Tuesday, July 29, 2014

Suy Niệm Bài Đọc Thứ Sáu Tuần 17 Thường Niên.

Trong các bài đọc hôm nay dường như chỉ xoay quanh một đề tài là “ bị từ chối”. Trong bài đọc thứ nhất, Tiên Tri Gêrêmia đem lại lời Chúa đến cho dân Israel, kêu gọi họ hãy trở về với thiên Chúa và từ bở đường tội lỗi và thờ lạy thần tượng, thế nhưng những người tư tế đã khiêu khích Thiên Chúa, họ đã không tin vào lời Tiên Tri của Chúa phán mà còn chống lại và tìmcách hãm hại ông nữa. Tương tự, trong bài Thánh Vịnh cũng mô tả một kinh nghiệm của sự ghẻ lạnh và xa lánh của mọi người chỉ vì lời Chúa.
Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu khi bị từ chối và xỉ nhục trong quê nhà của Ngài. Những phép lạ và hành động vĩ đại của Ngài đã không đủ sức mạnh để khơi dậy niềm tin của dân chúng vùng Nazareth. Phần đông con người chúng ta không thể nhìn thấy, và nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong những người ấy. Sự đơn sơ, giản dị chỉ vì cái thói quen của họ với nguồn gốc là sự khiêm tốn mà chúng là một phần nguyên nhân của sự chối bỏ. Trong sự từ chối Chúa Giêsu, dân Israel cũng từ chối bối cảnh của chính bản thân họ và từ chồi chính con người thực của họ.  Bởi vì chính họ không có khả năng để kiểm soát chính mình, để có được niềm tin tin vào Chúa Giêsu vì thế mà Ngài đã từ chối và không làm bất cứ một phép lạ trong vùng Nazareth.
Tại sao Chúa Giêsu tìm kiếm niềm tin nơi con người chúng ta? Đức tin của chúng ta có quan hệ gì tới khả năng làm phép lạ của Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta? Chúng ta có niềm tin, để Chúa Giêsu làm phép lạ trong cuộc sống của chúng ta?

Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của Chúa chinh phục mọi nỗi sợ hãi, phá vỡ sức mạnh của hận thù và thành kiến nơi con người chúng con. Xin Chúa khoả lấp tâm hồn và trái tim của chúng con với lòng thương xót và Nhân hậu của Chúa, xin Chúa nâng đỡ và gia tăng đức tin của chúng con để chúng con biết chia se niềm tin của chúng con với những người chung quang và đối xử với họ cùng một lòng tốt và nhân từ  giống như Chúa đã đối xử với chúng con.

Suy Niệm Bài Đọc thứ Năm Tuần 17 Thường Niên

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Thiên Chúa đã sai Tiên tri Giêrêmia đến căn nhà làm việc của người thợ gốm, và Ngài sẽ nói chuyện với ông ta ở đó. Trong căn nhà làm việc, Tiên tri Giêrêmia theo dõi người thợ gốm làm việc, trên chiếc bánh xe với cục đất sét trong tay. Người thợ gốm biết là ông sẽ làm cái gì với cục đất sét đấy,  ông muốn hình dạng đất sét thành cái bình đựng bông hay là cái chén. Khi cục đất sét nặn không ra cái hình dạng ông ta muốn, ông ta sẽ nắn lại để cục đất sét đó thành cái gì đó như ý của ông ta muốn.
Người thợ gốm ở đây không đại diện cho Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tác tạo vũ trụ và thế giới từ hư vô. Đúng hơn Đấng Tạo Hóa; Thiên Chúa duy trì sinh vật Ngài mà Ngài đã tác thành và Ngài còn tái tác tạo hình ảnh của chính Ngài thành con người theo như ý của Ngài muốn và cho con người đó được tự do.  Đó là người Israel, dân củaThiên Chúa mà chính Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa đã tái tác tạo thành. Israel đã được Thiên Chúa chọn để trở thành dân riêng của Ngài. Cùng với họ Ngài đã đặt một giao ước mới. Giuđa (Do Thái) sẽ phải thờ phượng Thiên Chúa và tất cả dân  Giuđa sẽ phải biết tôn trọng lẫn nhau và cư xử với nhau trong công lý và nhân hậu. Thiên Chúa sẽ là Đức Chúa Trời cao cả của dân Israel và chấp nhận dân Isarel như dân riêng của Ngài.  Nhưng những người Giuđa đã không giữ các điều giao ước đó. Do đó Thiên Chúa sẽ tái tác tạo dân riêng của mình, như người thợ gốm tái tác tạo cục đất sét không làm vui lòng Thiên Chúa. Giavê, Chúa của lịch sử, sẽ cho các lực lượng bên ngoài Giuđa,  đế quốc Chaldean với những ý định bành trướng sẽ là người đại diện Thiên Chúa để tái tác tạo Giuđa. Trong thời kỳ lưu vong  ở Babylon, dân Giuđa sẽ phải biến đổi. Lưu vong và nghịch cảnh sẽ khuấy động lòng khao khát của họ để trở về với Thiên Chúa, để trở  thành dân riêng của Giavê, và mong muốn được sống theo như quy định  mà giao ước họ đã kết hứa với Thiên Chúa.  Đây là người được tái tác tạo sẽ quay trở lại Jerusalem và xây dựng lại Israel trong xứ Giu-đa.
Tiên tri Giêrêmia đã vô tình nhắc nhở chúng ta trong bài đọc hôm nay là Thiên Chúa cũng có thể tái tác tạo con người chúng ta bằng những sự kiện, sự cố xẩy ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu như chúng ta rằng Ý thức là Thiên Chúa làm việc trong chúng ta, thì chúng ta càng có thể đọc được những ý định của Thiên Chúa trong các sự kiện của cuộc sống nơi chúng ta một cách chính xác và đầy đủ hơn. Chúng ta sẽ có thể tham gia vào việc tái tác tạo chính chúng ta trong ơn Chúa.

            Lạy Chúa Chúa xin cho chúng con biết khiêm tốn, vâng lời và nhẫn nại như cục đất sét trong tay Chúa, để Chúa tác tạo chúng con thành những chiếc bình bông hay những cái chén hữu dụng cho cuộc sống của con người, cũng như biến chúng con thành những con người mới, biết sống theo lề luật và giao ước của Chúa và cũng trở thành những công cụ hữu ích cho mọi người, và để chúng con được sống trong những hồng ân bao la của Chúa ở đời này cũng như đời sau.

Suy niệm Bài đọc thứ Tư Tuần 17 Thường Niên

Hai bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay giống như một nghiên cứu đối nghịch nhau.  Đối với Tiên tri Giêrêmia, nhiệm vụ của ông mà Chúa muốn ông phải làm là đem lời Thiên Chúa khuyến nhủ dân Israel, đây là môt việc làm không mấy hồ hởi mà luôn là một gánh nặng và nguy hiểm cho chính bản thân của ông: tất cả mọi người dân Israel dường như chống lại ông, vì họ không muốn nghe những lời ông nói và vì thế họ đã đe doạ sự sống của ông mặc dù Thiên Chúa luôn theo sát và an ủi ông , và nhiều lần khuyên ông ta không nên sợ hãi.  Thế nhưng có lần tiên tri Giêrêmi đã cố gắng trốn chạy, Chúa đã kêu ông trở lại, bất chấp chính mình, ông cảm nhận rằng, ông phải rao truyền những Lời củaThiên Chúa, và ông vẫn là một tiên tri trung thành.
 Mặt khác, Trong Tin Mừng,  Chúa Giêsu mô tả Nước Trời như một kho báu, một niềm vui, hay một cái gì đó có giá trị mà chúng ta muốn trao đổi tất cả cuộc sống để đổi lấy kho báu đó.            Trong chúng ta ai cũng đều có những thăng trầm ba chìm, bẩy nổi, chín cái lênh đênh trong cuộc sống của chúng ta theo thời gian, vì có những lúc chúng ta cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi, và chán nản, khi mà mọi thứ dường như đi ngược lại với ý muốn, với dự tính và chương trình của chúng ta. Ngay cả những người thánh thiện như  chân phước Têrêxa Calcutta,  lúc còn sống, có những lúc ngài cũng cảm thấy cô đơn, trống rỗng vì “sự vắng mặt " của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cũng có lúc đã cảm thấy có những niềm vui lớn, với sự an bình và sức mạnh khi thấy được những điều kỳ diệu của Thiên Chúa trong thế giới và sự tốt lành của Ngài và đã nâng đỡ tinh thần của chúng ta, và đưa chúng ta đến với hy vọng và niềm vui Nước Trời. Trong bất cứ những thăng trầm của cuộc sống nơi chúng ta, chúng ta nên suy nghĩ, tìm hiểu để giữ tâm hồn chúng ta trong sự cân bằng, luôn luôn tin tưởng và phó thác vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa nhiều hơn là bất cứ những gì mà chúng ta có thể tự đạt được chính mình.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết chú tâm vào cách mà Thần Khí của Chúa biến động chúng con chứ không phải chỉ đơn thuần là chú tâm đến những tâm trạng và nỗi khát khao riêng của chúng con. Xin Chúa hãy đem niềm vui lấp đầy tâm hồn chúng con để chúng con cũng niềm vui đó tỏa rộng ra cho những người chung quanh chúng con và mang lại nụ cười trên những khuôn mặt của mọi người.

Thu Ba -Suy Niệm Bài Đọc lễ mừng thánh Martha (July 29)

Không có câu trả lời dễ dàng nào để trả lời cho vấn đề đau khổ trong thế giới của chúng ta hôm nay. Chúng ta thường hỏi "tại sao" nhưng sự im lặng thường là câu trả lời vì thế nhiều người chung ta đã khuất phục sự hoài nghi và thất vọng. Tiên tri Giêrêmia rất đau lòng và buồn khổ vì sự tàn phá nặng nề mà ông đã thấy ở Jerusalem. Ông khẩn cầu và xin Thiên Chúa cho câu trả lời và sự an ủi. Ông hy vọng rằng Thiên Chúa đã không bỏ rơi  dân người. Thậm chí ở giữa sự đau khổ và hủy diệt này, ông bày tỏ hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa. Sự sống, hy vọng, đổi mới, và từ bi là tất cả những ngôn từ để mô tả bản chất của Thiên Chúa.
            Sự đau buồn khi phải đối mặt với sự chết và sự mất mát của những người thân yêu là một kinh nghiệm căn bản của con người. Martha và Mary đã đau buồn vì cái chết của người em trai của họ Lazarus. Martha không quá ấn tượng với lời hứa của sự sống lại. Ai là những người muốn phải chờ, phải đợi cho đến ngày phán xét? Nhưng Chúa Giêsu đã bảo đảm với Martha rằng bất cứ ai tin Ngài là sự sống lại và là sự sống thì sẽ không bị tử vong.
            Chúa Giêsu không có ý nói đến cái chết thể xác, nhưng Ngài muốn nói đến sự lìa xa rời khỏi Chúa và tình yêu liên kết giữa chúng ta với Thiên Chúa. Sự sống đời đời, theo Thánh Gioan, là một cái gì đó mà chúng ta có thể trải nghiệm trong cuộc sống này mà không cần phải chờ đợi cái chết! Những người sống trong đức tin ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa là sự sống và là tình yêu.
            Lạy Chúa Giêsu, Chúa chính là sự phục sinh và là sự sống của chúng con. Xin Chúa tăng gia đức tin và niềm hy vọng của chúng con trong lời hứa của Chúa để chúng con có thể tỏa sáng niềm vui của Tin Mừng Phúc Âm của Chúa cho những người khác."


