Suy Niệm Tin Mừng Chúa Lễ Giáng Sinh.
Như chúng ta biết,
người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều ở đạo Khổng Giáo và Phật giáo. Có một câu chuyện được kể
như sau. Có người hỏi một vị Tu sĩ công giáo rằng Khổng Tử và Phật Thích Ca khác với Chúa Giêsu Kitô như thế nào. Vị tu sĩ đã trả lời bằng một câu chuyện:
Ngày đó có một người phụ nữ đi bộ qua khu rừng và tình
cờ bị rơi xuống một hố sâu đầy bùn, cô ta đã cố gắng hết sức để tìm cách thoát ra khỏi hố sâu đấy, nhưng cô ta không thể nào leo lên được, tình cờ Khổng Tử đi qua ấy nhìn thấy cô dước hố. Ông ta nói với cô ta: "Trông cô rất đáng thương, nhưng nếu cô chịu khó để ý đến lời dạy của tôi, cô sẽ không bị rơi xuống cái hố bùn ấy ngay từ lúc đầu." Rồi ông ta thong thả tiếp tục đi bỏ lại người phụ nữ ấy sau lương.
- Sau đó thì Phật cũng đi qua đấy,
Phật cũng thấy người phụ nữ đang cố tìm cách leo
lên khỏi hố bùn, nhưng Phật
tự nhủ: "Nếu cô ta có thể leo lên khỏi cái hố bùn này, mình có thể giúp cô ta giác ngộ thật sự." Rồi ngài cũng tiếp tục hành trình của mình mà không quay lại.
- Sau
cùng Chúa Giêsu cũng đi ngang qua ấy. Chúa thấy người phụ nữ đang ợ dước hố bùn, Chúa đã cảm động và thương xót cho cô ta. Ngài đã không ngần ngại nhảy xuống hố bùn sâu ấy và mau mắn
giúp đưa cô ấy ra khỏi hố bùn sâu.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy sự ra đời, Nhập thể của Thiên Chúa làm người. Chúng ta hôm nay nhớ lại việc
Chúa Sinh ra xuống trần vì Thiên
Chúa đã thương yêu và quan tâm đến con người chúng ta.
Qua bài Tin Mừng thánh Gioan ngày hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi, tại sao Thánh Gioan đã khởi đầu Tin Mừng của ngài bằng sự mô tả Lời của Thiên Chúa và sự sáng tạo vũ trụ và loài
người? Chúng ta có thể nghĩ rằng bài Tin
Mừng của
thánh Gioan hôm nay có thể được liên kết
với phần đầu của sách Sáng thế (Gioan 1: 1-3 và Sáng
thế 1: 1-3)? “Lời của Chúa” là một ngôn từ rất phổ biến trong xã hội người Do Thái. Chữ “ Lời của Chúa hay Ngôi Lời” trong Cựu Ước là
một chữ có
tính chủ động, sáng tạo và năng động. Chúng
ta có thể tìm thấy nó trong Thánh Vịnh 33, 147 nói “Lời của Chúa phán ra thiên đàng
đã được tạo thành (Tv 33: 6). Hoặc “Ðấng
gửi sấm ngôn của Người xuống đất, hỏa tốc lời Người chạy đi. (TV 147: 15).
Trong sách Giê-rê-mi-a
chương 23 có Lời viết:” Lời
Ta lại không bốc cháy như lửa sao? như búa đập tan đá tảng? (Giê-rê-mi 23:29)? Trong sách Khôn
ngoan, chương 9 cũng đề cập đến Thiên Chúa là người đã tạo ra mọi sự, và tất cả mọi sự được dựng lên qua Lời phán của Ngài
(Khôn ngoan 9: 1). Lời Chúa cũng được đánh đồng với trí tuệ của Ngài như được viết trong sách
Cách Ngôn:“ Yavê, bởi
khôn ngoan, đã đặt móng đất, bởi trí tuệ, Người đã dựng trời.” (Cách ngôn 3:19). Sách
Khôn ngoan mô tả sự khôn ngoan là sức mạnh vĩnh cửu của Thiên Chúa, là sự sáng tạo và được chiếu sáng. Cả hai
chứ “Ngôi Lời
và Khôn Ngoan” được coi là một và giống
nhau. Trong chương 18 Sách Khôn ngoan đã viết:
“Trong
khi màn thinh lặng êm ru gói cả vạn vật, và đêm nhẹ bước chạy
được nửa đường, lời toàn năng của Người từ ngai vương giả, như chiến sĩ tàn nhẫn mang gươm sắc bén nghiêm lịnh của Người
mà nhảy vào giữa đất địch đang bị chờ tiêu diệt, đứng giữa trận, đầu
đụng trời, chân đạp đất, mà gieo chết chóc dẫy đầy càn khôn.” (Khôn Ngoan 18: 14-16).
Thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu là Thiên Chúa Đấng sáng tạo, mang lại sự sống và đã đến thế gian dưới dạng con người như
ông đã viết trong Tin Mừng. “Thiên Chúa đã yêu mến
thế gian như thế (đó), đến đỗi đã thí ban Người Con Một, ngõ
hầu phàm ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được có sự sống
đời đời.” (Gioan 3:16). Chúa Giêsu là sự khôn ngoan
và quyền năng của Thiên Chúa đấng đã sáng tạo thế
giới và duy trì vạn vật. Người
mang bản chất con người để cứu rỗi con người tội lỗi chúng
ta. Chúa Giêsu đã trở thành con người thực sự như chúng ta, nhưmg Ngài vẫn thực sự là Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô thực sự là
Con Thiên Chúa, mà mãi mãi là Thiên Chúa và Chúa, Ngài đã trở thành con người và là anh em của chúng ta.
Lời Chúa đã hình thành trong con người và sống như chúng ta. Nhiều người đã thấy được vinh quang của Ngài, vinh quang của Ngài như
là Con Một của Chúa
Cha, đầy ân sủng và Chên lý. Nhờ Chúa Giêsu, mà chúng ta nhận được ân sủng này qua những ân sủng khác. Bắt
đầu 10 Điều Răn được Chúa truyền lại qua ông Môisen.
Nhưng bây giờ, ân sủng và sự thật đã đến thế giới qua Chúa Giêsu Kitô. Mặc dù chưa ai từng
nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là người Con Chúa Cha, Người đã tiết lộ Thiên Chúa Cha cho loài
người
chúng ta được rõ.
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta. Khi chúng ta nhìn vào Hài nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta hãy luôn nhớ rằng sự trọn vẹn của Thiên Chúa
ngự ở
trong Ngài. Trong Chúa Giêsu là sự trọn vẹn của Chúa Ba
Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. [Col 1: 9, 2: 9] Những ai biết Chúa Giêsu, thì người đó cũng biết Thiên Chúa Cha vì Chúa Con và Chúa Cha là Một.
Mầu nhiệm Giáng sinh cho chúng ta biết rằng
qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đã đến trong thế giới chúng ta dưới một dạng hình thể. Như chúng ta đã nghe các bài Tin Mừng trong Mùa Vọng, Đức Trinh Nữ Maria được thụ thai qua Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu đã nói với mọi người nhiều lần rằng Ngài và Chúa
Cha
là Một, Ngài ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Ngài, và những ai đã thấy Ngài, thì người đã nhìn thấy Chúa Cha. Nhờ Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha vô hình trên Trời đã trở thành thể xác. Nhờ Chúa Giêsu, mà Chúa Thánh Thần ngự trị cho đến khi Chúa Giêsu
phó
dâng linh hồn Ngài vào trong tay Chúa Cha. [Lk. 23:46] Hài Nhi Giêsu đã đến
thế giới cho mỗi người chúng ta, để con người chúng ta được cứu rỗi.
Kitô hữu chúng nên phải tiếp
tục rao truyền mầu nhiệm Nhập thể kỳ diệu và tuyệt
vời này. Con Thiên Chúa đã xuống thế làm
người có cùng một bản chất con người
như
chúng ta và chính Ngài đã đem sự cứu rỗi cho con người chúng ta. Con Thiên Chúa đã làm việc với bàn tay con người; Ngài suy nghĩ với trí óc của con người. Ngài cũng đã hành động với một ý chí và một trái tim của con người, Ngài cũng biết yêu với trái tim của con người như mọi
người chúng ta. Ngài được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, Ngài thực sự đã trở thành một người trong chúng ta, Ngài cũng giống như chúng ta trong tất cả mọi thứ trừ
tội lỗi (Gaudium et Spes).
Nhờ Chúa Giêsu, đức tin sống động của chúng ta được thể hiện qua các Bí tích
của Giáo hội Công giáo dẫn chúng ta đến Ánh sáng của Thiên Chúa và Chân Lý đó là sự bảo đảm sự cứu rỗi và sự sống đời đời của
chúng ta trong Nước Thiên Chúa. Nếu chúng ta chứng
kiến được
vinh quang của Thiên
Chúa, thì
chúng ta đã được thông phần với Chúa Giêsu Kitô. Vì Chúa Giêsu đã trở thành con người và dự
phần với nhân loại chúng ta để chúng ta có thể được dự phần về thiên tính với Ngài (2 Phêrô 1: 4).
Khi Chúa Giêsu đến, Thiên Chúa được gọi là
Thiên Chúa và là
Cha của Chúa Giêsu
Kitô của chúng ta. Khi chúng ta được hiệp nhất trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở
thành Cha của chúng ta và chúng ta trở thành con cái của Người. Chúng ta hãy dâng
lòng cảm tạ Thiên
Chúa Cha Vì Ngài đã sai Con duy nhất của Ngài đến để cứu chuộc chúng ta và chia sẻ vinh quang
của Ngài với chúng ta. Chúng ta hãy luôn biết
ơn Chúa Giêsu vì Ngài
đã tỏ bày cho chúng ta
sự tốt lành và tình yêu của Thiên Chúa.
