Thursday, March 4, 2021

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay B

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay B
Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu biết đức tin của các môn đệ của Ngài sẽ bị thử thách như thế nào vào ngày Ngài phải chịu khổ hình. Ngài biết là họ sẽ phải sợ hãi và chạy trốn khỏi Ngài trong Vườn Ghếtsêmanê và họ còn sợ rằng sứ mệnh của họ sẽ phải chấm dứt, và tất cả mọi sự đã kết thúc? Tất cả những gì Chúa đã dạy họ đã trở thành vô nghĩa? Tất cả những việc tốt lành mà Ngài đã làm đã chẳng còn có ý nghĩa gì nữa sao? Và niềm tin của họ sẽ bị lung lay đến tận gốc rễ. Chúa biết họ cần phải được chuẩn bị trước cho những sự thử thách to lớn này. Và vì thế Chúa đem các ông Phêro, Giacôbô và Gioan lên núi cùng với Ngài để tỏ mình cho họ biết Chúa là ai và để họ ghi nhớ những điều này đã xảy ra trên ngọn núi hôm nay.
Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta được Thiên Chúa tạo ra để tận hưởng tất cả những vẻ đẹp về sự vĩnh cửu tốt đẹp trên thiên đàng. Tất cả những gì chúng ta thấy tốt đẹp trong cuộc sống này đều được kết nối với sự tốt lành hoàn hảo được tuôn đổ từ nơi Chúa Giêsu bằng một cách nào đó khi chúng ta nhìn thấy Ngài thật sự là Thiên Chúa. Các Tông đồ đã ngạc nhiên trước sự Biến hình của Chúa. Ônh Phêrô đã lảm nhảm và chính ông ta đã thực sự không biết ông đã nói gì, nhưng ông ta biết một điều là ông ta mong muốn sẽ được ở lại đó mãi mãi, và luôn được gần gũi với Chúa Giêsu như thế này. Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng vinh quang khi chúng ta ở đây nhưng chúng ta có thể đánh thức niềm khao khát vĩnh cửu của chính mình bằng cách suy ngẫm về Sự Biến Hình của Chúa trong đoạn Tin Mừng hôm nay, đặc biệt là khi chúng ta nói về những bí ẩn sáng chói của chuỗi hạt Mân Côi.
Các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là ba người được Chúa Giêsu chọn, họ là những người thân cận nhất với Chúa Giêsu. Vào thời điểm sứ vụ rao giảng Tin Mừng này Chúa Giêsu, Chúa đã bắt đầu hình thành sơ cấu nhóm Tông đồ. Qua những sự chứng kiến về phép lạ biến hình của Chúa trên núi, ba người trong nhóm môn đệ của Chúa đã được Chúa cho ân phúc là được nhìn thấy và chiêm ngắm thần tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu và họ có khả năng vượt lên trên những gì mà giác quan của họ có thể cho họ biết là thảm họa trong cuộc Khổ nạn. Thế nhưng, họ đã làm gì trong khi Chúa phải chịu khổ nạn trên Thập giá? Chỉ có ông Gioan là người có đủ can đảm ở lại bên cạnh thập giá với Chúa Giêsu. Còn những người khác đã đáp trả lại với lòng tin yếu kém hơn sự hoàn hảo.
Đây chính thật là một bài học cho cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu sẽ luôn ban cho chúng ta những ân sủng để chúng ta có thể hoàn thành thánh ý muốn của Ngài, và chúng ta vẫn có thể đáp lại một cách không được hoàn hảo mỹ mãn cho lắm. Nhưng Chúa Giêsu vẫn luôn luôn yêu thương chúng ta mà không hề có một chút nào thuyên giảm mỗi khi chúng ta thất bại. Trên thực tế, Chúa vẫn còn vươn bàn tay của Ngài nâng đỡ chúng ta và chú ý đến chúng ta nhiều hơn trong những sự yếu đuối của chúng ta. Tất cả những gì chúng ta phải làm trong ngày hôm nay và mãi mãi là phải quay trở về bên cạnh Chúa như các ông Phêrô, và Giacôbê cuối cùng đã làm.
Lạy Chúa, đã nhiều lần chúng con hay bị thất bại trong cuộc đấu tranh với những cám dỗ trong cuộc sống để theo Chúa. Chúng con cần phải trưởng thành hơn trong đức tin của mình. Giống như các tông đồ, chúng con có thể làm được điều đó bằng cách suy ngẫm về những việc kỳ diệu mà Chúa đã làm trong cuộc sống của chúng con mỗi ngày. Điều vĩ đại nhất trong số này; Bí tích Thánh Thể, là một kinh nghiệm gần gũi nhất vớí chúng con về sự Biến hình của Chúa mà Chúng con đã có trong Thánh Lễ. Xin Chúa giúp chúng con được nhìn thấy Bí tích Thánh Thể và các dữ kiện khác trong sống đời với đức tin để chúng con có thể học được cách mà Chúa đang dẫn dắt và đồng hành với chúng con mỗi ngày. Xin cho chúng con được trưởng thành trong đức tin và giúp chúng con vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày trong cuộc đời tạm bợ này.