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần thứ 17 Thường Niên

Hôm nay qua những dụ ngôn trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho chúng ta biết là đường lối của Thiên Chúa không bao giờ đưa ra những kết luận hay phán quyết quá nhanh chóng. Trong thực tế, Ngay lúc ban đầu, Chúa Giêsu Kitô đã tự kết thúc cuộc đời trần thế của Ngài trên thập giá. Ngay cả các môn đệ của Ngài đã hỏi Ngài:” chuyện gì đã và đang xảy ra đây? tại sao chúng ta không được theo Ngài?, Và đây, Ngài đã trả lời họ bằng những dụ ngôn qua những ví dụ cụ thể như câu chuyện về hạt cải và nấm men làm bánh để họ có thể hiểu rằng những con số thống kê không phải là thước đo của Thiên Chúa sử dụng.
Tuy nhiên, những gì đã xảy ra với hạt cải và một nhúm nấm men là một điều gì đó vô cùng quan trọng và có tính quyết định, mặc dù họ không thể thấy điều sau đó. Hạt cải là loại hạt rất nhỏ bé nó gần như là vô hình, nhưng nếu chúng ta chăm sóc tốt và tưới nước đều thì sau cùng hạt cải bé nhỏ cũng trở thành một cây to lớn. Nấm men là thứ nhiên liệu vô hình, nhưng nếu không có nó trộn chung vào bột mì, thì chắc chắn bột sẽ không nổi và bánh mì nướng sẽ không còn phải là bành mì nữa.. Đó là cách sống của người kitô giáo trong cuộc sống, một cuộc sống trong ân sủng mà chúng ta  không thấy nó lộ ra bên ngoài; nó không phát ra những tiếng động hay âm thanh, nhưng ... nếu chúng ta cho phép đức tin này gieo vào trong lòng mình, thì ân sủng của Thiên Chúa sẽ nuôi dưỡng hạt giống và biến đổi  chúng ta từ một con người tội lỗi, đầy thiếu sót sẽ biến thành một con người thánh thiện.
Chúng ta nhận được ân sủng của Thiên Chúa qua đức tin, qua lời cầu nguyện, qua các bí tích, và thông qua tình yêu. Cuộc sống trong ân sủng này cao quý hơn tất cả những hồng ân khác mà chúng ta hàng mong đợi và hy vọng, nhưng chúng ta phải mong mỏi trong sự khiêm tốn. Một ân sủng mà những người khôn ngoan và có học thức không hề biết bày tỏ tấm lòng biết ơn, nhưng Chúa là Thiên Chúa của chúng ta muốn trao truyền ân sũng này đến cho những người hằng sống trong sự khiêm tốn và đơn sơ.
Đó sẽ là một điều tuyệt vời nếu khi Ngài tìm kiếm chúng ta và Ngài thấy chúng ta không ở trong nhóm của những kẻ tự hào, tự cao, nhưng là những người trong số những người biết khiêm tốn, những người biết nhận mình là tội nhân yếu kém, nhưng rất biết ơn, và tin tưởng vào những sự tốt đẹp của Thiên Chúa. Bằng cách này, hạt cải bé nhỏ sẽ lớn lên và phát triển thành cây lớn, men nấm của Lời Chúa sẽ mang lại cho chúng ta một kết quả của sự sống đời đời bởi vì “khi lòng của chúng ta càng hạ thấp xuống trong sự khiêm tốn, thì sự hoàn thiện sẽ được nâng cao hơn lên hơn” (lời thánh Augustine).


Suy Niệm Bài đọc Chúa Nhật thứ 17 Thường Niên

Trong bài đọc thứ Nhất hôm nay, chúng ta thấy: “Thiên Chúa hiện ra báo mộng cho vua Sa-lô-môn, Thiên Chúa phán : "Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho." Vua Sa-lô-môn thưa :"Chính Ngài đã lấy lòng nhân hậu lớn lao mà xử với tôi tớ Chúa là Đa-vít thân phụ con, như người đã bước đi trước nhan Chúa cách trung thực, công chính, với tâm hồn ngay thẳng. Chúa đã duy trì lòng nhân hậu lớn lao ấy đối với người, khi ban cho người có một đứa con ngồi trên ngai của người hôm nay. Và bây giờ, lạy ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của con, chính Chúa đã đặt tôi tớ Chúa đây lên ngôi kế vị Đa-vít, thân phụ con, mặc dầu con chỉ là một thanh niên bé nhỏ, không biết cầm quyền trị nước. Con lại ở giữa dân mà Chúa đã chọn, một dân đông đúc, đông không kể xiết, cũng không đếm nổi. Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái ; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế ?" Chúa hài lòng vì vua Sa-lô-môn đã xin điều đó.”1Kg 3:6-10 .  Chúa ban cho vua Solomon sự “khôn ngoan” đó là một kho tàng to lớn trên tất cả mọi kho báu trên trần gian. Sự khôn ngoan là một giá trị trên tất cả những thứ mà con người đầu tư bằng tất cả các năng lực và khả năng.
Sự khôn ngoan không phải có được qua sự tìm tòi,và nghiên cứu trong nhiều năm, dù con người giỏi tới đâu đi nữa cũng không có thể học hết và hiểu hết mọi sự bí mật của vũ trụ và trong ý tưởng của con người. Nhưng sự khôn ngoan là một đặc ơn mà Chúa ban cho mỗi người để hướng dẫn con người hướng tới những sự lựa chọn đúng đắn trong việc tiến hành cuộc sống và trong việc phục vụ người khác. Nền tảng của sự khôn ngoan là chân lý, là sự thật của Thiên Chúa như các nhà tiên tri và giảng viên là những người được Chúa chỉ đỉnh và sai đi đã tiết lộ.
Trong lời cầu nguyện hôm nay của vua Solomon, ông chỉ xin cho mình có một trái tim hiểu biết để ông có thể biết những điều phải trái để cai trị và hướng dân Isreal là dân riêng của Thiên Chúa. Trong bối cảnh này Vua Salamon, khôn xin giàu sang phú quý, sống lâu để hưởng thụ và chỉ xin sự hiểu biết để cai trị, để hướng dẫn hoặc để lãnh đạo. Có lẽ trong sự lựa chọn của mình cụm chữ "sự hiểu biết trong tâm hồn" người viết sách các Vua đã nhẹ nhàng truyền đi một dấu hiệu  tiềm năng nhà lãnh đạo có một thái độ  nhân từ và thông cảm sẽ cho phép họ có khả năng hướng dẫn va phục vụ những người chung quanh một cách hiệu quả hơn, ngay cả trong những khoảnh khắc yếu kém, thiếu lòng tin và cần thiết của họ.

"Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được sự hiểu biết để chúng con biết đón nhận, hiểu Lời Chúa và cho Lời của Chúa có thể bén rễ sâu trong trái tim của chúng con và biến đổi cách suy nghĩ và hành động của chúng con. Xin cho Thánh Thần của Chúa mở tai chúng con để chúng con nghe và hiều được Lời của Chúa trong Kinh Thánh mà chúng con tôn kính và quý mến cả hai Cựu và Tân ước mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho tất cả những ai mong muốn được vào Nước Trời của Ngài trong sự công chính, bình an và hạnh phúc. Xin Chúa giúp chúng con được trở thành một môn đồ siêng năng và là một môn đê trung thành của Lời Chúa.

Lễ Thánh Gioa Kim và Thánh Ann Cha mẹ của Đức Mẹ July 26

Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Joachim và Ann, cha mẹ của Đức Trinh Nữ Maria. Họ sống cuộc sống đạo đức và thánh thiện và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến người con gái yêu quý của họ rất nhiều. Khi chúng ta được sinh ra, người giới thiệu chúng ta cuộc sống đầu tiên ở trần thế này chinh là cha mẹ của chúng ta. Hành động , lời nói, tình yêu của họ luôn luôn hiển thị và ở lại với chúng ta luôn luôn. Nếu cha mẹ của chúng ta là tốt và là người Kitô hữu sùng đạo, việc đó sẽ dễ dàng  giúp chúng ta hiểu được khái niệm về một Thiên Chúa yêu thương. Niềm tin vào Thiên Chúa đã trở thành một phần di sản và sự giáo dục con cái của họ là chúng ta. Nhưng chẳng may, nếu họ sống cuộc sống vô đạo, vô đạo đức, chúng ta cũng sẽ có một thời gian khó phân biệt đúng sai.
            Cha mẹ có trách nhiệm,  dạy dỗ con cái của họ về Thiên Chúa như một người Cha yêu thương. Họ cũng nên dạy về lòng tốt, sự tử tế. Chịu khó làm việc, có lòng từ bi, khiêm tốn và quảng đại là tất cả những đức tính cần thiết để có một cuộc sống tốt và thánh thiện. Cha mẹ phải là người những gây ấn tượng tốt cho con cái của họ, để chúng biết nghĩ về người khác trước khi nghĩ tới chính mình như Chúa Giêsu đã làm. Họ phải dạy cho con cái biết yêu thương và tôn trọng Mẹ Giáo Hội, những người đã hoàn tất chương trình huấn luyện của họ trong đức tin. Có cha mẹ tốt và đạo đức là kho báu lớn nhất cho tất cả những người con của họ. Đến lượt chúng ta, chúng ta như con cái của họ, chúng ta phải biết kính yêu, vâng phục  và tôn trọng cha mẹ của chúng ta, đặc biệt là khi họ lớn tuổi hoặc đang đau bệnh. Chúng ta phải có bổn phận chăm sóc cha mẹ của chúng ta khi họ không còn có thể chăm sóc bản thân của họ nữa.

            "Lạy Chúa Giêsu, xin cho Lời của Chúa bén rễ sâu trong trái tim của chúng con, để chúng con có thể mang lại những hoa quả tốt để vinh danh Chúa.  Xin Chúa cho chúng con biết đói khát sự công chính của Chúa bây giờ và chúng con cũng có thể mong đợi trong ngày phán xét với niềm vui trong Chúa hơn là mất Linh hồn."

