Suy Niệm Tin Mừng thứ Năm tuần thứ Hai Phục Sinh SG2016
Nếu chúng
ta thử nghĩ như trong quá khứ, cha ông của chúng ta là Các thánh Tử Đạo Việt
Nam nghe lời dụ dỗ của quan chức và triều đình chấp nhận bỏ đạo, không dậy cho
con cháu về Chúa mà nhận vinh quang với cuộc đời hoàn toàn hạnh phúc, thì chắc
rằng Đạo Công Giáo và lời Chúa không được phổ biến rộng rãi như hôm nay. Cũng
như các tông đồ nếu họ không thực trong lòng, can đảm để phổ biến những câu
chuyện về Chúa Giêsu phục sinh và Chúa đã phải chết như thế nào để chúng ta có
thể có sự tha thứ tội lỗi của chúng ta và có được sự sống đời đời.
Các Thánh Tử Đạo
Việt Nam, các tông đồ không thể che dấu được những nỗi vui mừng vì biết được
Chân Lý, sự thật, họ không còn sợ hãi những mối đe dọa bắt nạt của những người
có quyền hành, cho dù phải chết. Các Thánh đã làm theo sự lựa chọn của họ: họ
vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người. Họ đã không im lặng về những việc
làm trái với công lý, mà đã đứng lên bênh vực theo lẽ phải, trong tình yêu của Thiên Chúa. Đây không phải là những
gì bí mật, nhưng là sự chia sẻ với tất cả mọi người.
Nhiều điều trong số những giáo huấn
của Chúa Giêsu dường như xa lạ với những người nghe Chúa. Họ dường như cảm thấy
thế giới của họ đang đảo ngược; giá trị của Ngài thì rất khác xa những giá trị
của họ trong thực tại. Thánh Gioan cho chúng ta biết lý do tại sao: Chúa Giêsu
đến từ trên cao, trong khi con người đến ngay bên dưới thế này và hai thế giới
rất khác nhau. Chúng ta không thể xưng là tín đồ của Chúa Giêsu Kitô nếu như chúng ta vẫn cứ tiếp tục cuộc sống của chúng ta như
trước.
Mang DANH Chúa Giêsu có nghĩa là phài
học hỏi liên tục để trở thành một con người khác biệt với những người khác.
Chúng ta hãy nên suy niệm về Chúa Giêsu và thế giới mà ngài đại diện cho chúng
ta trong tư tưởng, lời nói, giá trị và hành động. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta
là làm công dân của nước Trời, ngay cả khi chúng ta đang sống trên trái đất. Và
chúng ta có thể bắt đầu cuộc hành trình này bằng cách cho phép Chúa làm việc
trong và qua chúng ta. Lạy Chúa, Xin
Chúa biến đổi lòng trí và trái tim của chúng con.
Reflection Thursday 2nd Week of Easter - 7th April 2016
Perhaps
at some time in the past we had some absolutely joyful piece of news but were
forbidden to tell anyone. It probably felt as if it were burning within us and
that we would explode unless we shared it with someone. The apostles carried in
their hearts the story of the risen Jesus and how he had died so that we might
have forgiveness of sins and eternal life. How could anyone possibly keep this
a secret? The bullying threats of the authorities meant nothing to them. They
made their choice: they would obey God rather than human beings. We should not
be silent about justice, right and wrong, or the love of God. These should not
be secrets, but shared with all.
Many of the teachings of Jesus
seemed strange to the people who heard them. They seemed to turn their world
upside down — his values were very different from theirs. John tells us why:
Jesus came from above, while humans are from below — two very different worlds.
We cannot profess to be followers of Jesus but continue our lives as before. Bearing the name of Jesus means learning to
be a very different sort of human being. We reflect Jesus and the world he
represents in our thoughts, words, values, and deeds. Jesus calls us to be
people of heaven even while we live on earth, and we begin this journey by
allowing him to work in and through us. Lord, transform my mind and heart.
