Friday, July 26, 2019

Suy Niệm Chúa Nhật thứ 15 Thường Niên Năm C



Suy Niệm Chúa Nhật thứ 15 Thường Niên Năm C
Qua bài Tin Mừng, chúng ta có thể nghĩ rằng nếu chúng ta muốn được sống an bình thảnh thơi trong cái xã hội hôm nay, chúng ta có lẽ phải biết sống ích kỷ như thầy thượng tế hay thầy trợ tế Lê-vi trong bài dụ ngôn hôm nay. Trong xã hội hiện tại, con người chúng ta ai cũng muốn được sống tự do, được tự do phá thai, tự do hôn nhân đồng tính, và tự do loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi xã hội và cuộc sống của họ hôm nay, họ đã loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi gia đình và trường học của chúng ta hôm nay. Thế nhưng, họ lại đổ lỗi cho Thiên Chúa vì những thứ không mấy tốt đẹp đã xảy ra cho họ. Nếu chúng ta chú ý đến lời Chúa Giêsu hôm nay: "Hãy đi và làm như vậy." Chúng ta có thể nhận ra đấy chính lời giải thích rõ ràng về điều răn trọng nhất Chúa Giêsu đã dậy: là hãy "yêu mến người lân cận như chính mình." .
            Hôm nay, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta phải biết phấn đấu để làm theo như lời Chúa dạy, là sống với điều răn trọng nhất.  Và bài dụ ngôn hôm nay cũng cho chúng ta thấy được một chiều hướng khác.  Đó là người Sa-ma-ri-ta-nhân hậu trên tất cả chính là hình ảnh của Chúa Giêsu và những gì Chúa Giêsu đã làm cho mỗi người chúng ta, cho gia đình nhân loại nói chung. Phần chúng ta, chúng ta cũng giống như người bị cướp dở sống, dở chết bên đường. Mỗi người trong chúng ta đã bị cướp đi sự thánh thiện ban đầu bởi tội nguyên tổ.
Sự ích kỷ và tội lỗi của chúng ta, và tội lỗi của những người khác, đã làm cho linh hồn của chúng ta bị thương tích quá nặng, quá đau đớn. Chúng ta đang nằm ở bên lề con đường của cuộc sống đang cần một Đấng Cứu Thế. Chúng ta đã bị trầy trụa, bị sưng ù vì thương tích bởi cuộc sống trong một thế giới đầy sa ngã và tội lỗi.
Thiên Chúa đã xuống thế làm người, Chúa Giêsu đến với chúng ta như người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu. Ngài là Thiên Chúa hay có lòng thương xót, Ngài là người đã cứu cấp và chữa lành chúng ta bằng dầu và rượu vang trong bí tích của Ngài, Ngài là người đã mua lấy cho chúng ta sự cứu rỗi bằng sự hy sinh của Ngài trên thập giá tại đồi Calvary.
Ngài là người ủy thác của cải ân sủng vô biên của Ngài cho người chủ nhà trọ, Giáo Hội, những người lần lượt trông nom săn sóc vết thương của chúng ta, giúp chúng ta phát triển trưởng thành trong Kitô giáo, cho đến khi Chúa Giêsu sẽ trở lại với chúng ta một lần nữa. 
Chúa Giêsu muốn cho chúng ta trở thành những người Sa-ma-ri-ta-nô tốt với những người khác và với nhau, như chính Ngài đã đi trước làm gương cho chúng ta. Thì trước hết, chúng ta phải chấp nhận sự rủi ro. Bởi vì người Palestine hay giả mạo những người bị cướp để gài bẫy rồi cướp những người có lòng tốt bụng, như chúng ta thường hay thấy xãy ra trong xã hội hôm nay.
Thứ hai, nếu chúng ta có lòng tốt như người sa-ma-ri-ta-nô này, thì chúng ta sẽ phải chịu rất nhiều tốn kém về của cải cũng như vật chất.
Thứ ba, đó là sự bất tiện. Người Sa-ma-ri-ta-nô trên đường đi làm ăn, kinh doanh, có thể đang làm một chuyến kinh doanh rất quan trọng,  nếu dừng lại hiện trường nơi xảy tai nạn, ông ta sẽ phải tốn mất rất nhiều thời giờ qúy báu của ông. Và như thế ông ta có thể bị mất  đi cơ hội làm ăn tốt vì sự đình trệ trong chuyến đi.
Tóm lại, tất cả những sự việc làm tốt và bác ái này thực sự đều là những việc đầu tư xấu, chẳng có lợi ích gì cho chúng ta. ?  Nhưng người bạn tốt dám làm những điều đó với bạn của mình. Họ chấp nhận những rủi ro và sự hy sinh của họ. Đó là những gì mà Chúa Giêsu Kitô đã làm cho chúng ta, để chứng minh cho chúng ta biết là Ngài là loại bạn như thế nào. 
 Chỉ cần nhìn vào cây thập giá, Và nếu chúng ta coi trọng tình bạn của Ngài, và muốn được làm bạn với Ngài, chúng ta sẽ  vui vẻ ngay cả những khi chúng ta vụng về, "hãy đi và làm như vậy." Chúng ta cần Chúa Kitô. Vì chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sa ngã. Và chúng ta đang sa lầy vì yếu đuối của chúng ta. Chúa Kitô là người Samaritanô của chúng ta. Chỉ có sự giúp đỡ của Chúa Kitô mà chúng ta mới có thể nhận được sự bình phục trở lại, Ngài nuôi dưỡng chúng ta, và tẩm bổ tâm hồn của chúng ta bằng sức mạnh tinh thần.
Hôm nay, trong Thánh lễ này, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì Chúa đã đến để cứu chúng ta, Ngài đã không bước qua và làm ngơ như thầy thượng tế hay thầy trợ tế Lê-vi, nhưng Ngài dừng lại bên cạnh chúng ta, hy sinh tất cả những gì ngài đã có vì chúng ta.
Và một lần nữa Ngài đến với chúng ta hôm nay trong Thánh Thể, chúng ta hãy hứa với Ngài là chúng ta sẽ không chỉ cảm ơn Ngài bằng lời nói, mà còn bằng những hành động của chúng ta.
            Mỗi Kitô hữu chúng ta đều được mời gọi để làm một Chúa Kitô cho người khác. Đức Kitô muốn tiếp cận với những người chúng quanh chúng ta, bạn bè và gia đình chúng ta cũng giống như người Samaritanô nhân hậu đã tìm đến những người không may đã bị ăn cướp giữa đường. Ngài muốn đến gần những người không may mắn trong xã hội này qua chúng ta. Mỗi người chúng ta đều biết ai là những người bị cướp, dở sống dở chết bên lề đường của cuộc sống hiện tại  bởi những sự đàn áp, bất công trong xã hội này.
Với Bí Tích Thánh Thể trong thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, mỗi người chúng ta được nuôi dưỡng bằng sức mạnh siêu nhiên và nhờ đó chúng ta hãy cho phép Chúa Kitô tiếp cận với người đang đau khổ vì những bất công trong xã hội hôm nay qua bàn tay nhân hậu, và lòng tốt của chúng ta.  Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta một cơ hội để biết ơn Ngài và biết nhận ra chúng ta thực sự là ai. Điều mà Chúa muốn nhắc nhở chúng ta hôm nay là "Hãy đi và làm như vậy." Nếu chúng ta làm được như thế, và như Chúa đã hứa, chúng ta sẽ được Sống thực sự.