Suy Niệm Tin Mừng Thứ bẩy Tuần 16 Thường Niên

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có một số đã người gây ra những tai tiếng cho giáo hội Do thái, họ lại là những người trong số những người của Thiên Chúa,  Những người Pharisêu tin rằng Giáo hội Do thái giáo của họ phải là những đạo đức, thông hiểu từng chi tiết nhỏ trong luật và giữ Luật Do Thái  r1ất kỹ, như thế họ là những người đạo đức và là những người tốt.  Con những người tội lỗi, không hiểu và giữ luật thì phải nên loại bỏ ra ngoài xã hội của họ.  Nhưng Chúa Giêsu đã không nghĩ như thế, Ngài nói rằng Nước Thiên Chúa thì giống như một túi đựng hỗn hợp bao gồm những người tội lỗi và những người lành và thánh thiện, vì thế theo Chúa, người chủ ruộng không cần phải tốn công, tốn sức để loại những cây cỏ lùng trong lúa, vì nhổ cỏ, có thể nhổ lên cả lúa. Lý do việc Chúa Giêsu áp dụng thái độ này rất quan trọng đối với chúng ta hôm nay.
Nhiều khi trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường có những hành động không khác như những người Biệt Phái này.  Khi ai đó trong chúng ta lỡ may làm một điều gì đó sai lầm hay phạm một lỗi gì thì chúng ta chắn chắn sẽ sẵn sàng, không ngại ngùng lên án và phán xét họ, chúng ta chơi với Thiên Chúa, nhưng chúng ta phân loại nnững gười chung quanh chúng ta và cắt đứt liên hệ với người chúng ta không thích. Thời gian cho cho sự phán xét vẫn chưa tới, Nước Trời của Thiên Chúa trong thời kỳ phát triển. Chúa Giêsu đã rất kiên nhẫn với tất cả mọi người chúng ta, đặc biệt là những người tội lỗi. Ngài rất miễn cưỡng để loại bỏ chúng ra, hơn hai ngàn năm trước,  Chúa Giêsu đã không loại trừ Giu-đa, người đã  phản bội và bán Chúa, Ngài cũng không bỏ Phêrô, người đã chối Chúa không phải một lần mà tới ba lần lận.

Trong việc đối phó, giao dịch của chúng ta với những người khác, chúng ta phải nên ghi nhớ rằng dù  trong một tâm hồn có bao nhiêu là ác ý, tội lỗi, nhưng ít nhất trong tâm hồn đó cũng có ít nhất một tia sáng của sự tốt lành. Và trong một quả tim dù có tốt lành bao nhiêu đi nữa thì thế nào cũng có một góc nhỏ trong trái tim đó cũng có chứa một chút ác. Tất cả chúng ta là những hạt giống được gieo rãi bởi Thiên Chúa trong cùng một lĩnh vực, Chúng ta cùng chịu ngâm mình trong nước mưa, cùng chịu ảnh hưởng bay dạt trong gió bão, Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta những ân sủng của Ngài để chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau, để cùng được phát triển và hướng tới những gì mà Ngài đã kêu gọi chúng ta trong cuộc sống riêng của mỗi người, để tất cả chúng ta được xứng đáng là những người con yêu quý của Ngài.

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Kính Thánh Giacôbê Tông Đồ July 25

Trong phần đầu đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể mường tưởng cảnh bà mẹ của thánh Giacôbê và thánh Gioan đến và xin Chúa Giêsu cho hai người con trai của bà được hai chỗ tốt nhất trong vương quốc của Ngài. Nhưng Chúa Giêsu đã cho hai môn đệ đó biết rằng họ không hiểu được cái ý nghĩa của những điều mà họ đang xin. Việc chia sẻ những nhu cầu trong vương quốc của Chúa Giêsu cũng cần phải chia sẻ phương cách theo Chúa để vào nước Trời, cụ thể là chén đắng mà Chúa đã uống và những đau khổ mà Ngài đã phải chịu tại Jerusalem. Trong khi Chúa Giêsu là Thầy có thể hứa hẹn một phần sự đau khổ của mình với các môn đệ, Nhưng việc phân chỗ tốt trong Nước Trờì là  việc mà chỉ Chúa Cha mới có thể quyết định được.   
Trong lúc các môn đệ khác bày tỏ sự phẫn nộ với Giacôbê và Gioan, Chúa Giêsu đã lợi dụng cơ hội này để dạy cho các môn đệ về việc phục vụ người khác như là một cách lãnh đạo cộng đồng của của Chúa. Các nhà lãnh đạo trên thế giới , họ đã lợi dụng quyền thế của họ để tham những, để tìm kiếm sự huy hoàng,  vinh quang cá nhân và làm giàu trên sự đau khổ của người khác. Tuy nhiên, những người lãnh đạo trong nước Trời phải là những mô hình sống theo gương sáng và sự hy sinh của Chúa Kitô như là một "Người chết để chuộc cho nhiều người". Do đó, Người lãnh đạo thật sự là người có đúc tính biết phục vụ người khác như một người đầy tớ là người biết tự đặt chính mình trong sự phục vụ người khác.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên cho lắm khi Thánh Phaolô đã diễn tả là các Kitô hữu là "nồi đất thông dụng". Một nồi đất thông dụng, là nồi đất mà những người thửa xa xưa thường dùng để nấu cơm, sắc thuốc hay đựng sơn màu để vẽ hoặc có khi còn chứa nước. Nhưng nếu nồi đất đó cứ để một chỗ, thì cái nồi đất này chẳng có một mục đích gì và thành vô dụng. Như vậy, chúng ta cũng được mời gọi để trở thành cái "nồi đất"  thông dụng được Chúa sử dụng cho tất cả những việc vinh danh Thiên Chúa để chúng ta vinh quang Ngài và vì lợi ích của những người khác. Với Thiên Chúa mọi đều có thể xảy ra.

Lạy Chúa, Xin làm cho lòng chúng con trở nên trống rổng, để Chúa có thể dùng chúng con trong những việc làm vinh danh Chúa.

Suy Niệm bài đọc thứ Năm Tuần 16th Thường Niên

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay mô tả sự bất trung của dân Israel với Thiên Chúa. Sử dụng ngôn ngữ trừu tượng, Jeremiah đã nói rằng tội ác của dân Israel chống lại Thiên Chúa gấp hai lần. Thứ nhất, họ đã bỏ rơi Thiên Chúa là nguồn nước sự sống hằng ngày của họ,  và thứ hai, họ đã chọn và tôn thờ các thần ngoại giáo, những thần được mô tả như là cái "bể chứa nước bị bể vỡ và không còn giữ được nước nữa" và, như vậy, không thể nương dựa vào các thần ấy.   
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với các môn đệ là ơn thông hiểu, hiểu biết được trao cho họ mà không ban cho người khác. Khi bao nhiêu người khác đã không nhận ra lời  giảng dạy đơn sơ của Chúa Giêsu về Nước Trời, nên Ngài buộc phải dùng các lời bí ẩn qua các bài dụ ngôn. Các môn đệ được Chúa lo bố trí tinh thần và làm cho họ có khả năng nhận thấy và hiểu được các lời dụ ngôn Chúa dạy, trong khi những người khác vẫn không có khả năng hiểu được lời Chúa, bởi vì hầu hết mọi người không có khả năng vì họ không  cho phép các hạt giống của Thiên Chúa nẩy mầm, đâm rễ sâu vào lòng họ nên họ không có thể đơm hoa kết trái trong cuộc sống của họ.
Thiên Chúa thường nói với chúng ta qua nhiều cách khác nhau, ngay cả trong những phương cách bí ẩn. Tuy nhiên, bởi vì chúng ta có thể quá bận rộn, quá tự hào hoặc không chịu lắng đọng tâm hồn mình để lắng nghe tiếng của Chúa. Vì vậy, chúng ta vẫn không có khả năng nhìn thấy và hiểu được thông điệp của Chúa muốn truyền đạt cho chúng ta. Và khi chúng ta không còn lắng nghe tiếng của Thiên Chúa, chúng ta có thể loại bỏ hình ảnh Thiên Chúa ra  khỏi tâm hồn của chúng ta và dễ làm cho tâm hồn của chúng ta dễ hướng tới những điều mà chúng ta không bao giờ có thể phụ thuộc được như danh vọng, tiền tài, dục vọng. Và kết quả sau cùng là lời Chúa không còn đâm rễ sâu trong linh hồn của chúng ta và chúng ta sẽ không bao giờ có thể sinh hoa kết trái trong cuộc sống của chúng ta được.
"Lạy Chúa Giêsu, Niềm tin trong lời của Chúa là cách đến với sự khôn ngoan, và để suy ngẫm về những hoạch định thiêng liêng của Thiên Chúa là để phát triển chân lý trong sự thật. Xin Chúa mở mắt của chúng con để thấy những việc làm của Chúa, và xin mở tai chúng con để chúng con nghe nhận được tiếng gọi của Chúa, để chúng con có thể hiểu được ý định của Chúa muốn cho cuộc sống của chúng con và giúp chung con sống theo ý Chúa. "

Suy Niệm
Thật đấy không phải là sự tưởng tượng kéo dài trong một mối quan hệ với một người nào đó, tình yêu thương gia đình của chúng ta, và tình yêu mến bạn bè của chúng ta. Thế nhưng khi đối mặt với những ý tưởng về tình yêu Kitô hữu, tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không có một nền tảng chắc chắn và rõ ràng như thế.  Chữ “agap” trong tiếng Hy Lạp được dịch là “tình yêu cao trọng” còn có ý nghĩa là thần linh, vô điều kiện, tự hy sinh, ý chí  và sự chu đáo. Đây là một hình thức cao trọng nhất và tinh khiết nhất của tình yêu, vì nó vượt qua tất cả những thứ khác. Đây là loại tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, và đó cũng là tình yêu mà tất cả chúng ta phải cố gắng để đáp trả lại cho Thiên Chúa.
Qua các bài đọc hôm nay, chúng ta thấy rằng Thiên Chúa trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài đã ban cho chúng ta những phương tiện để chúng ta đạt được Tình yêu vô hạn, vô điều kiện.. Mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta có thể hiểu được (agape) tình yêu mà Ngài dành cho chúng ta. Trong sách Diễm ca, chúng ta thấy sự khao khát Thiên Chúa đi song song với sự khao khát trông đợi nơi những người mà quan trọng với chúng ta, Trong bài thánh vịnh, chúng ta khẳng định rằng nhu cầu của chúng ta đối với Thiên Chúa rất mạnh mẽ vì nó ảnh hưởng đến chúng ta cả thể chất, lẫn tinh thần. Trong bài Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng sự tìm kiếm Chúa Giêsu, Chúa của chúng ta là một kinh nghiệm chất chứa đầy tình cảm một cách sâu sắc.
Thiên Chúa đã làm cho chúng ta yêu mến Ngài một cách dễ dàng như vậy. Chuyển ngữ tình yêu loài  người của chúng ta trong (agape) tình yêu chân chính có vẻ khác thường đối với nhiều người trong chúng ta, nhưng vì bài đọc hôm nay, chúng ta được đảm bảo, chắc chắn rằng tình yêu mến Thiên Chúa không phải chỉ là một  ý tưởng, nhưng là một hành động thực tế rất rõ ràng.

