Sunday, October 21, 2018

Bài Chia sẻ cho Ánh sáng Tin Mừng Chúa Nhật 29 Thường Niên năm B

Bài Chia sẻ cho Ánh sáng Tin Mừng Chúa Nhật 29 Thường Niên năm B
Kính Thưa quy cụ, quý ông bà và anh chị em,
Qua bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta thấy những ý tưởng của Chúa Giêsu đối nghịch hoàn toàn với ý tưởng của thế giới con người chúng ta về những tiêu chuẩn sống của con người.
Chúa Jêsus là Chúa, là vua hằng sống, vua các vua, nhưng Ngài đã đặt tất cả quyền lực và sự khôn ngoan của Ngài để phục vụ những người mà Ngài thống trị.
Chúa Giêsu không đòi hỏi hay tìm lợi ích riêng cho chính mình. Hầu hết chúng ta sống trong thế giới sa ngã này đã làm ngược lại những gì mà Chúa đã làm
Chúng ta có xu hướng dùng chức quyền hay những năng khiếu và tài sức mà Chúa ban cho để phục vụ cho chính mình, và nếu cần, chúng ta đã không ngại đối xử với người khác một cách bất công. Khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta xứng đáng được có đầy đủ và được tôn trọng, chúng ta đòi hỏi được phục vụ bất cứ khi nào nếu có thể: từ nơi nhân viên phục vụ tại nhà hàng, từ nơi người tiếp thị nơi  của hàng, hay từ nơi những người làm việc dưới quyền. "ý muốn của tôi phải được thể hiện!"  đó là phương châm của thế giới hôm nay. Nhưng “Ý Chúa cha thể hiện .. !” là phương châm của Đức Kitô, bởi vì Ngài trung thành với ý tưỡng đó.  Ngài đã  đặt sự cứu rỗi cho chúng ta trước sự an lành và danh dự của Ngài.
Trong những bài đọc hôm nay, chúng ta nghe lại lời tiên báo của tiên tri Isaiah trong bài đọc thứ nhất, và Chúa Giêsu cũng đi vào chi tiết hơn khi Ngài cho chúng ta biết về số phận sắp tới của Ngài. Ngài cho chúng ta thấy rõ những sự khốn khó mà Ngài sẽ phải chịu qua từng gian đoạn như việc bị lên án bất công, bị tra tấn đòn vọt, bị nhạo báng, bị đóng đinh…
Chúa Giêsu biết những điều gì đang chờ Ngài ở Jerusalem, nhưng Ngài không lẩn tránh hay lùi bước. Điều này cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi thứ mà Ngài sẽ phải chịu đựng, Ngài chịu đựng một cách tự nguyện chứ không vì vụ lợi riêng nào.  Ngài tự nguyện chịu đựng cũng chỉ vì muốn cứu rỗi cho loài người chúng ta.
Chúa Giêsu đã xuống làm người, Ngài sống và chết vì muốn cứu rỗi con nguời tội lỗi chúng ta. Ngài không tự hào, ích kỷ trong chương trình cứu rỗi của Ngài; Ngài đến để phục vụ và hiến dâng cuộc sống riêng mình cho người khác. Đó chính là luật mà Vua Kitô đã cai trị và chinh phục, và đó cũng là luật mà Chúa đã dùng để cai trị tất cả những người theo Chúa.
Việc đặt người khác ở trên chúng ta chính  là trọng tâm của Kitô giáo. Ngay trong bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu đã tuyên bố đó là dấu hiệu của những người theo Chúa: " Chính nơi điều này mà mọi người sẽ biết các ngươi là môn đệ Ta” (John 13 : 35).
