Những người phong cùi trong xã hội ngày xưa là
tất cả những người mà chúng ta hay cộng đồng của chúng ta xem họ là những người
không xứng đáng được sống chung trong xã hội của chúng ta. Phong Cùi là biểu
tượng của những người bị coi là mất nhân phẩm con người, họ không còn được tôn
trọng hay là những người được coi là không xứng đáng để làm người. Ngày nay
chúng ta có thể gây khó dễ hơn trong cách chúng ta ngăn cản những người khác
đến với cộng đồng của chúng ta, chúng ta xây dựng những hang rào để ngăn cản để tách biết giữa chúng ta và những người
khác, trong khi chúng ta duy trì một ảo giác về tối ưu đạo đức. “Người cùi”
hiện đại là người cao tuổi, là những nghèo khỗ đang bị xã hội bỏ rơi, những
người mà xã hội của chúng ta tuyên bố là lỗi thời và vô dụng.
Chúng ta không thích những người đã từng phá
thai. Chúng ta phải bảo vệ Sự Sống và những trẻ sắp sinh, nhưng chúng ta phải
làm như vậy với tình yêu thương. Chúng ta xa lánh, khinh rẻ những người phụ nữ
mại dâm nhưng Chúa Giêsu luôn luôn yêu thương tội nhân với hy vọng lúc nào đó
họ sẽ thống hộ, ăn năn và trở lại.
Là Kitô hữu, chúng ta phải biết nhận
ra Chúa Giêsu trong những người nghèo khổ, những người bệnh tật yếu đau, và
những người bị xã hội ruồng bỏ và kinh bỉ. Chúng ta phải sẵn sàng để chứng tỏ
đức tin của chúng ta và nhận ra những sự đau khổ về thể chất và tinh thần ở nơi
những người xung quanh chúng ta. Qua công tác mục vụ của giáo xứ hay giáo phận,
các môn đệ chân chính có thể dễ dàng xác định và tiếp cận với những những đang
bị ruồng bỏ hay bị khinh khi ngày nay trong danh Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta
làm như vậy, công việc mục vụ của chúng ta cho những người đấy cần phải được
thúc đẩy bởi lòng bác ái, tình yêu thương người
thực sự, cho dù họ là những người khó ưa và không thể thương được trong
chúng ta. Không có ví dụ rõ ràng hơn để diển tả về những gì cần thiết cho đức
ái của chúng ta hơn là câu chuyện của Chúa Giêsu chữa lành người phong cùi trong
bài Tin Mừng hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, Xin Chúa khích động
trái tim và lòng trí của chúng con với tình yêu của Chúa và làm cho chúng con
được sạch trong toàn thân xác, lòng trí và linh hồn. Chúng con nguyện sẽ không bao giờ nghi ngờ
tình yêu của Chúa cũng như không ngừng yêu thương kính trọng những người khác
và đem lòng thương xót và lòng từ bi của Chúa đến với họ.
Reflection:
The lepers of today are all those whom we or
our community consider unworthy of our love. Lepers are symbolic of those from
whom basic dignity and respect are withheld. Today we are more subtle in the
ways we prevent people from being part of the community. We erect barriers that
allow to be separated from them, all the while maintaining an illusion of moral
superiority. Modern "lepers" are the elderly whom some societies
declare to be obsolete and useless. We reject those who have had abortions. We
must defend life and the unborn but we must do so with love. We shun
prostitutes but Jesus always loved sinners with the hope that they would
repent. The examples are numerous.
As
Christians, we must see Jesus in the poor, the sick, and the outcasts of
society. We must be willing to step out in faith and recognize the physical and
mental pains in those around us. Through parish or diocesan ministries, the
true disciple can easily identify and reach out to today's untouchables in the
name of Jesus. When we do so, our ministry to those in need must be motivated
by genuine charity, a real love for those in need, for the unlikable and the unlovable
among us. There is no clearer example of what is required of us than the story
of Jesus healing the leper in today's Gospel reading.
No comments:
Post a Comment