"Lạy Chúa Giêsu, Niềm tin trong lời của Chúa là cách đến với sự khôn ngoan, và để suy ngẫm về những hoạch định thiêng liêng của Thiên Chúa là để phát triển chân lý trong sự thật. Xin Chúa mở mắt của chúng con để thấy những việc làm của Chúa, và xin mở tai chúng con để chúng con nghe nhận được tiếng gọi của Chúa, để chúng con có thể hiểu được ý định của Chúa muốn cho cuộc sống của chúng con và giúp chung con sống theo ý Chúa. "

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư Tuần 16 Thường Niên

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về sự cần thiết và phân biệt về sự hiểu biết sâu đậm với tất cả những gì chúng ta làm. Những hạt giống được gieo mọc lên một cách nhanh chóng có thể được so sánh với nhiều quyết định mà chúng ta làm mà không có sự cầu nguyện với Thiên Chúa, sự suy nghĩ chính chắn, và  sáng suốt để đối thoại với những người xung quanh chúng ta. Đôi khi chúng ta làm như vậy vì lợi ích riêng của chúng ta để đạt được danh lợi cá nhân.  Có những lúc chúng ta còn gây tổn hại, thương tích tinh thần cho người khác để đạt được mục tiêu riêng của chúng ta. Chúng ta được nhắc nhở rằng là môn đệ của Chúa, chúng ta cần phải xây dựng cuộc sống của chúng ta trên cơ sở đức tin vững chắc, với những cam kết tự nguyện và tình yêu đối với tha nhân. Trừ khi chúng ta sống một cuộc như thế trong đức tin nơi Thiên Chúa, nếu không thì cuộc sống của chúng ta có thể sẽ có rất nhiều cản trở bởi vì những kết quả của tất cả những nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ là những thứ hư vinh. Vì những yếu kém và hạn chế của chúng ta trong làm việc, chúng ta có xu hướng chóng nản lòng và tuyệt vọng để tránh việc tiếp xúc với chính mình.
Tiên tri Jeremiah đã may mắn được phúc lành với những ân sủng vì được công nhận những công lao không xứng đáng với những khả năng vô ích của ông để thực hiện sứ vụ loan truyền lời giáo huấn của Thiên Chúa, và kết quả là Thiên Chúa đã thực hiện phép lạ, Thiên Chúa đã cho ông sức mạnh, thậm chí còn nhiều hơn là những gì tiên tri Jeremiah đã có thể tưởng tượng.

Lạy Thiên Chúa Cha Toàn năng, chung con khẩn khoàn nài xin Chúa ban cho chúng con ơn nhận thức tình yêu của Chúa và tình yêu đối với tha nhân của chúng con.

Suy Niệm Lễ Mừng Nhớ Thánh Mary Magdalene July 22

Hôm nay chúng ta mừng lễ nhớ Mary Magdalene, một người phụ nữ không nhũng chỉ là một môn đệ chân thành và trung tín của Chúa Giêsu Kitô mà còn là một người bạn chân tình thật sự yêu thương Chúa Giêsu. Thật không may cho đến ngày nay, nhiều người trong chúng ta sợ hãi hoặc nghi ngờ về thánh Magdalene. Nhiều người trong số chúng ta cảm thấy khó chịu và không bằng lòng với sự thân mật của bà đối với Chúa Giêsu. Trong bài đọc Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan mô tả của các cuộc gặp gỡ của thánh  nữ Magdalena  và Chúa Giêsu có vẻ thân thiện hơn là sự mừng rỡ vui vẻ của tình bạn thường tình. Thật tình chuyện này  không giúp gì hơn cho thánh Magdalene khi các nhà làm filmm ở Hollywood đã nhầm lẫn mô tả thánh nữ  như là một người yêu ngoài giá thú của Chúa Giêsu hay là một cựu gái điếm (nhưng mà thực sự thì Thánh Nữ Mary Magdalena  không phảilà người  như thế).
Trong các sách Tin Mừng, Thánh nữ Mary Magdalene  được mô tả là người  đã  phải gánh chịu  những khó khăn, đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Thánh nữ đã bị quỷ ám và bị xã hội ruồng bỏ và bỏ rơi trước khi Chúa Giêsu chữa bà khỏi bệnh quỷ ám. Và từ đó bà đã tình nguyện theo Chúa, và hầu hạ Ngài .
Thánh nữ Magdalane  và những người phụ nữ khác đã có mặt tại núi sọ và chứng kiến cảnh thầy mình là Chúa Giêsu phải chịu chết trên thập giá. (Mác 15:40, Matthew 27:56). Trong Tin Mừng Thánh Gioan đã mô tả Thánh nữ đứng dưới chân thập giá với mẹ của Chúa Giêsu và hai hoặc ba người phụ nữ khác. Bà đã đi đến ngôi mộ của Chúa Giêsu rất sớm với một số các phụ nữ khác và đã thấy ngôi mộ trống.  (Gioan 19:25)..  Tin Mừng thánh Gioan đặc biệt quan tâm đến sự xuất hiện của Chúa Giêsu với thánh nữ Magdalena. Chúa Giêsu gọi bà bằng tên của bà trước khi bà có thể nhận ra Chúa sau khi Chúa đã sống lại, mặc nhiên  lời tiên tri Isaia đã được thực hiện: "vì Ta đã chuộc ngươi về,  đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi : ngươi là của riêng Ta !" (Isaiah 43:1).
Thánh nữ Magdalene là một mô hình của đức tin và tình bạn. Khi  đối mặt với sự đối kháng và tình cảm tiêu cực, mà chúng ta thường gặp trong ngày hôm nay, chúng ta thực sự có thể học nơi những ví dụ, gương sáng của thánh nữ trong mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Thiên Chúa.

"Lạy Chúa, Xin giúp chúng con đừng bao giờ để chúng con có thể thất bại trong việc nhận ra tiếng của Chúa cũng không để đánh mất sự hiện diện của Chúa trong những lời cứu độ của Chúa."

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần thứ 16 Thường Niên

Suy niệm Bài đọc thứ Hai Tuần 16 Thường Niên
      Trong bài đọc thứ nhất (Micah 6:1-4), Tiên tri Micah đã đua ra cho chúng ta biết các câu hỏi Thiên Chúa: "Dân Ta hỡi, Ta đã làm gì ngươi ? Ta đã làm chi khiến ngươi phiền lòng ? Hãy trả lời cho Ta?" Chỉ có một điều, Giavê đòi hỏi: " Hãy thực hiện những điều công chính, yêu thương trong dịu hiền và thương xót và sống theo cách khiêm nhường với Thiên Chúa." Điều này chính là chủ đề của các bài đọc trong tuần qua.
      Trong bài đọc Tin Mừng, những người biệt phái và những thầy thông  Luật muốn thử Chúa Giêsu. Thay vì nghe lời Chúa,thì họ yêu cầu một phép lạ để chứng minh về nguồn gốc của Người. Nhưng Chúa Giêsu biết được những ý tưởng xấu xa của họ và không làm bất cứ một phép lạ cho họ thấy cả. Thay vào đó, Ngài đã khiển trách họ rằng người gian ác và bất trung muốn có một dấu hiệu, vì vậy Ngài đã không cho họ bất cứ một phép lạ nào. Ngài đề cập đến họ như là các tín hữu không trung thành, thiếu lòng tin bởi vì họ thực sự đã chạy theo và tôn  thờ các thần khác nhưng vẫn giả vờ tìm kiếm chân lý và sự thật. Vì thế, Ngài đã báo cho họ biết về những dấu hiệu của Giô-na, như trong sách tiên tri Giôna, đã tiên đoán hay đề cập đến sự sống lại của Chúa Giêsu. Vì Giô-na đã dành ba ngày ba đêm trong bụng của con cá voi, do đó,  Con của Con Người sẽ nằm trong mộ sâu trong lòng đất ba ngày ba đêm. Sau ba ngày, Người sẽ sống lại từ cõi chết, thay đổi và biến cái chết thành sự sống đời đời. Sự Phục sinh của Người là nền tảng đức tin của chúng ta.
      Chúng ta hãy cầu xin cho lời nguyện cầu của nền tảng đức tin của chúng ta ; Kinh Tin Kính của các thánh tông  Đồ:” Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần; tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công; tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.

