Tuesday, January 29, 2013

Suy Niệm Tin Mừng Mark 4:1-20 , thứ Tư Tuần 3 TN




Qua  bài dụ ngôn hôm nay Chúa cho chúng ta biết:  Khi đón nhận lời chúa con người chúng ta sẽ có cử chỉ hay thái độ khác nhau khi tiếp nhận nhận lời Thiên Chúa và mỗi cách tiếp nhận sẽ cho chúng ta một kết quả khác nhau và phù hợp với sự tiếp nhận của mỗi người. Có những người nghe lời Chúa với thành kiến, ​​vì khi nghe lời Chúa, họ đã vội váng đóng cửa lòng minh, không muốn tiếp nhận lời Chúa. Một người như thế là không thể "dậy được" vì họ làm ngơ như mù như điếc với những gì họ không muốn nghe. Tiếp đó, có những người nghe nhưng lại quá nông cạn. Anh ta không có sự suy nghĩ, họ thiếu chiều sâu. Ban đầu họ có thể đáp ứng với một phản ứng cảm xúc với lời Chúa, nhưng sau đó lại giảm dần cảm xúc vì sự cám dỗ bên ngoài, Họ chỉ mong nhớ đến một cái gì đó khác. Có hạng người nghe chu tâm nghe lời Chúa, nhưng lại là những người có nhiều sở thích hoặc quá quan tâm nhiều vấn đề, nhưng lại là những người thiếu khả năng đón nhận hoặc không hiểu một cách thấu đáo sự quan trọng. Một người như thế là quá bận rộn để cầu nguyện hay quá bận tâm để nghiên cứu và suy niệm Lời Chúa. Sau cùng là những người có tâm hồn cời mở. Một người biết sẵn sàng lắng nghe và học hỏi lời Chúa bất cứ lúc nào. Họ là những người không bao giờ quá tự hào hay quá bận rộn để tìm hiểu và học hỏi lời Chúa. Họ lắng nghe để hiểu, Thiên Chúa ban ơn lành xuống cho những kẻ đói khát lời Chúa  họ có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa và có sức mạnh để sống theo lời Chúa ban. Còn Bạn , Ban có khao khát để được đón nhậnLời Chúa?

?

Suy Niệm Tin Mừng Mk 3: 31-35 Thứ Ba Tuần 3 TN

Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?. (Mk 3:31). Câu hỏi của Chúa Giêsu ở trên không có nghĩa là Ngài chối bỏ tình nghĩa gia đình, nhưng Ngài chỉ muốn tránh họ để theo tiếng gọi tâm linh (thiêng liêng) Chúa Giêsu cũng có ý nói đến sự liên hệ mật thiết mà Ngài đã phải hy sinh; không phải vì thiếu cảm tình hoặc khinh rẻ sự quan hệ gia đình của Ngài, nhưng vì Ngài muốn hoàn toàn được thuộc về Thiên Chúa là Cha. Chúa Giêsu Kitô thực sự sống với những gì mà các môn đệ của Ngài đã thật sự mong đợi.

Chúa Giêsu đã chọn một gia đình tâm linh thay vì một gia đình trần gian của Người. Chúa đã nhìn những người ngồi xung quanh Ngài và nói: "Đây là mẹ ta và đây là anh em của ta. Bất cứ ai làm theo ý muốn của Thiên Chúa là anh trai em ta và kà mẹ ta" (Mc 3:34-35). Có phải Chúa Giêsu cố cho chúng ta biết rõ là gia đình hay thân nhân duy nhất của Ngài là những người biết lắng nghe Lời Chúa? Tất nhiên là không! những Người bà con, thân của Ngài, không phải chỉ là những người biết lắng nghe và giữ lời Chúa, nhưng mà là những người biết lắng nghe và tuân theo ý muốn của Thiên Chúa: Họ đó là những người anh em, người chị em và là mẹ của Ngài. Chúa Giêsu cổ vũ những người ngồi ở đó, và tất cả mọi người khác để vào trong trái tim của họ với tinh thần hiệp thông với Thiên Chúa và giúp họ biết tuân theo với thánh ý Chúa. Đồng thời, Chúa cũng không bao giờ quên ca ngợi mẹ mình, Đức Trinh Nữ Maria, là người luôn luôn biết mau mắn vì tin vào Thiên Chúa. Chúng ta hãy học nơi mẹ, đức khiêm nhường, vâng phục và vững tin..