Suy Niệm Tin Mừng thứ Năm tuần thứ Hai Phục Sinh 2022
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể chúng con tin
rằng Chúa mong mỏi giờ Chầu Chúa và cầu nguyện của chúng con với Chúa chiều nay còn nhiều hơn cả chúng con. Xin Chúa hãy mở lòng chúng con để đón nhận
những lời Chúa dạy cho chúng
con qua Tin mừng, chúng con muốn nghe những gì Chúa muốn nói với chúng con chiều nay. Chúng con tin cậy nơi Chúa và chúng con yêu mến Chúa. Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, hôm nay chúng con xin Chúa hãy làm cho
trái tim của chúng con được trở nên giống như trái tim của Chúa hơn một chút.
Thưa quy ÔBACE,
Trong
bài đọc Thứ Nhất hôm nay, các
tông đồ đã nói với Tòa Công luận là họ phải rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
vì Ngài là Đấng Cứu Thế bởi vì Chúa Thánh Thần đã bảo họ làm như vậy. Các thành
viên của Tòa Công luận rất búc xúc và tức giận đến mức họ đe doạ muốn giết các
Tông Đồ và cấm các Tông Đồ nêu tên Chúa Giêsu và rao Giảng về Chúa Giêsu Kittô.
Nhưng
các Tông Đồ không hề sợ hải một mực tuyên bố là "sự vâng lời Thiên Chúa là
tối thượng, đến trước sự vâng phục con người". Các tông đồ đã chứng kiến được những điều kỳ diệu khi Chúa Giêsu ở với
họ. Họ đã được nghe những bài giảng
về thiên đường như Bài giảng trên núi, những lời tiên tri nói về Nước Trời
trong Bữa Tiệc Ly, v.v. Họ đã nhận ra được Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã phải chết như thế nào. Rồi họ cũng đã thấy Chúa Giêsu Kitô Phục sinh
thế nào 40 ngày sau khi Chúa Phục Sinh. Vì vậy,
họ biết rằng lời rao giảng của họ rất quan trọng đến nỗi họ dã đám can đảm và liều mình tuyên xưng chính Chúa Giêsu là Chúa và Đấng Cứu Thế của nhân loại. Với Ơn Chúa Thánh Thần, họ đi khắp mọi nơi làm chứng và loan truyền những gì họ đã nghe và đã
thấy Chúa Giêsu thực hiện. Chúng
ta hãy tự hỏi là chúng ta có cảm thấy bị bắt buộc phải rao giảng Tin Mừng của
Chúa Giêsu cho người khác không?
Nếu nhìn vào những diễn biến của trần thế:
Chúng ta nhận thấy có nhiều xung
đột chia rẽ trong các đảng phái chính
trị, trong guồng may chính phủ liên bang và tiểu ban tại Hoa Kỳ, nhưsự bất hòa về biện pháp khắc phục hay ngăn ngừa dịch COVID-19, và
sự cô lập con người trong
xã hội trong năm qua: theo cuộc thăm dò hàng năm của
Gallup, Những sự cố đã xảy ra trong nước Mỹ đã dẫn
đến một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với sức khỏe tâm thần của người Mỹ.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng những sự khác biệt chúng ta đã
thấy trong những hoàn cảnh của chúng ta đã sống trong một quốc gia mà con người bị ép buộc và mất tự do, và chúng ta có dám chấp nhận và sống theo
lời chứng của “Đấng đã đến từ Trời” là sống một cuộc sống viễn mãn trong sự sống vĩnh cửu, và hãy nhớ rằng chúng ta chỉ là
những người tạm cư đang
sống trên một quê hương khác, sẽ làm giảm bớt phần lớn nỗi
buồn mà chúng ta trải qua khi sống trên thế gian này. Chúng ta hãy ngước mắt nhìn
“Đấng đến từ trên cao” trong mỗi khi chúng ta dâng lời cầu nguyện mỗi ngày sẽ giúp chúng ta duy trì một viễn cảnh cuộc sống vĩnh cửu, bất
kể “mọi thứ trên trái đất” có trở
nên hỗn loạn như thế nào. Chúa Giêsu
nói với chúng ta rằng ngài nói lời của Thiên Chúa Cha trên Trời và
không miễn phần ơn
sủng Chúa Thánh Thần mà ngài nhận được từ Thiên Chúa Cha là Cha của ngài. Vì
vậy, chúng ta có thể tin tưởng khi chúng ta cầu nguyện và đọc Kinh Thánh vì có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần,
Chúa Thánh Thần sẽ ban cho chúng ta những ân sủng mà chúng ta cần có trong ngày.