Opening Prayer:
Lord, help me to pray well. My knowledge of you from prayer should grow and grow in my life until it enables me to overcome any difficulty. By praying well now, I will grow in love for you and further my own transformation.
Encountering Christ:
1. Preparing for the Passion: Jesus knew how the faith of his disciples would be tested on the day of his passion. They would flee from him in the Garden of Gethsemane and fear that their mission had ended. Was it over? All that he taught them? All the good that he had done? Their faith would be shaken to its roots. They would need advance preparation for this great trial. Our Lord had this in mind when he invited Peter, James, and John to accompany him up the mountain.
2. A Glimpse: We were created to enjoy the beatific vision for all eternity in heaven. All that we find good in this life is connected somehow to that perfect goodness that will pour out of Jesus when we see him as he really is. The apostles were wonderstruck at the Transfiguration. Peter started to babble. He didn’t really know what to say, but he knew one thing—he wanted to stay there forever, seeing Jesus like this. We can only imagine the glory while we’re here but we can awaken our longing for eternity by reflecting on the Transfiguration, especially while we say the luminous mysteries of the rosary.
3. Will It Be Enough?: Peter, James, and John were Jesus’s chosen three, the ones closest to him. At this time in Jesus’s ministry, they were already beginning to form the core of the group of disciples. By witnessing this miracle, these three were blessed to glimpse Jesus’s divinity and to potentially rise above what their senses told them was disaster during the Passion. But did they? Only John stayed by Jesus’s side. The others responded less than perfectly. What a life lesson for us! Jesus will always give us the grace to accomplish his will, and we still may respond imperfectly. But Jesus doesn’t love us one bit less when we fail. In fact, in our weakness, he reaches out with even more grace. All we have to do is return to his side, as Peter and James eventually did.
Conversing with Christ: So often I fail in my struggle to follow you. I need to grow more in my faith. Like the apostles, I can do that only by reflecting on the wonders you work in my life every day. The greatest of these, the Eucharist, is the closest experience to your Transfiguration that I have had. Help me to see the Eucharist and the other events of my life with faith so I can learn how you lead and accompany me each day. May I grow in faith to help me overcome the obstacles in my life.
Resolution: Lord, today by your grace I will take time to look at the happenings in my life with the eyes of faith in order to see your loving action towards me.