15th Sunday in Ordinary Time
Meditation: Luke 10:25-37 -“Go and do likewise.” (Luke 10:37)
In a series of TV advertisements, a US insurance company touted the benefits of using their website by saying it was “so easy a caveman can do it.” The implication was that anyone with half a brain could figure it out. Well, today’s Gospel reading has a similar moral: The call to care for the needy is so obvious that “even a Samaritan” would do it.
Jesus told this parable because a “scholar of the law” asked him, “Who is my neighbor?” (Luke 10:25, 29). According to Luke, the question was really a trap. But knowing what was in the man’s heart, Jesus turned the tables on him. By telling a story about a Samaritan who did the right thing when other experts in the Law like this lawyer didn’t, Jesus made it clear that it doesn’t take years of study to know how to love God and love our neighbor. It just takes the courage and the humility to do what is right.
What person in his or her right mind would walk right past a man who had nearly been beaten to death? Anyone confronted with this situation would feel a sense of obligation, an inner conviction to help save the man’s life. But in the parable, it took a Samaritan, someone considered uncouth and outside of God’s covenant grace, to do the right thing. What’s more, this man goes beyond the bounds of everyday kindness. He pays for the wounded man’s treatment and even promises to return and pick up the tab for any other expenses the man may incur. Such extreme generosity—even from a Samaritan—would win the admiration of anyone who knew about it!
Jesus tells us the same thing he told the lawyer, “Go and do likewise” (Luke 10:37). It’s that simple. It’s that clear. It’s so easy, in fact, that a Samaritan can do it. So go and do likewise. Listen to that inner urge to reach out and help. Act quickly to do what is right. Who knows how many lives you may save?
“Jesus, teach me to love my neighbor as you love me—immediately, generously, and extravagantly.”