Chúa Nhật Thứ 16 Thường Niên

Suy Niệm Chúa Nhật Thứ 16 Thường Niên
Chúng ta có thể biết về  vương quốc của Thiên Chúa qua bài dụ ngôn cỏ dại bị gieo trong đồng lúa hôm nay. (Mt 13:25)?  Hình ảnh Chúa Giêsu dùng trong dụ ngôn này là những hình ảnh mà chúng ta thấy hàng ngày, rất phổ biến trong trong cuộc sống của những người nông dân trong việc đồng áng, việc gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch. Cỏ dại có thể làm hỏng và thậm chí tiêu huỷ cả một vụ mùa lúa tốt nếu chúng ta không nhổ và diệt sạch cỏ dại trong thời điểm thích hợp. Nhổ cỏ dại quá sớm có thể nhổ lầm cả lúa tốt và là hại cả cánh đồng nếu không có kinh nghiệm trong quá trình này.
Để cho Lời Chúa đâm rễ sâu trong tâm hồn
Thiên nhiên dạy chúng ta kiên nhẫn, vì vậy sự kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng dạy chúng ta phải biết bảo vệ hạt giống Lời Chúa mà Ngài đã gieo trồng trong tâm hồn chúng ta. Hãy cẩn thận, coi chừng ma quỷ thừa cơ gài bẫy để đưa chúng ta vào trong cảnh tội lỗi và sự dữ để có thể tiêu diệt tâm hồn chúng ta. Lời Chúa mang lại sự sống, nhưng Satan tìm cách tiêu diệt các hạt giống tốt đã được gieo trồng trong tâm hồn của mỗi người chúng ta, những ngườì đã biết nghe lời và theo tiếng Chúa.  Sư phán xét của Thiên Chúa không vội vàng, nhưng sự phán xét đó sẽ đến, Và cuối cùng, Thiên Chúa sẽ thưởng cho mỗi người theo những gì họ đã gieo và gặt hái được trong cuộc đời họ đã sống. Trong ngày đó, Thiên Chúa sẽ tách biệt kẻ ác ra khỏi nhóm người tốt, và thiêu huỷ chăung trong lò lửa đời đời. Chúng ta có cho phép Lời Chúa bén rễ sâu trong tâm hồn và trái tim của chúng ta?
Tăng trưởng và biến đổi Ngay từ bên trong
Những gì mà hạt cải giống và men bột làm bánh có thể dạy chúng ta về Nước Thiên Chúa? Hạt cải rất nhỏ nhưng khi mọc thành cây, nếu ở trong môi trường và khi hậu tốt Hạt cải nhỏ bé sẽ phát triển và lớn lên như một cây cải to lớn và có thể thu hút rất nhiều loài chim làm tổ trên những nhánh cải này. Vương quốc của Thiên Chúa cũng phát triển và hoạt động trong chúng ta một cách tương tự.  Nước Chúa bắt đầu nơi chúng ta ngay từ lúc chúng ta còn rất nhỏ bé,  trong một tâm hồn nhỏ bé của chúng ta khi mới tiếp nhận Lời Thiên Chúa. Và nó hoạt động một cách vô hình và gây ra một sự thay đổi lớn ngay bên trong lòng chúng ta.
Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta
Men là một tác nhân mạnh mẽ của sự thay đổi. Một cục bột nếu để nguyên không cho men vào thì nó cũng vẫn chỉ là cục bột. Nhưng khi bột men được thêm vào thì cục bột sẽ lên men và biến đổi, nổi phồng nên và sẵn sàng để nắn từng ổ bánh  sau khi được nướng, những cục bột bây giờ là những ổ bánh mì thơm ngon và lành mạnh.  Vương Quốc  của Thiên Chúa tạo ra một sự chuyển biến trong những người nhận được sự sống mới mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho. Khi chúng ta chịu phép rửa trong Chúa Giêsu Kitô, cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta. Như thánh Phaolô nói, “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi." (2 Cor 4:7).  Chúng ta có tin vào sức mạnh và sự biến đổi của Chúa Thánh Thần ntrong chúng ta?
Thiện và ác được gieo vào tâm hồn chúng ta như hạt giống nhỏ được nảy mầm. Trong thời kỳ thu hoạch chúng ta  thu hoạch sản lượng hoa mau tốt hay xấu, nhiều hay ít tùy vào sự chăm sóc, bón tỉa trong tâm hồn của chúng ta.  Trong ngày phán xét mỗi người chúng ta sẽ gặt hái những gì mà chúng ta đã gieo trong cuộc sống của chúng ta ở đời này. Những người gieo giống tốt tốt sẽ đơm hoa, kết trái trong sự tỏa sáng của Chúa trong nước Trời.
Chúng ta có cho phép tình yêu của Chúa Kitô cai trị mãi trong lòng của chúng ta và trong mọi hành động của chúng ta làm?
"Lạy Chúa Giêsu, xin cho lời của Chúa đâm rễ, ăn sâu vào tận trong tâm hồn, và trái tim của chúng con. Và chúng con nguyện xin cho lòng thương xót của Chúa làm biến đổi cuộc sống của chúng con để chúng con có thể gieo những hạt giống tốt, thật  xứng đáng, và làm hài lòng Chúa luôn."

Saturday, July 19, 2014

Suy Niệm các bài đọc Tuần Thứ 15 Thường Niên

Suy Niệm Bài đọc thứ Hai Tuần Thứ 15 Thường Niên
Bài đọc thứ nhất hôm nay, Tiên tri Isaiah lên án những lễ vật hiến tế mà không có sự bày tỏ lòng thờ phượng Thiên Chúa đích thực. Việc dâng lễ vật hiến tế hy sinh là việc bắt buộc theo luật của Thiên Chúa. Nhưng nếu không thực hiện việc dâng cúng lễ vật với tinh thần thích hợp, thì Thiên Chúa cũng sẽ không thể chấp nhận.
      Có bao giờ Thiên Chúa đã đặt câu hỏi với chúng ta về việc tham dự thánh lễ mỗi ngày?  Có bao giờ Chúa đặt đề với chúng ta về việc đọc kinh, dự lễ của chúng ta sốt sáng như thế nào? Hay đã thắc mắc là đã có bao giờ chúng ta đã bỏ lỡ một dịp dự thánh lễ hằng ngày để gặp gỡ bạn bè của chúng ta, hay là có bao giờ chúng ta trò chuyện trong nhà thờ mà Chúa đã đạt vấn đề?.   Nhưng thật sự sau đó hàng loạt, lòng đạo đức của chúng ta phải được đem ra kiểm tra với những câu hỏi như sau:  Chúng ta đã cư xử với những người giúp  việc trong gia đình của chúng ta như hế nào? Chúng ta có trả cho họ mức lương thích hợp? Chúng ta đối xử với họ như anh chị em trong gia đình của chúng ta? Chúng ta đã  thực  sự bố thí cho những người có nhu cầu cần sự giúp đỡ của chúng ta? Chúng ta thật dự cùng với giáo hội  tham dự  thánh lễ, cử nhành phụng vụ hay chúng ta chì làm việc tôn sùng  theo cái thói quen hay theo sự pho trương bề ngoài của chúng ta theo chiều hướng nhất định, hay  chúng ta làm việc đó để cho người khác thấy việc chúng ta làm để mong họ ca ngơi, hay có một lời khen chúng ta làm việc tốt và đạo đức ? Hay chúng ta làm việc đó để che đậy những bất công của chúng ta và để xóa đậy khoảng trống trong lương tâm của chúng tôi? Đây là những câu hỏi mà linh hồn của chúng ta tìm kiếm cần câu trả lời đúng và trung thực trước mặt Chúa.
      Chúng ta đang hô hào để cảm hoá, để thấy tiếc cho linh hồn của chúng ta vì những tội lỗi, những thiếu sót và những ươn hèn của chúng ta  hay chúng ta hãy tự tỏ lòng thống hăi, tự rửa sạch chính mình, để tìm kiếm sự công lý trước Toà Chúa phán xét.   Hãy hành động với sự công bằng, làm những việc tốt lành, sống với sự chân thành và "sống với sự khiêm nhường  khi đến với Thiên Chúa  của chúng ta" như tiên tri Micah tuyên bố.

Reflection:
     Prophets condemn outward sacrifices that do not express true worship of God. Sacrifices were required by the law of God. If not done with proper dispositions, they are unacceptable to the most high. 
     How often does our Lord question our daily masses - how devoted we are and how we never miss a daily mass to meet our friends and chat with them in church.  But it is after the mass that our piety is tested. How do we treat our household helpers? Do we give them proper wage? Do we treat them as our brothers and sisters? Do we really give to those who are in need? Do we join church celebrations or follow certain devotions, are we doing it to show that we are good and pious and prayerful? Are we doing it to cover up our injustices and to clear our conscience? These are soul-searching questions that need true and honest answers before the Lord.
     We are exhorted to feel sorry for these sins of omission or commission to wash ourselves clean, to seek justice, to act with fairness, to do good, to live with sincerity and "to walk humbly with our God" as the prophet Micah declares.

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 15 Thường Niên
Trong bài đọc thứ nhất, khi Tiên Tri Isaia đã được Thiên Chúa sai đến vua A-cha  báo cho biết là  Thiên Chúa, Chúa Giêsu, trong đoạn Tin Mừng đã cảnh báo nghiêm khắc để Chorazin, Bethsaida và Capernaum. . Các ngôn ngữ Đức Giêsu sử dụng trong trường hợp đầu tiên được vay mượn từ các lời sấm chống lại Tyre và Sidon như trong Ê-sai 23 Để Capernaum, Chúa Giêsu nhắc nhở họ về vua của Babylon người tưởng tượng mình là một trong những "đối thủ Tối Cao" (Is.14: 14). Tiên tri Isaia đã được gửi đến vị vua này và nói những gì Chúa Giêsu nói với Capernaum.
Trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu chắc chắn than phiền khó lòng từ tâm của những người đương thời của mình. Đọc hàng ngày của chúng tôi thường xuyên nhắc nhở chúng ta về sự miễn cưỡng của chính chúng ta phải ăn năn từ sự thờ ơ của chúng tôi và tự trung vào - trả tiền không quan tâm đến những người đau khổ và bị gạt bỏ và từ chối trong xã hội.
Như chúng ta cử hành lễ Thánh Bonaventure hôm nay, chúng ta hãy ý thức về trách nhiệm của chúng tôi là đại lý của hòa giải mà hận thù và không tha thứ được áp dụng. Trong Hội đồng Lyon, Thánh Bonaventura đã cố gắng để hòa giải Giáo Hội của phương Đông và phương Tây. Trong tinh thần đó, chúng ta hãy hành động cụ thể là 'cầu' và các nhà hoạch định hòa bình trong các tình huống xung đột xung quanh chúng ta.

While Prophet Isaiah, in the first reading, was sent by God to assure King Ahaz of God’s protection, Jesus, in the Gospel passage gave stern warning to Chorazin , Bethsaida and Capernaum. The language Jesus used in the first instance is borrowed from the oracles against Tyre and Sidon as in Isaiah 23. To Capernaum, Jesus reminded them of the King of Babylon who fancied himself as one to ‘rival the Most High’ (Is.14:14). Prophet Isaiah was sent to this king and said what Jesus  said to Capernaum.
In the same context, Jesus certainly lamented the hard-heartedness of his own contemporaries. Our daily readings often remind us of our own reluctance to repent from our indifference and self-centredness — paying no attention to those who suffer and are marginalized and rejected in society.
As we celebrate the feast of St. Bonaventure today, let us be conscious of our responsibility to be agents of reconciliation where hatred and unforgiveness prevail.  In the Council of Lyon, St. Bonaventure tried to reconcile Churches of the East and the West. In the same spirit, let us take concrete actions to be ‘bridges’ and peace makers in situations of conflict around us.
“Lord, make me a channel of Your peace and be attentive to the needs of those around us.”