Ngay cả những khi lời cầu nguyện của chúng ta cảm thấy khô khan và
vô nghĩa, hoặc chúng ta bị phân tâm trong suốt thời gian cầu nguyện, chúng ta nên biết rằng, vì Chúa Giêsu không phân chia các ân sủng
của Chúa Thánh Thần,
nên chúng ta có thể trông cậy vào sự hiện diện đầy ân sủng của Ngài để “thắp
lên trong chúng ta ngọn lửa tình yêu của Chúa Thánh Thần.
Cơn thịnh nộ
của Thiên Chúa không
phải là một đặc điểm trong tính cách
của Ngài. Chúa là tình yêu thuần khiết, không thay đổi. Đúng hơn, cơn thịnh nộ
của Chúa chỉ là một phần bổ sung sự công lý hoàn hảo của Ngài. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơn
thịnh nộ của Thiên Chúa có ẩn ý này theo như cha Michalenko đã viết trong sách những cột lửi
trong tâm hồn tôi như sau:
“Thiên Chúa
hoàn toàn ghét bỏ và chống lại
mọi điều gian ác, và Ngài sai những tia chớp sấm sét của Ngài chống lại những sự gian ác của ma quỷ, tuy nhiên
chúng ta lại đeo bám tội lỗi của mình như đeo bám vào cột thu lôi của sự dữ, và rồi chúng ta lại phàn nàn
rằng Chúa là Thần
thịnh nộ! (Father Seraphim Michalenko, Seraphim, Pillars of Fire in My Soul:
The Spirituality of St. Faustina, MIC, Marian Press, 2003).
Cơn thịnh nộ
cuối cùng của Thiên Chúa chính là cái hậu quả của sự bất tuân mà chúng ta đã phạm, hình phạt vĩnh viễn không hồi kết dành cho những người bị phạt trong hỏa
ngục.
May mắn
thay, Thánh nữ Faustina đã cho chúng ta biết rằng chúng ta đang ở trong một thời kỳ của lòng Chúa thương xót vô song. “Mọi ân sủng phát nguồn từ
lòng thương xót, và giờ lâm tử là giờ chứa chan ơn thương xót cho chúng ta.
Đừng một ai nghi ngờ về lòng nhân lành của Thiên Chúa; tội lỗi chúng ta dù có
đen đúa như bóng đêm thì lòng thương xót Chúa vẫn còn mãnh liệt hơn những nỗi khốn nạn của chúng ta. Chỉ cần một điều: đó là tội nhân phải mở cửa
lòng, dù hé một chút cũng được, để đón nhận một tia ân sủng của lòng thương xót
Chúa, và khi ấy, Thiên Chúa sẽ làm tất cả những gì còn lại. Nhưng đáng thương
thay cho linh hồn nào đóng chặt cửa trước lòng thương xót của Chúa, thậm chí cả
trong giờ lâm tử. Chính những linh hồn ấy đã dìm Chúa Giêsu vào nỗi bi thương tử
nạn trong vườn Cây Dầu; thực vậy, lòng thương xót Thiên Chúa đã trào tuôn từ
chính Trái Tim rất lân tuất Chúa Giêsu. (Nhật ký
1507).
Khi các
Tông Đồ đã đầy dẫy ơn Chúa Thánh Thần tâm hồn họ sẽ bừng cháy lên với tình yêu
của Thiên Chúa và nói về sự cứu rỗi và tha thứ qua Chúa Giêsu. Chúa Jêsus đã
đến thế gian, Ngài sống, chịu đau khổ, chết và sống lại vì sự cứu rỗi của chúng
ta. Chúng ta được mời gọi để được cứu rỗi và sau đó là đem người khác đến với
tình yêu của Thiên Chúa. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm trong cuộc
sống là giúp những linh hồn thoát khỏi hỏa ngục và
sự nguyền rủa tối đen của ma quỷ và đưa họ về quê thật trên trời
No comments:
Post a Comment