(December 25): Scripture: John 1:1-5, 9-14
"The Word became
flesh and dwelt among us"
As you know our Vietnamese are very much
influenced with Confucius and Buddhist. And I remember a story when I was a
freshman in college. There is a student asked a Christian professor how
Confucius and Buddha would differ from Christ. He responded with a story:
“A woman fell into a deep hole with mud, she is trying as hard
as she might to get out of the deep hole, but she could not climb out
- Confucius looked in. He told her, "Poor woman, if you had
paid attention to me, you would not have fallen in there in the first
place." Then he walked away.
- Buddha approached. He too spotted the woman. He said to
himself, "If she can just manage to get out of that hole, I can give her
genuine help." Then He continued his journey.
- Along came Jesus. He spotted the woman. He was moved with
pity. He jumped into the hole immediately to assist her out.
This story illustrates the Incarnation. We gather here to
celebrate the concern of God for each of us.
In today’s Gospel, We may wonder, why does John the Evangelist begin
his Gospel with a description of the Word of God and the creation of the
universe and humankind?
Well, we may think John’s Gospel might be
linked with the beginning of the first book of Genesis (John 1:1-3 and Genesis
1:1-3)?
The “word of God” was a common expression
among the Jews. God’s word in the Old Testament is an active, creative, and
dynamic word. We can find it in the Psalm 33, 147 like. “By the word of the
Lord the heavens were made” (Psalm 33:6). Or “He sends forth his commands to
the earth; his word runs swiftly” (Psalm 147:15).
In the book of Jeremiah chapter 23 wrote “Is
not my word like fire, says the Lord, and like a hammer which breaks the rock
in pieces” (Jeremiah 23:29)?
In the Book of Wisdom chapter 9 also addressed God as the one who “made all
things by your word” (Wisdom 9:1). God’s word is also equated with his
wisdom like in the book of proverbs was written “The Lord by wisdom founded the
earth” (Proverbs 3:19).
The Book of Wisdom describes “wisdom” as God’s
eternal, creative, and illuminating power.
Both “word” and “wisdom” are seen as one and
the same. In
chapter 18 Book of
Wisdom wrote:
“For while gentle silence enveloped all
things, and night in its swift course was now half gone, your all-powerful word
leaped from heaven, from the royal throne, into the midst of the land that was
doomed, a stern warrior carrying the sharp sword of your authentic command” (Wisdom 18:14-16).
John describes Jesus as God’s creative,
life-giving and light-giving word that has come to earth in human form as he
wrote in his Gospel. “God
so loved the world that he gave his only Son, that whoever believes in him
should not perish but have eternal life” (John 3:16). Jesus is the
wisdom and power of God which created the world and sustains it who assumed a
human nature in order to accomplish our salvation in it.
Jesus became truly man while remaining truly
God. Jesus Christ is truly the Son of God who, without ceasing to be God and
Lord, became a man and our brother.
The Word of God took human form and lived on
earth. Many have seen His glory, His glory as of a Father's only Son, full of
grace and truth. Through Jesus, we receive grace after grace.
At first came the Law into the world through Moses.
But now, grace and truth came into the world
through Jesus Christ. While no one has ever seen God, it is Jesus who is God
and who is close to the Father's heart, who has revealed God the Father to
mankind.
My brothers and sisters in Christ, a Child was
born for us.
As you look at Baby Jesus in the manger,
always remember that the fullness of God dwelled in Him.
In Jesus was the fullness of the Trinity, the
Father, the Son and the Holy Spirit. [Col. 1:9, 2:9] Those who know Jesus, they
also know the Father for they are One.
The mystery of Christmas tells us that through
Jesus, God the Father, the Son and the Holy Spirit came into the world as One
in bodily form. As we have heard during Advent, the Holy
Spirit came upon the Blessed Virgin Mary at her moment of conception.
Jesus Himself told the people repeatedly that
He was One with the Father, that the Father was in Him, and that those who have
seen Him, have seen the Father. Through Jesus, the invisible
Heavenly Father took physical form. Through Jesus, the Holy Spirit dwelled
until Jesus commended His Spirit into the hands of the Father. [Lk. 23:46] Baby Jesus came into the world for each and
every one of us, so that we may be saved.
Christians never cease proclaiming anew the
wonder of the Incarnation. The Son of God assumed a human nature in order to
accomplish our salvation in it.
The Son of God worked with human hands; he
thought with a human mind. He acted with a human will, and with a human heart
he loved. Born of the Virgin Mary, He has truly been made one of us,
like to us in all things except sin (Gaudium et Spes).
Through Jesus, our living faith that is
manifested through the Sacraments of the Catholic Church leads us towards the
Light of God and the truth as our assurance of salvation and eternal life in
the Kingdom of God.
If we are going to behold the glory of God we
will do it through Jesus Christ. Jesus became the partaker of
our humanity so we could be partakers of his divinity (2 Peter 1:4).
When Jesus comes God is made known as the God
and Father of our Lord Jesus Christ. By our being united in Jesus, God becomes
our Father and we become his children.
Let’s give thanks to the Father for sending
His only begotten Son to redeem us and to share with us His glory. And let us
always be thankful to Jesus for manifesting to us the goodness and love of God.
No comments:
Post a Comment