Friday, October 14, 2011

Chua Nhat 29 & Thứ Bẩy 28 Thường niên

Bài Giảng Chúa Nhật 29 Mùa Thương Niên. (Mt 22:15-21)

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 29 Quanh Năm hôm nay, Chúa đã dạy cho người Do thái một bài học và bài học này vẫn có hiệu lực cho đến ngày nay:   "Hãy trả Caesar những gì thuộc về Caesar, và trả Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa."

Là người Kitô hữu, chúng ta đều mang trong mình hai quốc tịch, và trong mỗi quốc tịch, chúng ta đều có được những quyền lợi riêng cũng có những trách nhiệm riêng của mình.  Chúng ta được sinh đời và chúng ta công dân của một quốc gia trần thế. Sau khi lãnh nhận phép rửa tội, chúng ta đã trở thành công dân của vương quốc trên trời.

Nhiều khi bổn phận và trách nhiệm làm công dân trần thế đã xung đột với cái bổn phận và trách nhiệm của công dân nước trời..   nhưng cuối cùng, công dân trần thế sẽ tới hồi kết thúc, trong khi quyền công dân trên trời sẽ kéo dài mãi mãi.  Như thế, chúng ta đã thấy rõ ràng, bổn phận làm công dân nào quan trọng hơn.

Nhìn lại dòng lịch sử của Giáo Hội, qua nhiều thế kỷ, chúng ta có rất nhiều các vị thánh đã được vinh danh, trong đó phần đông là các thánh tử đạo, Các Thánh tữ đạo ở bất cứ thời kỳ nào cũng đã dạy và làm chứng cho chúng ta biết là phải nên chọn làm công dân nước nào khi chúng ta bị bắt buộc phải lựa chọn một trong hai.  Nếu như Caesar muốn dành lấy những gì thuộc về Thiên Chúa, chúng ta phải có bổn phận trung thành đối với quê hương vĩnh cửu của chúng ta trên trời, thậm chí chúng ta phải chấp nhận những hậu quả đau đớn thân xác ở đời này.  Như câu chuyện của thánh chuyện Thánh Thomas More của Anh Quốc vào thế kỷ thứ 16.  Thánh Thomas More từng làm Thủ Tướng, người đấng đầu thứ hai trong vương quốc Anh, chỉ sau Vua Henry thứ Tám. Ngài được Vua và toàn dân Anh quốc rất kính trọng. Nhưng vì chọn làm công dân nước trời trên hết, nên ngài đã từ chức, ngài bị hành hạ và bị tử hình. Trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, chúng ta cũng có các Vị thánh tữ đạo, đã từng làm quan chức trong triều đình, như thánh Đa minh  Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm trọng Tả và Phêrô Phạm Trọng Thìn.  Cả ba người trong một gia đình cũng chỉ vì ưu tiên cho Nghĩa vụ công dân nước Trời hơn là bổn phận công dân trần thế, Nên các Ngài đã chịu hành hạ, chịu đau đớn, chịu sỉ nhục và chịu chết để làm chu toàn cái bổn phận làm công dân Nước Trời.

Thưa quý ông bà và anh chị em, Chúng ta hãy để một vài phút suy nghĩ, là làm thế nào để chúng ta có thể làm người công dân tốt của trần thế, cũng như làm người công dân tốt trong Vương quốc của Chúa Kitô.  Trong bất cứ ở hoàn cảnh nào, chúng ta hãy nên xử sự cho đúng cách. Qua cung cách nào đó, chúng ta là thần dân của hai vương quốc: dân riêng của quyền uy chính trị, trần thế. Đồng thời, chúng ta cũng còn là thần dân của Vương Quốc Nước Trời.  Như  Phúc Âm hôm nay,, chúng ta buộc phải trung thành với cả hai. Bởi lẽ, chúng ta vẫn còn là thần dân của chính quyền dân dã, nơi trần thế. Chúng ta có nhiệm vụ đóng thuế để chính quyền trần thế có phương tiện lo an sinh xã hội cho mọi người. Như dịch vụ giáo dục, an ninh, các phúc lợi, bệnh viện, đường xá, các công quỹ an sinh xã hội như quỹ người thất nghiệp, quỹ an sinh cho bậc cao niên, hoặc người tật nguyền.
           
Đằng khác, là công dân của Nước Trời, chúng ta cũng phải có trách nhiệm với nước trời., bởi vì "Tất cả những gì chúng ta đang có, tất cả những gì chúng ta có, đều do ban tay Thiên Chúa ban cho.  Như đồng tiền La Mã mang hình ảnh của Hoàng đế.  Chúng ta, khi sinh ra làm con người, chúng ta được mang hình ảnh của Thiên Chúa và  giống như Thiên Chúa (Sáng thế ký 1:26), Thiên Chúa tác tạo nên mỗi người chúng ta trong sự hiện hữu của Ngài, Ngài muốn mỗi người chúng ta được tồn tại, để chúng ta có thể sống và quan hệ mật thiết với chính Ngài.  Mục đích của chúng ta là được sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, bắt đầu từ cuộc sống hôm nay và được dẫn tới sự sống mới đời đời trong Thiên Chúa.  Như Sách Giáo Lý (Catechism of the Catholic Church # 44): " Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình, vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm".  Vì vậy, tự bản chất và do ơn gọi của mình, con người là một hữu thể tôn giáo, có khả năng bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa. Dây liên hệ mật thiết và sống động này với Thiên Chúa đem lại cho con người phẩm giá căn bản của chính mình.