 

Suy Niệm Tin Mừng - Chúa Nhật Tuần 15 TN (LUKE 10:25-37)

            Bài dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã thách thức chúng ta hãy hành động khác thường yêu thương tha nhân bất kể họ là ai. Ai là người láng giềng của tôi? Chúng ta luôn luôn không nhận ra được người láng giềng của chúng ta hay đôi khi chúng ta cố tình làm ngơ đi những nhu cầu cần thiết của người chung quang.
       Trong Tin Mừng, chúng ta có thể mường tưởng được hình ảnh của một người bị đánh đập, cướp lột cả áo quần, bị bỏ mặc cho chết dở ở dọc đường. Người này bị bỏ rơi, bị lãng quên hay làm lơ bởi những người qua lại giữa ban ngày. Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đã gặp rất nhiều những người tương tự như người bị cướp này đã bước qua và bỏ đi luôn không ngó lại. Họ là ai?  họ là những người bị đau khổ tuyệt vọng. Họ là những người bị chồng con ruồng bỏ, họ là những người tứ cố vô thân không bà con thân thích, Họ là những thiếu niên cảm thấy không có tình thương gia đình vì họ không thể nói chuyện hay chia xẽ được với bố mẹ của họ mà không bị chửa bới hay trách mắng. Họ là những người chăm chỉ làm việc nhưng bị mất việc. Họ là những người bệnh hay người già yếu không ai săn sóc hay thăm nuôi. Họ là những người chỉ muốn chết vì  họ nghĩ họ không còn có lý do gì để cho họ đáng sống. Có rất nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đã thực sự rất cần một ai đó để tâm sự, để ủi an, nhưng chúng ta cảm thấy, chúng ta đã bị bỏ quên không ai để ý tới.  Và mỗi lần như thế, chúng ta biết chúng ta đau khổ dừng bao.  Trong mắt của Thiên Chúa, tất cả mỗi người chúng ta đều có giá trị như nhau. Tất cả chúng ta đều được mời gọi để làm khác biệt cho cuộc sống của những người khác. Nó có thể không liên quan đến việc làm lành những vết thương của một người bị đánh đập thể. Nhưng có sự liên quan đến việc tiếp cận với những người có nhu cầu cần thiết, đặc biệt là những người cô đơn thất thế mong người để tỏ bày tâm sự, mong có sự nâng đỡ tinh thần
            Qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu khuyên nhủ thầy thông luật hôm nay là: Nếu anh ta muốn được sự sống đời đời, anh ta phải biềt tỏ lòng thương xót đến người khác giống như người Samaritanô.  Chúng ta hãy cố gắng can đảm lên để bớt đi những sợ hãi và biết phán xét với lòng từ bi và chu đáo hơn. Bất cứ những việc tốt chúng ta làm cho một người nào đó, thì chính việc làm đó sẽ làm biến đổi cuộc sống của người đó. Qua bài dụ ngôn hôm nay, Chúa không khuyên nhủ chúng ta ra ngoài xã hội để liều mạng sống, hay trở nên anh hùng. Nhưng đơn thuần,  Chúa chỉ muốn mời gọi chúng ta phải luôn biết tiếp cận, sẵn sàng nâng đỡ bất cứ ai trong bất cứ hoàn cảnh nào mà chúng ta có thể giúp được. Đó là lời mời gọi mà Chúa Giêsu muốn chúng ta để tâm và có lòng  thật tâm muốn tìm Chúa như gương của người Samaritanô nhân hậu.

REFLECTION
We have all heard this parable of the Good Samaritan before and we know that Jesus is challenging us to act differently and love our neighbor no matter who they are. But we do not always recognize who is our neighbor in need. In the Gospel we have the image of a person beaten, stripped and left for dead. This person was ignored, forgotten and passed by.
            In our lives we come across many people like this man who have been passed by who is hurt and in despair. There are spouses who are in a loveless relationship. There are teenage boys and girls who feel that they cannot talk with their parents without being criticized or scolded. There are those who work long hours and make sacrifices for their jobs and in the end are either laid off or overlooked when it comes time for that promotion. Finally there are the sick and the elderly that no one visits or calls. They may feel that there is no reason for living. There are many times in our own lives when we really need someone but feel ignored and disregarded, and we know how much it hurts.
            We all have value in God's eyes. We are all called to make a difference in the lives of others. It may not involve binding the wounds of someone who has been physically beaten. But it does involve
reaching out to those in need, especially those who feel that they have no one else to turn to. Jesus tells the lawyer in the gospel today that for him to inherit eternal life, he must show mercy to others hike the Samaritan. We are challenged to be less fearful and judgmental and to be more compassionate and caring. Whatever good deed we do to someone, it does make a difference to that person. 

No comments:

Post a Comment