Suy Niệm Thứ Ba Tuần 15 TN
Trong bài đọc thứ Nhất, Tiên tri Isaiah cho biết khi vua Acha phải đối mặt với một cuộc xâm lược phía bắc, Thiên Chúa đã sai Isaiah đến báo cho vua Giu-đa là Acha và người dân thành Jerusalem là không nên run sợ, hãy đạt niềm tin vào Thiên Chúa, đấng mạnh hơn với tất cả sẽ chống lại kẽ thù nhà Vua ban cho dân chúng được thái bình, thịnh vượng nến họ qua trở lại sống trong giáo luật của Ngài. Nhưng nhà vua đã không nghe lời, Thiên Chúa và kiếm cách  liên minh quân sự  với nước kẻ thù để chống lại kẻ thù của mình.
"Trừ khi đức tin của bạn cứng rắn,” tiên tri Isaiah cảnh báo, "thì bạn sẽ không được vững mạnh!" (Isaiah 7:9). Phải, Vua Acha đã phải đưa ra quyết định chính trị cẩn thận, Ông ta  đã phải xem xét vai trò của mình như là lãnh đạo của một quốc gia khổng lồ này. Nhưng Vua Acha đã phải quyết định . nhưng xem ông có sẽ làm quyết định trong đức tin hoặc với lý lẽ của con người.
Chúng ta đã gặp rất nhiều người tin vào Thiên Chúa họ trong khung cảnh thốn thiếu sự hòa bình, vì chiến tranh vì thiên tai... Nhưng họ luôn có niềm vui và tin tưởng vững mạnh nơi Thiên Chúa ở giữa những khó khăn đó . Nếu chúng ta tiếp cận để an ủi họ, giúp đở họ, kết quả là đức tin của chúng ta sẽ tăng cường. Tất nhiên, những người này cũng có thể có chiến lược giúp họ đối phó, nhưng thực tế nền tảng mà họ đang lựa chọn để neo cuộc sống của họ trong Chúa và lòng trung thành của họ với Thiên Chúa. Khi những rắc rối phát sinh, họ không lãng phí thời gian phân tích xem sự sợ hãi của họ là hợp lý hay không hợp lý. Thay vào đó, họ trở về với Chúa và tìm kiếm sự can đảm , trí tuệ của họ, và sống theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể không luôn luôn chọn cách cảm nhận khi khó khăn đến, nhưng chúng ta có thể chọn chúng ta sẽ đạt trọng tâm đời sống chúng ta vào Thiên Chúa hoặc vào sức mạnh và trí thông minh riêng của chúng ta. Cũng giống như thánh Phêrô trong thuyền khi còn phải đối mặt với một cơn giông bão trên biển cả, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với những cơn bão trong cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta sẽ neo mình trong chân lý của Chúa Kitô.?
Bây gìờ là thời gian tốt nhất để thực hành việc thả loại neo trước bất kỳ cơn bão lấn át chúng ta, ít nhất là những tình huống sẽ phát sinh mà chúng ta không lường trước được. Trong giây phút đó, dừng lại và nhìn vào Chúa Giêsu trên Thập giá. Ca ngợi Chúa vì chúng ta biết Ngài hiện diện với chúng ta trong bất cứ tình huống nào. Ca ngợi và chúc tụng Chúa trong cơ hội này, biết rằng không có gì có thể đi vào cuộc sống của chúng ta mà không có sự thông biết cúa Ngài. Nhìn lên Chúa Chịu nạn, và cố gắng hết sức để theo sự dẫn dắt của Ngài.
"Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết gạt qua một bên sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của riêng conbiết đạt niềm hy vọng của chúng con trong tình yêu của một mình Chúa mà thôi."

Suy Niệm Thứ Tư Tuần 15-TN Lễmừng kính đức mẹ Núi Camêlô.
Qua bài đọc thứ Nhất lời Tiên tri Isaiah tiên báo không phải là những tin vui mừng mà mọi người muốn nghe, nhưng lại là lời tiên báo về sự tàn phá sắp tới của dân Israel vì cách sống buông tha, tội lỗi và phản bội thiên Chúa. Họ đi lạc ra khỏi con đường công lý mà Chúa muốn. Assyria lúc này là một siêu cường quốc, có nhiều quyền lực và sẽ là công cụ của sự trừng phạt mà Thiên Chúa sẽ đem dến cho dân Isarael, nhưng có lẽ đó cũng là một lời an ủi. “Đừng lo lắng về Assyria, ngày tàn của họ cũng sẽ đến. Thiên Chúa sẽ trừng phạt của họ còn nhiều hơn nữa.
            Chúng ta không nên nghĩ rằng tất cả các thảm họa về chiến trannh hay bão tố, lụt lội là hình phạt của Thiên Chúa, nhưng trong cuộc sống trong thế giới này thường có những yếu tố tự nhiên xuất phát những tại hoạ và cũng có việc làm vô trách nhiệm của con người chúng ta đã gây ra những ảnh hưởng lớn về việc thâ đổi khí hậu để gây ra những hậu quả xấu mà chúng ta phải gánh chịu... như Bô xít.....  Trong bài đọc hôm nay vẫn còn nói với chúng ta là nếu chúng ta sống trong một thế giới đạo đức và công lý của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa bảo đảm là được sống vô tư và công bằng trước mặt Ngài. Khi chúng ta nhìn quanh thế giới bị tàn phá vì tội lỗi của con người như phá thai, trợ tử..v..v., chúng ta hãy nhớ rằng cuối cùng con người chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa.
Qua Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu hiếm khi kêu gọi những thông minh, học cao hiểu rộng, khôn ngoan  để theo Chúa. Nhưng Chúa Giêsu đã vui mừng là những điều tiết lộ trong thời gian của Ngài đã được trao cho những người bình thường, những người không có địa vị hay không có tên tuổi lớn. Thiên Chúa quyết định ai nhận được sự mặc khải của Ngài, Ngài không thể được thao tác hoặc được mua chuộc. Chúa Giêsu tiếp tục nói rằng Chúa đã ban cho Ngài tất cả mọi thứ và Ngài có thể chia sẻ với bất cứ ai mà Ngài muốn; thậm chí chúng ta! Nhhung có một đièu kiện là: chúng ta có thể sẽ được cả hai nếu chúng ta táo bạo và đủ khiêm tốn để xin Ngài thì chúng ta sẽ nhận được.
Lạy Chúa, Xin mạc khải chân lý của cho chúng con được hiểu biết thêm về Chúa.

Reflection
Isaiah’s message is not a cheerful one. He speaks of the destruction coming on Israel because of the ways in which they strayed from the path of justice. Assyria was the super power that was going to be the instrument of chastisement, but there is also a word of comfort. Don’t worry about Assyria — their day is coming too. Their punishment will be even greater. 
Today we don’t think that every disaster is divine punishment, but often there are natural forces at work or we are just suffering the consequences of bad choices. This passage still speaks to us — it assures us that we live in a moral universe and that God’s justice is impartial and fair. As we look around at our broken world, we remember that ultimately God is in charge.
Jesus rarely appealed to the sophisticated and world-wise. Jesus rejoiced that the things revealed in his time were given to ordinary people — those without status or big names. God decides who receives his revelation — he cannot be manipulated or bought. Jesus goes on to say that God has given everything into his hands and that Jesus can share this with whomever he wishes — even us! There is a ‘catch’ — we have to be both bold and humble enough to ask and receive.   Lord, reveal Your truth to me.

Suy Niệm Thứ Năm Tuần 15 TN
Trong mỗi người chúng ta, ai cũng có một cảm giác bên trong tâm hồn như có một tiếng nói luôn luôn nhắc nhớ với chúng ta, là nên làm những điều ngay thẳng, và phải bước đi trên con đường ngay chính. Isaiah đề cập đến "con đường trơn tru của người công bình." Điều này không có nghĩa là con đường đó thì dễ dàng hoặc không có cải vả, tranh đấu, chỉ khi nào chúng ta thực hiện tiến bộ và trước khi chúng ta  làm những gì là đúng với lương tâm. Chúa Kitô đảm bảo với chúng ta rằng sự khao khát của chúng ta đối với Thiên Chúa là một ngọn hải đăng hướng dẫn tốt cho chúng ta noi theo. Thiên Chúa thậm chí còn làm cho kẻ chết sống lại và ban cho họ cuộc sống mới; vì vậy không có gì có thể vượt qua chúng ta. Đây thực sự là một nguyên nhân để vui mừng và tiên tri mời gọi chúng ta làm điều đó.
Trong ý thức của chúng ta, những gì là cái ách của Chúa Giêsu dịu dàng? Đó không phải là một tấm vé  miễn phí cho một cuộc sống dễ dàng thoát khỏi khổ đau hay tranh chấp,  nhưng một sự bảo đảm cho chúng ta là sẽ luôn luôn có sự đồng hành và giúp đỡ mà chúng ta cần. 
Cái Ách là cái cáng gỗ dùng để kẹp vào  cổ con bò, on trâu hay con ngựa để cho nó kéo cày theo đường thẳng và không để chúng đi lang thang. Với cái ách cho nhiều con vật,  chúng sẽ  chia sẻ gánh nặng và thực hiện các công việc khó khăn dễ dàng hơn.
            Gánh (ách) của Chúa Giêsu không phải là một gánh nặng cho chúng ta, nhưng đó là một cách nói, vì trong đó Chúa Kitô cùng đi bên cạnh với chúng ta và Ngài chia sẻ những gánh nặng trong cuộc đời của chúng ta., Gánh nặng của Chúa Kitô là để giúp chúng ta biết sống theo đường ngay thẳng, và giúp chúng ta biết biến chuyển để sống theo ý  hướng của Ngài là sống một cuộc sống Chúa trọn vẹn trong niềm tin, và một khi chúng ta suy yếu, Chúa Giêsu sẽ giữ chúng ta lại không để chúng ta chùng bước và tụt lại phía sau, Khi chúng ta cảm thấy chán nản, thất vọng, chúng ta hãy nên nhớ rằng chúng ta không bao giờ phải độc hành một mình.  Vì Chúa luôn luôn cùng đồng hành với chúng trong bất cứ mọi hoàn cảnh, mọi lúc và mọi nơi.
 Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con luôn mãi và trợ giúp chúng con với gánh nặng của chúng con trong ngày hôm nay và ngày mai, để con có thể cùng bước với Chúa trong cuộc đời của chúng con.

Thur 17th July 2014 15th Sunday Of Ordinary Time
We have an inner sense that tells us when we are on the right path. Isaiah refers to the ‘smooth path of the righteous.’ This does not mean that it is easy or without struggles, only that we will make progress and advance when we are doing what is right. He assures us that our yearning for God is a good beacon and guide for us to follow. God will even raise the dead and give them life — so there is nothing that can overcome us. This is truly a cause for rejoicing and the prophet invites us to do just that.
In what sense is the yoke of Jesus easy? It is not a free pass to an easy life free from pain or struggle, but an assurance that we will always have the companionship and help that we need. The yoke kept animals ploughing in a straight line and prevented them from wandering away. With more than one animal, they shared the burden and made the hard work easier. 
The yoke of Jesus is not a burden imposed on us, but a way in which he walks beside us and shares our burden. It keeps us moving in a straight line, and when we weaken, Jesus takes up the slack so that we do not fall behind. When we feel discouraged, let us remember that we do not labour alone.
Lord, help me with my burdens.