Để đuợc Tự do sống trong tình liên đới với Thiên Chúa, có nghĩa là chúng ta phải sống tự nhiên trong Thiên Chúa như thửa ban đầu Ngài đã dựng tạo. Và chính Ngài đã sai con một của ngài xuống thế gian để làm môi giới, làm bạn và làm gương sáng cho chúng ta bắt chưóc. Chính vì thế  "trã cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" ,  nghĩa là chúng ta cần tuân theo các giới răn của Thiên Chúa, theo gương của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, và tuân giữ những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Nếu như chúng ta làm ngơ Thiên Chúa hay bỏ qua các giới răn của Ngài, hay nếu chúng ta không quan tâm, chúng ta khác nào như kẻ trộm tinh thần, như kẻ cắp đồng bạc của hoàng đế Caesar.

Trong thực chất, mọi Kitô hữu phải là một công dân gương mẫu, Nhưng điều đó không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận diện được những gì thuộc về Thiên Chúa.  Bởi vì tất cả mọi thứ chúng ta đang có đều do tay Ngài sáng tạo, vì Ngài là Đấng đã tạo dựng ra muôn loài tạo vật,Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, nhưng thậtkhó để chúng ta có thể đáp trả cho Thiên Chúa những gì chúng ta đang có mà thuộc vể Thiên Chúa.  Chúa Giêsu đã kêu gọi tất cả mọi người chúng ta hãy theo Ngài như các môn đệ xưa. Lời gọi của Chúa Kitô lúc nào cũng vẫn ln tục kêu gọi chúng ta như Sách Giáo Lý Công giáo (Catechism of the Catholic Church) nói: "Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm" (# 30).  Thiên Chúa đang liên tục mời gọi chúng ta theo sát với Chúa hơn, điều tốt nhất chúng ta hãy giữ vững niềm hy vọng để chúng ta có thể sống kiên trì, vui vẻ trong ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống qua những cơn thử thách của cuộc đời, chúng ta chỉ cần liên tiếp trả lời hai tiếng "xin vâng".

Thiên Chúa đang mời gọi một số trong chúng ta đây theo Chúa để trở thành một nhà truyền giáo, một linh mục, một nam tu sinh, hoặc một nữ tu hay là những giáo dân đạo đức tự  nguyện  phụng vụ giáo hội trong phạm vi nào đó. Thiên Chúa cũng mời gọi những người khác chỉ đơn thuần đòi hỏi chúng ta số ít thời gian để dâng mình cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức hằng ngày, làm gương cho những người khác để họ nhận ra Chúa là Chúa thật.

Hôm nay chúng ta hãy chạy đến với các thánh tử đạo Việt Nam, để xin các ngài cầu bầu cho tất cả chúng ta, để chúng ta được bắt chước các Ngài can đảm làm chứng cho Chúa qua các lời kinh nguyện trong việc làm bác ái, và trong mọi lời nói và hành động của chúng ta.  Bất cứ những gì gọi là của Thiên Chúa đã được đặt trong trái tim của chúng ta, chúng ta hãy đặt niềm hy vọng của chúng ta trong Người, chúng ta hãy rộng lượng dâng lên Ngài những gì Ngài muốn nơi chúng ta.  Thiên Chúa sẽ chắc chắn  không bao giờ để chúng ta hối tiếc, và hy vọng  chúng ta sẽ có phần trên Nước Trời như Các Thánh TDVN.

 ___________________________________________________

Thứ Bẩy 28 Thường niên
Phúc âm hôm nay, Chúa Giê-xu cảnh báo cho chúng ta để chống lại sự tê liệt cũa đạo đức lương tâm . Sự tha thứ của Thiên Chúa cũng như tình yêu của Ngài thật vô bờ vô bến, nhưng nếu chúng ta phủ nhận sự hiện hữu của Ngài và từ chối tình yêu của Ngài(hay nếu chúng ta phạm thượng chống lại Chúa Thánh Thần) chúng ta có dám đến chạy đến Chúa để cầu xin Chúa  sự tha thứ của Ngài ?,  Thiên Chúa có thể tha thứ cho chúng ta mà không cần chúng ta nâm nì xin Ngài  sự tha thứ? Thiên Chúa không bao giờ áp đặt sự tha thứ của Ngài! Tình yêu bao gồm một bản tính sẵn sàng vô tận của sự tha thứ,  nhưng sự tha thứ bao hàm sự thừa nhận tội lỗi của chúng ta tội .

Các Thánh Giáo Phụ của Giáo Hội đã được coi sự "vô cảm" là (không có khả năng ăn năn) tội lỗi lớn nhất của thế giới ngoại giáo. Nếu ngày nay có vấn đề của sự phân hủy đạo đức trong xã hội của chúng tôi đang sống, đó là hậu quả của sự không có sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế Tôi" không nhận ra lỗi của tôi, không cần cứu tôi, bởi vì lương tâmddang bị tê liệt, "Tôi" không đủ năng lực, hiểu biết để nhận ra điều ác trong tôi và nó là gì, là lỗi của riêng tôi. Nếu không có Thiên Chúa, chúng ta sẽ phải tìm nơi ẩn dật trong  "ảo giác về sự vô tội của tôi".

No comments:

Post a Comment