Một ví dụ rất đặc biệt mà chúng ta đã thấy nơi cuộc đời của Thánh Phêrô Paschal, một vị học giả xuất sắc và cũng là một giám mục thời Trung Cổ. Thánh Phêrô Paschal sống ở Tây Ban Nha, trong thời kỳ bị người Hồi giáo cai trị. Thánh Phêrô Paschal đã dũng cảm, không ngại rao giảng Tin Mừng và cải hoá những người Hồi giáo trở lại Kitô giáo. Ngài đã thành công đến nỗi vua Hồi giáo xứ Grenada đã phải tức giận, cho lính truy nã và bắt Ngài cầm tù.
Những người bạn thân và giáo dân  của ngài đã quyên góp một khoản tiền lớn để chuộc ngài được tự do. Nhưng thay vì để chuộc ngài ra khỏi tù, ngài đã dành số tiền đó để chuộc những phụ nữ và trẻ em cũng bị cầm tù vì đức tin, và những người yếu lòng tin muốn cải đạo sang Hồi giáo để được tự do.
Người ta kể rằng vào một buổi sáng, một cậu bé ăn mặc như một người nô lệ đến phụ ngài giúp lễ.  Sau lễ, thánh Phêrô đã hỏi cậu bé một số câu hỏi về Giáo Lý như ngài thường làm. Cậu bé trả lời rất chính xác và thông suốt đến nỗi thánh Phêrô Paschal phải kinh ngạc và ngài hỏi cậu bé giúp lễ là ai. Cậu bé trả lời, "Tôi là Giêsu", và Chúa Giêsu cho thánh Phêrô thấy những vết thương trên tay và chân của Chúa. Sau đó, Chúa nói với thánh Phêrô Paschal, "Chính vì tình yêu của con, con đã sẵn sàng hy sinh chịu án tù đày thay cho những người khác, và họ được tự do, từ giờ phút này chính cha là tù nhân của con” Và đó là sự thật: khi chúng ta đặt người khác lên trước chúng ta, chúng ta sẽ đến gần với Đức Kitô hơn, mà chỉ có điều này mới có thể giúp chúng biết được ý nghĩa mà chúng ta ao ước.
 Chúa Kitô đến để phục vụ, chứ không phải được phục vụ, và Ngài kêu gọi chúng ta làm như vậy. Chúng ta không thể theo gương của Ngài nếu chúng ta không biết chiêm ngưỡng gương sáng của Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể giữ tiêu chuẩn của Đức Kitô trong cuộc sống của chúng ta? Giáo Hội ban cho chúng ta nhiều công cụ hữu ích, và một trong những công cụ đơn giản nhất, cổ đại nhất và mạnh nhất, đó là chuỗi Mân Côi.
 Tháng Mười, theo truyền thống Giáo hội đó là tháng Mân Côi.  Truyền thống này bắt đầu từ thế kỷ XVI, khi Thánh Giáo Hoàng Piô thứ V kêu gọi người Công Giáo Châu Âu lần chuổi Mân Côi, để cầu xin đức mẹ hỗ trợ những người Kitô giáo đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của người Hồi giáo trong trận chíến tại Lepanto.
Là những cá nhân, mỗi người trong chúng ta phải chiến đấu, mỗi ngày, chống lại sự cám dỗ  của ma quỷ khi chúng ta tự cho mình là trọng tâm của vũ trụ và tự cho mình là người công chính.
Chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh, sự khuyến khích và chiến thắng bằng những  chuổi mân côi cổ xưa này.  Khi đọc kinh Mân côi và cầu nguyện đúng đắn, chúng ta không phải chỉ làm việc tụng niệm trống rỗng, Nhưng chúng ta đã kết hợp và thông phần với ​cuộc đời của Chúa Kitô Chúa.
Trong sự hiệp thông với đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu, chúng ta chuyển dâng tâm hồn và lòng trí của chúng ta lên Chúa qua những lời kinh mân côi này, và xin ân sủng của Chúa ban xuống cho linh hồn chúng ta, và làm cho chúng ta được trở nên giống Chúa hơn, và trở thành công dân tốt trong vương quốc của Chúa trên Thiên Đàng.
.
 