Suy Niệm Thứ Sáu Tuần thứ -15  Thường Niên (ls 38:1-6,21-22,7-8; Mt 12:1-8)
Đã có bao giờ chúng ta dành thời giờ để ở bên cạnh những người đang hấp hối?  Đây không phải là vấn đề dễ dàng để sông chung cận kề với một người đau bệnh sắp chết hoặc đang bị một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, không còn thuốc chữa. Vua Giuda của người Do thái là Hezekiah ở thế kỷ thứ 8 và thứ 7 trước Công nguyên là vị vua công chính, biết kính sợ Chúa.  Ông khuyến khích dân Do thái bỏ việc thờ phượng hình tượng, và quay trở lại với Chúa. Hơn nữa, ông đã lãnh đạo dân Do thái bằng ví dụ và hành động, ông làm gương cho dân bằng việc sốt sắng đến cầu nguyện với Thiên Chúa trong đền thờ.
Trong bài đọc hôm nay, chúng ta được biết vua Hezekiah đã bị nhiễm phải một căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng và đang trên bờ vực của cái chết. Là con người dù có nổi tiếng, có địa vị, có giàu sang vẫn không thể thoát khỏi bệnh tật, khổ đau và chết. Ở trong tình trạng tuyệt vọng này, chúng ta đã nghe lời cầu nguyện của nhà vua. Ông xin Chúa nên nhớ đến những việc làm tốt của ông và xin Thiên Chúa nhớ lại lòng trung thành của ông trong cuộc sống của ông. Đó là một lời cầu nguyện đã thể hiện sự đau đớn thực sự, và cũng như  đạt niềm hy vọng chân thành nơi Thiên Chúa trong sự đau khổ (Isaiah 38:10-20).
  Qua tiên tri Isaiah, Thiên Chúa đã đáp trả lại lời nguyện cầu của nhà Vua vì Ngài đã nghe tiếng khẩn cầu của vua Hezekiah. Thiên Chúa đã nhìn thấy nước mắt của vua Hezekiah. Và Thiên Chúa đã chữa lành cho cho cuộc sống của nhà vua được kéo dài thêm 15 năm nữa.
Chúng ta phải làm gì đây trong lúc chúng ta gặp phải những chuyện không may và đau khổ?  Chúng ta có cảm thấy chúng ta có thể bày tỏ tâm sự nỗi đau khổ từ đáy lòng và trái tim của chúng ta với Thiên Chúa?  Chúng ta có tin rằng Thiên Chúa sẽ nghe tiếng cầu nguyện của chúng ta và ban phước lành của Ngài cho chúng ta trong bất cứ một hình thức nào đó?
            Lạy Chúa, xin Chúa thương ban phước lành của Chúa cho chúng con để chúng con có thể được được sống trong ơn nghĩa và tình yêu của Chúa hôm nay. Lạy Chúa, xin nghe tiếng cầu xin của chúng con cầu nguyện.

Suy Niệm Thứ Bảy tuần 15 Thường Niên (Mic 2:1-5; Mt 12:14-21)      
Lòng thương xót của Chúa Giêsu dành cho những người không bao giờ chùn bước tin vào Ngài, mặc dù tất cả những sự vô ơn, những phản bội và hận thù mà Ngài đã gặp phải, Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, cho loài người như thế thật là tuyệt vời bởi vì Ngài luôn lo lắng cho tất cả đời sống thiêng liêng của con người chúng ta; Và tình yêu ấy không có giới hạn và luôn rộng mở cho tất cả nhân loại.  
            Chúa  là Mục Tử Nhân Lành của linh hồn chúng ta, là  Đấng hằng  hiểu biết tất cả mọi người chúng ta vì Ngài biết và gọi mỗi người chúng ta theo tên riêng của mỗi người, và Ngài không bao giờ bỏ rơi bất cứ “con Chiên lạc” nào trên sườn núi cheo leo, nguy hiểm. Ngài đã ban sự sống của Ngài cho mỗi người chúng ta. Trong khi tất cả mọi trong chúng ta đã hơn môt lần lạc lối mà sống theo con đường tội lỗi,  Chúng ta chẳng giống gì như bọn Pharêsiêu gỉa hình, phản bội Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu đã phản ứng ngay kịp thời. Ngài đã làm tất cả những gì Ngài có thể để giúp chúng ta trở lại, và chúng ta có thể hình dung Ngài như người cha già đang nôn nóng, mong đợi và chờ đón ngày chúng ta trở lại. Ngài chờ mong, đón nhìn bóng dáng từ xa của chúng ta từng giây từng phút. Mỗi khi chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa, dầu có nghiêm trọng, Ngài luôn mở rộng lòng tha thứ và đã không buồn lòng vì lỗi lầm chúng ta đã phạm,  mà Ngài còn cố gắng tìm cách thu hút chúng ta trở lại với lòng thương xót của Ngài. Ngài không trách mắng và ruồng bỏ chúng ta như một người có tội và vô dụng.  Nhưng thay vào đó Ngài đã chăm sóc và ấp ủ chúng ta từng ngày.
Thật là điều rất tốt cho linh hồn và cuộc sống tâm linh của chúng ta. để chúng ta nhìn thấy chính mình trong tầm nhìn của Thiên Chúa, giống như một "vết thương trầy nhẹ " mà cần rất nhiều sự chăm sóc ... Chúng ta không bao giờ mất hy vọng khi chúng ta nhận ra rằng mình yếu đuối, đầy tội lỗi và bụi bẩn bám đầy tâm hồn cần tẩy rửa. Thiên Chúa là Chúa của chúng ta không bao giờ, không bao giờ bỏ rơi chúng ta; nếu chúng ta biết tìm cách mà trở vế với Ngài, nếu chúng ta không từ chối bàn tay âu yếm và chăm sóc của Ngài dành cho chúng ta. Ôi, Lạy Chúa Giêsu là đấng tốt lành, là đấng thánh của chúng con, Xin tẩy rửa chúng con, xin  Chúa đừng nỡ tách rời chúng con ra khỏi vòng tay thương yêu của Chúa.  Vì Chúa là Đấng Cứu chữa và làm lành những viết thương trong lòng của chúng con.

Sat 19th July 2014-  15th Sunday Of Ordinary Time (Mic 2:1-5;  Mt 12:14-21)
Jesus’ mercy for people never faltered for a moment, despite all the ingratitude, difficulties and hatred He encountered. His love for us, humans, is so great because He is concerned above all for our spiritual being; at the same time, it knows no bounds and extends to all mankind.
He is the Good Shepherd of our souls, who knows us all and calls each one by our name, and leaves none abandoned on the mountainside. He has given His life for each man and woman. When anyone strays, Christ’s immediate reaction is to do all He can to help him or her return, and we can visualize Him watching daily to catch a glimpse of the person in the distance. Whenever someone offends Him grievously, He tries to draw him to His merciful Heart. He doesn’t snap him/her off and like a reed throw it away. Instead He mends it very carefully, giving it all the attention it needs.     
It is very good for our spirituality to see ourselves, in Our Lord’s sight, like a “bruised reed” which needs a lot of care … We should never lose hope as long as we realize that we are weak, full of defects and dirt. Our Lord never, never leaves us; we just need to use the means and not reject the hand that He offers us.
Oh, Good Jesus, sanctify me … don’t permit to be separated from You, my Lord and my Healer.


Bài Giảng Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 15 Thường Niên- Năm A


Homily 15th Sunday, Ordinary Time, 2014

In the readings today,/ we hear Jesus tell us a parable about the farmer /who sows their seed in the field/. This reading makes me think about one of the stainless window in our church/ and my early live/ when I lived with my grandparents when I was 6.

In the early of 60s, the technology was never been existed in VN, we grew everything by hand, all manpower in the house were used to prepare the field by hand with old fashion tools.

Here, how we sow the seeds. There were number of men must go in front and dig a row of holes in lines. After digging 3 or 4 holes in a row they moved backwards and did the same thing. The sewers stay in front of they and put some seeds in the holes and covers the hole with dust and moves forward.

One day, every one were hurry because they worried of the coming rain. So my aunt put me to work to. After received good instructions from her and did just as she did; put some seeds down to the hole and cover it with dust. Well, it was so easy!, Kid can do it.

Then she gave me a bucket full of corn seeds and I was supposed to put 3 or 4 seeds down in each hole as she instructed me. The first few rows, It was okay, because the every stop working and looking at me to encourage me, but when all of them got back to work… they went faster and faster, so, I tried to work faster to catch-up with them. But the faster I go, more seeds I put on the ground. I emptied the bucket of seeds just in few minutes. Because instead of putting 3 or 4 seeds in the hole, I threw a handful of seeds down in each hole and covered it up, but the seeds were everywhere on the ground but in the holes.... Nice tries….

Well, can you guess what?.

I got laid off for not doing a good job of sowing the seed.



Today, we celebrate Jesus the gardener, who came to sow the seed of God’s word in our world. The fate of that seed depends on the type of soil where it is sown. But the growth of his grace in our lives all depends on how well we are prepared to receive it.

St. Paul assures us that all of creation is in a state of evolutionary growth, to become all that God wants it to be: his own flourishing “Kingdom”. Just as the farmer sowed good seed, so God uses a variety of ways to plant His seed, the Word of God in the soil of our hearts, Our responsibility is to prepare and cultivate the soil of our hearts, so that as we all receive God’s Word, it can grow in us and produce the best possible yield of spiritual fruit.

There are four kinds of soil in the field. Each represents a different condition and determines whether our heart is fickle or fertile.

- 1st type of soil is the path that has been tread on year after year leaving the soil compacted.

Parts of our hearts can be hard, like the path, leaving what falls there exposed. When seeds of God’s Word fall on this hardened path, they are vulnerable. And along comes those birds that eat the seeds. Any opportunity for growth is snatched away. Birds represent the Enemy, working with our flesh and the world, to steal the seeds of God’s truth. They gobble up the truth before it has time to germinate. In place of the seeds, the birds leave thoughts of doubt, discouragement, despair, and distraction.

- The second type of soil is rocky. When the seed is planted there, it sprouts quickly. – But/ these plants have few roots and soon die. It is the Rocks in the soil keeps roots from delving deep into the ground, and so plants cannot receive the nutrients needed to help them become strong and yield fruit. It is the person who receives God’s Word joyfully and lets it spring up. But roots of the Word cannot grow deep, because there are those hard places in our hearts that such as attitude, pride, ignorance, un-forgiveness, addiction, self-righteousness, and priorities that keep us away from the touch of God. If we don’t prepare for adversity by dealing with the hard places in our hearts, then we won’t have the spiritual depth and maturity to overcome and continue growing. We will wither away spiritually.

`- In this third type of soil, the Word of God actually takes root and grows. Yet, as the plants are growing, weeds also sprout and grow alongside these plants and compete for nutrients, and space. The weeds become a threat to the health and maturation of the crop. Weeds are the pitfalls like wealth, worries, temptations, and desires for other things that can choke God’s Word and cause us to be unfruitful.