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay B
Trong phụng vụ Chúa Nhật thứ 2 Mùa Chay hôm nay, chúng được tiếp tục với câu chuyện khác về những sự thử thách Của Thiên Chúa gởi đến để thử thách con người chúng ta. Chủ Nhật tuần rồi, chúng ta được Giáo Hội cho thấy viêc Thiên Chúa thử thách bản tính con người của Chúa Giêsu trong sa mạc.
Trong Bài Đọc thứ I hôm nay, chúng ta nghe nói về cách mà tổ phụ Abraham đã được Thiên Chúa thử thách. Qua những bài đọc như thế này, Giáo Hội đã luôn luôn nhắc nhở chúng ta về những dấu ấn tình yêu mà Thiên Chúa đối với thế giới trong việc đem con một Ngài đến để hy sinh cho chúng ta cũng chỉ vì tình yêu.
Trong Thư của thánh Phaolô tông đồ hôm nay. Thánh Phaolô sử dụng từ ngữ chính xác rút ra từ câu chuyện Tình Yêu này để mô tả cách mà Thiên Chúa, đã làm cũng giống như ông Abraham, đã không tiếc người con yêu dấu của mình, nhưng Ngài đã trao Người Con duy nhất này đễ làm của lễ hiến tế lên Thiên Chúa cho chúng ta trên thập giá (Rm 8:32; Genesis 22: 12,16).
Trong Tin Mừng hôm nay, cũng như Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan, chúng ta đã nghe tiếng Chúa vang lên trong tâm hồn chúng ta. Chúa Giêsu được gọi là "Con yêu dấu" của Thiên Chúa Cha, như Isaac được mô tả như là con trai yêu quý duy nhất của Abraham.
Giáo hội muốn dùng những bài đọc này trong Mùa Chay để tỏ lộ Chúa Kitô cho chúng ta thấy và để củng cố tinh thần chúng ta trong những lúc chúng ta phải gặp những cảnh phiền não hay ưu buồn. Chúa Giêsu được coì như là Isăc người con duy nhất mà Abraham nức lòng mong đợi được sinh ra để có người nối dõi tông đừơng (Matthew 1: 1; John 8:56).
Trong việc biến hình của Ngài, Chúa Giêsu được tỏ lộ như là "vị tiên tri vĩ đại như Moses" được Thiên Chúa tiên báo qua những thời đại, sống và lớn lên với những người bà con nối xóm của Ngài, Có uy quyền của Thiên Chúa để giảng dạy. Giống như Moses, Ngài lên núi với ba người bạn và được tỏ ra trong vinh quang của Thiên Chúa giữa đám mây (Exodus 24: 1,9,15).
Ngài là một tiên tri đến sau tiên tri Ê-lisha trở lại (Huấn Ca 48: 9-10; Malachi 3: 1,23-24). Và, như Ngài đã tiết lộ với các tông đồ, chính Ngài là Con của Thiên Chúa được sai đến để chịu đựng những sự đau khổ và phải chịu chết cho tội lỗi của chúng ta (Isaiah 53: 3).
Như trong Thánh Vịnh chúng ta hát hôm nay,” Tôi tin đã tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: "Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!" Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài là Ngài đã phải gánh những sự phiền toái u buồn, Thiên Chúa cởi gỡ cái chết đã trói buộc con người chúng ta Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa;” (Thánh Vịnh 115: 15-17).
Sự sống lại của Chúa Kitô sẽ ban cho chúng ta có sự can đảm để đối đầu với những thử thách của chúng ta, để dâng lên Thiên Chúa Cha chính chúng ta một cách trọn vẹn như Chính Chúa đã làm, như Abraham và Isaac đã làm. Để giải thoát khỏi cái chết bởi sự chết của Chúa Kitô, chúng ta đến với Thánh Lễ hôm nay để dâng lên Ngài của lễ tạ ơn, và đổi mới lời thề hứa của chúng ta cũng như tôi tớ của Ngài là Abraham và những người đã trung thành với Thiên Chúa

Reflection on 2nd Sunday of Lents
The Lenten season continues with another story of testing.
Last Sunday, we heard the trial of Jesus in the desert. In this week’s First Reading, we hear of how Abraham was put to the test. The Church has always read this story as a sign of God’s love for the world in giving His only begotten son.
In today’s Epistle, Paul uses exact words drawn from this story to describe how God, like Abraham, did not withhold His only Son, but handed Him over for us on the cross (see Romans 8:32; Genesis 22:12,16).
In the Gospel today, too, we hear another echo. Jesus is called God’s “beloved Son” - as Isaac is described as Abraham’s beloved firstborn son. These readings are given to us in Lent to reveal Christ’s identity and to strengthen us in the face of our afflictions.
Jesus is shown to be the true son that Abraham rejoiced to see (see Matthew 1:1; John 8:56).
- In His transfiguration, He is revealed to be the “prophet like Moses” foretold by God - raised from among their own kinsmen, speaking with God’s own authority (see Deuteronomy 18:15,19). Like Moses, He climbs the mountain with three named friends and beholds God’s glory in a cloud (see Exodus 24:1,9,15).
- He is the one prophesied to come after Elijah’s return (see Sirach 48:9-10; Malachi 3:1,23-24).
And, as He discloses to the apostles, He is the Son of Man sent to suffer and die for our sins (see Isaiah 53:3).
As we sing in today’s Psalm, Jesus believed in the face of His afflictions, and God loosed Him from the bonds of death (see Psalm 116:3). His rising should give us the courage to face our trials, to offer ourselves totally to the Father - as He did, as Abraham and Isaac did.
Freed from death by His death, we come to this Mass to offer the sacrifice of thanksgiving, and to renew our vows - as His servants and faithful ones.

No comments:

Post a Comment