Twenty-ninth Sunday in Ordinary Time (B)
Oct 21, 2018- Following Christ Means Putting Others First
Few times does Jesus contrast the world’s standard with his own standard as clearly as in today’s Gospel. Jesus is the Lord, the Eternal King of Kings, and yet he puts all his power, all his wisdom, all his energy, all his talents at the service of those he rules. He seeks nothing for himself. Most of us who live in this fallen world do just the opposite. We tend to put all our gifts and talents at the service of ourselves, even to the point of treating others unjustly. Thinking that we deserve comfort and honor, we demand it whenever we can: from the waiter at the restaurant, from the telephone operator, from our siblings, from those who work under our supervision. “My will be done!” is this world’s motto. But “God’s will be done!” was Christ’s motto. And because he was faithful to it, he put our salvation before his comfort and honor.
In today’s passage, which echoes the prophecy of Isaiah from the First Reading, Jesus goes into more detail about his coming fate. He gives a play-by-play account of what will happen to him – the unjust condemnation, the physical torture, the mockery, the crucifixion… He knows what awaits him in Jerusalem, and yet he doesn’t turn aside. This shows that everything he will suffer will be suffered willingly, not for any benefit that will accrue to him, but for our salvation. Jesus became incarnate, lived, and died for our sake. He had no self-centered item on his agenda; he came to serve and to give his life for others.  That’s the law that ruled this King’s conquest, and the same law ought to rule the lives of all his followers.
      This putting others before ourselves is so central to Christianity that during the Last Supper Jesus himself declared it to be the identifying mark of his followers: "It is by your love for one another, that everyone will recognize you as my disciples" (John 13:35).
One particularly beautiful example is from the life of St Peter Paschal, an outstanding scholar and bishop from the High Middle Ages. He lived in Spain, which was ruled by Muslims, and where Christians were denied civil rights and often enslaved. He preached courageously in order to convert Muslims to Christianity, and was so successful that the Islamic King of Grenada had him ambushed and imprisoned. His friends and colleagues heard about it and sent him a large sum of money as ransom, so that he could buy his freedom. But instead of spending it for his own deliverance, he spent it in freeing a number of women and children who had also been imprisoned for their faith, and who were on the verge of converting to Islam just so they could be set free. It is said that our Lord was so pleased with this act of Christian charity that he came in person to thank him. One morning a boy dressed as a slave came to serve the saint’s Mass. Afterwards, the saint asked the boy some questions from the Catechism, which he usually did. The little boy answered so correctly and easily that St Peter Paschal was astonished and asked who he was. The Child answered, "I am Jesus," and showed him the wounds in his hands and feet. Then he said, "As you in your love have willingly condemned yourself for the sake of my people, and have given liberty to them, I have made myself your prisoner."  And that's the truth: when we put others first, we draw closer to Christ, which alone can give us the meaning we yearn for.
Christ came to serve, not to be served, and he calls us to do the same. But we can't follow his example if we don't contemplate his example – not just on Sundays, but every day. Other standards of behavior and happiness – false, self-centered standards – are constantly vying for our attention.
How can we keep Christ's standard in focus? The Church gives us many helpful instruments, and one of the simplest, most ancient, and most powerful, is the Rosary. October is, traditionally, the month of the Rosary this tradition goes all the way back to the sixteenth century, when Pope St Pius V called on all the Catholics of Europe to unite in prayer through the Rosary, as a way to support the Christian soldiers and sailors who were defending against a Turkish, Muslim invasion at the Battle of Lepanto.
Outnumbered and out gunned, the Christian forces were somehow able to win the victory on October 7th, 1571. As individuals, each one of us has to battle, every day, against the forces of self-centeredness, self-absorption, and self-righteousness. We too can find strength, encouragement, and victory through this ancient prayer.
The Rosary, when prayed properly, is much more than just the empty recitation of Our Fathers and Hail Marys. It consists in the serene contemplation of all the most poignant moments from the life of our Lord. In the company of Mary, his mother, we turn our hearts and minds to him through this prayer, and his grace has a chance to touch our souls, making us more like him, better citizens of his Kingdom, better soldiers of the Church.
As we continue with this Mass, let's thank our Lord for loving us enough to put us first [here you may want to make a reference to the Illustration you used], and let's ask him to teach us to follow his example.


No comments:

Post a Comment