No matter how carefully a gardener prepares the soil, weeds will pop up during the growing season. Likewise, we all face temptations to sin, regardless of how diligently we prepare our hearts to receive God’s Word.

- In the forth type of soil, the seeds “fell on good soil is the man who hears the word and understands it, will produces a crop, yielding a hundred, sixty or thirty times what was sown.” (Matthew 13:23). What Makes for Good Soil? Good soil takes preparation and cultivation. To prepare good soil, gardeners had to work hard on the plot, adding healthy organic matter before planting. But good soil also needs continual work throughout the growing season, whether by turning over hardened areas, or pulling weeds. A Gardener must pay the price to have fertile soil. Likewise, a prepared heart costs something, too.

Our hearts are a lot like soil. In the same way, good doses of practicing God’s Word through spiritual disciplines add richness and spiritual nutrients to our hearts. Further, if we open our heart to understanding God’s Word, then we are willing to face its truths and apply them to our life.

We know, we may need to protect the seed when it’s planted, take a spade to hard areas in our heart, and pull out weeds of sin in order for the Word to flourish. We all have potential like every field can be tilled and prepared to be a better place for the seed of God’s Word to germinate, grow, and yield good fruit. If we are prepared, willing, faithful, and ready to give God the workspace to do His awesome job of multiplication, He produces a yield beyond our expectation: thirty, sixty, and one hundred folds! Think of that potential. God is responsible for the increase. A seed can produce a multiplied impact for God’s Kingdom in our hearts, but only when our hearts are ready to receive it.



- Is the field of our hearts prepared and ready to received the Word of God and make it grow?

Bài Giảng Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 15 Thường Niên- Năm A\

Hôm nay, chúng ta mừng ngày Chúa Giêsu làm ruộng, Ngài là người đến gieo hạt giống Lời Chúa trong thế giới của chúng ta. Số phận của những hạt giống phụ thuộc vào các loại đất, vào môi trường nó được gieo, Có nghĩa là Lời của Thiên Chúa đã được gieo đến cho mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt. Nhưng sự phát triển ân sủng của Người trong cuộc sống của mỗi người chúng ta đều phụ thuộc tất cả vào cách chúng ta chuẩn bị nhận lãnh những lời đó.  Thánh Phaolô bảo đảm với chúng ta rằng tất cả các sáng tạo ở trong trạng thái tăng trưởng tiến hóa, để trở thành tất cả những gì Thiên Chúa muốn nó được trở thành: là đươc hưng thịnh trong Vương quốc của Ngài.
Những người nông dân chỉ gieo hạt giống tốt, vì vậy Thiên Chúa cũng sử dụng nhiều cách khác nhau để gieo trồng những hạt giống tốt của Ngài, Lời của Thiên Chúa trên mảnh đất tâm hồn của chúng ta, chúng ta nhận được những hạt giống của Ngài qua việc đọc và học hỏi  Thánh Kinh, nghe Lời Chúa trong Phụng vụ, tham dự các lớp học Giáo lý, cũng có thể đọc được từ tài liệu Công giáo khác. Nhưng trách nhiệm của chúng ta phải biết chuẩn bị trau dồi thửa đất trong tâm hồn của chúng ta.  Vì vậy mà tất cả những Lời Chúa mà chúng ta nhận được có thể phát triển tốt mạnh trong tâm hồn chúng ta và tạo ra những năng suất “thiêng liêng” tốt nhất mà chúng ta luôn mong muốn.
            Trong lĩnh vực này, chúng ta thấy có bốn loại đất khác nhau. Mỗi loại đại diện cho một điều kiện khác nhau chúng sẽ xác định xem tâm hồn của chúng ta đang loại nào?  loại hay thay đổi hoặc loại đất màu mỡ.?
- Loại đất thứ nhất: Vệ đường: con đường đi, được bước tới, bước lui,  mọi người đi dẵm trên đó từ năm này, qua năm khác nên khối đất đã bị đầm cứng.  ng giống như một phần tâm hồn của chúng ta đã bị chai đá, lỳ lợm và khó  tiếp xúc được. Khi hạt giống Lời Chúa rơi trên con đường đầm cứng này, dễ bị phơi khô với nắng trời và làm những mồi ngon cho chim chóc.  Vì thế hạt giống không có cơ hội để nẩy mầm và tăng trưởng. Những con Chim đại diện cho kẻ thù, làm việc với xác thịt của chúng ta và thế giới vật chất, chúng sẽ cắp đi những hạt giống Chân Lý của Thiên Chúa. Chúng nuốt chửng sự thật trước khi nó có thời gian để nảy mầm. Ở vị trí của hạt giống này, những con chim làm chúng ta mất đi  những sự suy nghĩ chính chắn, hay nghi ngờ, chán nản, tuyệt vọng, và mất tập trung.
- Loại đất thứ hai là đá sỏi. Khi hạt giống được rời vào vùng đất này, nó mầm nhanh chóng. Nhưng không phát triển và lớn lên được vì rễ quá ít không đâm sâu được và  chết sớm. Những gì đã giữ cho rễ con được đâm sâu vào mặt đất để  phát triển  để có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp chúng được trở nên mạnh mẽ mang lại hoa trái?   Đây là Sỏi đá trong đất. Những người nhận được Lời của Thiên Chúa hân hoan và cho phép lời Chúa phát triển trong tâm hồn. Nhưng nguồn gốc của Lời Chúa không thể phát triển sâu hơn, bởi vì có những ngăn trong trái tim của chúng ta qua cứng cỏi, như thích xung đột,  tự hào, sự thiếu hiểu biết, không tha thứ, nghiện nghập, tự mãn, thích tiện nghi đã cầm giữ chúng ta ra khỏi những sự  liên hệ (liên lạc) với Thiên Chúa.
            Nếu chúng ta không chuẩn bị cho những nghịch cảnh xảy ra bằng cách giao tiếp với những chỗ cứng rắn, khô cằn trong tâm hồn của chúng ta, chúng ta sẽ không chiều sâu không có sự trưởng thành trong tâm linh để vượt qua những khó khăn để tiếp tục phát triển. Và vì đó mà Tinh thần chúng ta sẽ héo khô từ từ.
- Trong loại đấtthứ ba này, Lời của Chúa thật sự được bén rễ và phát triển. Tuy nhiên, như đám hoa màu đang được phát triển, thì các loại cỏ dại cũng mọc lên, cỏ dại lấn át và cạnh tranh các chất dinh dưỡng của hoa màu và lớn mạnh, cỏ dại sẽ trở thành một mối đe dọa cho thửa vườn và sự tăng trưởng của hoa màu chúng ta trồng. Cỏ dại những cạm bẫy của sự giàu có, sự lo lắng,  của những cám dỗ xác thịt, những  ước muốn xa vời có thể sẽ làm nghẹt thở Lời Chúa và làm cho chúng ta  trở nên vô ích.
Một người làm vườn có kinh nghiệm, dù có chuẩn bị thửa vườn có kỹ đi cỡ nào đi nữa, thì cỏ dại cũng sẽ vùng lên cùng với hoa màu trong vụ mùa. Tương tự như vậy, tất cả chúng ta cũng phải đối mặt với những sự cám dỗ tội lỗi,  bất kể chúng ta có đạo đức siêng năng để chuẩn bị tâm hồn của chúng ta để nhận Lời Chúa như thế nào.
- Các hạt giống rơi vào đất tốt, những người biết nghe Lời Chúa và hiểu được lời Chúa, sẽ sản xuất cao, năng suất tăng lên đến 30, 60 hay một trăm lần những gì đã gieo." (Mt 13:23).
            Điều gì tạo cho tốt đất?
Đất tốt cần phải có sự chuẩn bị phân bón. Để chuẩn bị đất tốt, những người làm vườn như ông bà của chúng ta đã phải làm việc rất chăm chỉ trên thưở vườn của họ, họ bồi dưỡng cho đất thêm chất hữu cơ để làm cho đất được thêm màu mỡ trước khi gieo trồng .  Nhưng đất tốt cũng cần phải có sự chăm sóc và bồi dưỡng liên tục trong suốt mùa sinh trưởng, như phải  xới đất, làm cỏi.v.v.   Người làm vườn phải tốn phí trong việc bảo trì trì cho đất đai được màu mỡ.  Chúng ta cũng vậy,  cũng phải biết chi phí cho việc bồi dưỡng tinh thần và linh hồn của chúng ta.
            m hồn, trái tim của chúng ta giống như đất ruộng rất nhiều. Trong cùng một cách, thực hành Lời Chúa qua các việc làm tinh thần tốt để làm phong phú thêm chất dinh dưỡng tinh thần cho tâm hồn của chúng ta. Hơn nữa, nếu chúng ta biết mở rộng tâm hồn và trái tim của chúng ta để hiểu rõ thêm về Lời Chúa, chúng ta sẽ sẵn sàng đối mặt với Chân Lý  sự thật và áp dụng chúng vào trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta biết, chúng ta cần phải bảo vệ hạt giống khi nó được gieo trồng,  cho những nhát cuốc xuống bơi xới  các khu đất đóng cứng,  chai ly trong tâm hồn của chúng ta, lôi nhổ đám cỏ dại tội lỗi ra khỏi  lòng của chúng ta để cho Lời Chúa được đâm chồi, nẩy lộc và phát triển nơi tâm hồn của chúng ta.  Chúng ta đều ai cũng tiềm năng như một thửa đất tốt có thể được canh tác, hãy biếtchuẩn bị để một nơi tốt hơn trong tâm hồn của chúng ta để cho hạt giống Lời Chúa được nảy mầm, mọc rễ sâu và phát triển tốt để có thể mang lại những hoa trái tốt tươiNếu chúng ta biết chuẩn bị tin tưởng, trung thành, và sẵn sàng dâng cho Thiên Chúa khoảng trống trong tâm hồn  của chúng ta để Chúa  làm việc,  để Ngài làm công việc phát sinh hoa quả tuyệt vời của Ngài.  Ngài sẽ cho chúng ta sản xuất một sản lượng vượt quá sự mong đợi của chúng ta: hạt được ba mươi,  hạt được sáu mươi, hạt được một trăm !  Hãy suy nghĩ về tiềm năng đó. Thiên Chúa sẽ chịu trách nhiệm cho sự gia tăng này, Một hạt giống có thể sản xuất tăng trưởng nhân lên thêm lên nhiều hơn để làm phong phú  Nước Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta, nhưng điều đó chỉ có thể đươc thực hiện khi nào tâm hồn và trái tim của chúng ta biết sẵn sàng đón nhận Lời Chúa và thực hành những lời đó trong cuộc sống của chúng ta.  Chúng ta đã chuẩn bị lĩnh vực tâm hồn của chúng ta chưa?