial reproduction like In Vitro Fertilization or cloning is wrong because it treats human beings as if they were products, like things you buy at the store, instead of unique gifts from God with the same dignity as the parents.
            This is also why it is no surprise that anti-Catholic political regimes always systematically engage in these practices. They promoted these evil acts because they have forgotten that every human being comes from God and is going to God.  Only Jesus Christ has made it clear to the world that every human being, no matter how small or weak, is loved infinitely by God and ought to be treated as such.
            The third key insight is about human dignity is the most exciting one.  Since each one of us has been created directly by God, with the cooperation of our parents, each one of us has a unique mission to accomplish in the world.   When Abram and Sarai received God's promise to be the ancestors of his Chosen People, God actually changed their names to Abraham and Sarah, as a sign of their God-given mission.
In today's Gospel, we see the same thing happening.  Simeon and Anna have spent their lives serving God, and now they are the only ones who recognize Jesus, and they start spreading the Good News that the Savior has come; this was their unique mission. Jesus himself, the model for every one of us, has the mission of redeeming the fallen human race. Every single one of us has a God-given mission; it came with being created. And God has given different sets of talents and gifts to equip each of us for our mission.
This mission is our unique way of knowing and loving God; our friendship with him is not generic, but personal, because God made us personal and unique. Pope Paul VI wrote in his Populorum progressio "In God's plan, every man is born to seek self-fulfillment, for every human life is called to some task by God" (Populorum progressio, #15)
            For every one of us, this journey of discovery begins in the family. In the family we gradually learn the truth about who we are, who God is, who we are called to be, and how to use our gifts and talents responsibly.
This is why the Church is always defending the family, just as God designed it from the very beginning of history. God gives us our dignity as human beings, but the family teaches us to live in accordance with that dignity. So today, as we contemplate the Holy Family, let's thank the Lord for the great gift of human life and the immeasurable dignity he has bestowed upon it.
Let's thank him for the wise and beautiful design of the family, in which that life takes shape and grows to maturity. Let's thank him for his personal love for each one of us and promise that we will imitate that love in the way we live out our family lives.  And let's ask him to show us all how to live our lives to the fullness and help as many others as possible do the same.

No comments:

Post a Comment