Suy Niệm Tin Mừng Lc 1, 1-4; 4, 14-21 (Chúa Nhật Thứ Ban TN)

Tin mừng hôm nay, chúng ta đọc phần đấu sách Phúc Âm của Thánh Luca. Thánh Luca viết Tin Mừng này với chủ yếu cho dân ngoại giống như chính ông. Ông giới thiệu Chúa Giêsu là niềm hy vọng của tất cả các dân tộc. Theo thánh Luca, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng về nước Trời tại Nazareth trong xứ Ga-li-lê, nơi Chúa Giêsu đã lớn lên. Và Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ vụ bằng cách đọc một Kinh Thánh trong sách tiên tri Isaiah, ngay phần mà tiên tri loan báo việc Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài là ban một Đấng Cứu Thế cho dân của Ngài là Do Thái: ""Hôm nay ứng nghiệm đoạn Thánh Kinh mà tai các ngươi vừa nghe".
Chúa Giêsu dậy chúng ta biết rằng Ngài đến để rao giảng tin mừng cho người nghèo; để công bố một năm hồng ân của Chúa. để thay đổi cuộc sống của những người tin và theo Ngài. Chúa còn tỏ lộ cho chúng ta biết giá trị của chính mình, trong việc thực hành để đảm bảo hòa bình, hạnh phúc và niềm vui.
Nhưng thật không may, đó không phải là những điều mà tất cả mọi người mong muốn và đang đợi chờ nơi Đấng Cứu Thế. Thay vào đó, họ hy vọng một người có thể lãnh đạo dân chúng nổi dậy chống lại kẻ thù mang lại chiến thắng và dành độc lập tự do cho họ và những người đang bị đàn áp. Họ chỉ muốn trả thù, họ muốn quyền lực. Nhưng Chúa Giêsu không đến với thế giới này đề làm việc đó. Chúa Giêsu đã đến để kêu gọi mọi người chúng ta ăn năn sám hối, từ bỏ tội lỗi và nhận thức đưọc cách sống mới nơi Chúa. Chúa muốn chúng ta trở thành những con người mới của Thiên Chúa đó là những con cái trong gia đình riêng của Thiên Chúa. Chúa muốn chúng ta trở thành những người biết chia sẻ, giàu lòng bác ái, từ bi và biết quan tâm đến người khác, biết sống hiền lành, kiên nhẫn và biết thông cảm. Chúa muốn chúng ta biết sử dụng những hống ân chúa ban, biết dùng tài năng riêng của mình để giúp đỡ lẫn nhau. Chúa muốn chúng ta biết tha thứ cho nhau mặc dù chúng ta đã tổn thương rất nhiều lần và nhiều cách.
Nói cách khác, chúng ta chính là con cái của Thiên Chúa trong Vương quốc của Ngài ở đây trên trái đất này và ngay bây giờ. Các bạn còn suy nghĩ gỉ?

Thursday, January 24, 2013

Suy niệm Bài đọc Sách Tông Đồ Công Vụ Acts 22:3-16



Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại  (1-25-2013)
Sau-lô Tarsus là một tên bách hại các Kitô hữu tiên khởi  nổi tiếng hàng đầu, Chúng ta có thể tưởng tượng một cú sốc cho các Kitô hữu cũng như cho và người Do Thái khi Sau-lô một kẻ hăng say bách hại các Kitô hữu không biết mệt mỏi, đã trở thành Phaolô tông đồ hăng say nhiệt tình của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể tưởng tưởng Phaolô cũng ngạc nhiên về chính mình và có thể ông cũng lo sợ khi ông bắt đầu rao giảng, đặc biệt là khi uy tín của ông được đánh giá ở mức rất thấp nhất.
Giáo Hội chúng ta là một cộng đồng mời đón tất cả mọi người từ các thành phần và tầng lớp xã hội. Giáo Hội của chúng tôi không làm theo các quy tắc của một doanh nghiệp hay một câu lạc bộ độc quyền. Tất cả mọi người trong Giáo Hội đều là thành viên chính thức, không có bất cứ một vấn đề gì,  Chúa Giêsu còn đi xa hơn là ngay cả những thành viên thấp nhất trong cộng đồng chúng ta cũng có thể có tiềm năng trở thành người vĩ đại nhất trong Giáo Hội. Không có gì đáng khích lệ và cảm kích hơn khi biết rằng là Kitô hữu, chúng ta có thể được Chúa Giêsu chọn để trở thành những nhà lãnh đạo tinh thần tuyệt vời hoặc những người thành đạt cao trong Giáo Hội của chúng ta. Và vì thế chúng ta nghĩ rằng ít nhất chúng ta cũng có thể làm được gì để đáp ứng việc mang lại Lời Chúa cho tất cả những người chung quanh của chúng ta một cách đam mê và thiết thực

Suy Niệm Tin Mừng Mark 3:7-12 Thứ Năm Tuần 2 Thường Niên



Khi chúng ta đau bệnh nhất là khi bệnh rất nặng, chúng ta cố gắng tất cả các phương tiện để chạy chữa cho mau lành. Chúng ta tìm đến các bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ giòi tài ba để lo  chữa trị, nhưng đôi khi những điều này không giúp gỉ được ta nữa.. Trong cơn bất lực, chúng ta thậm chí thử các loại thuốc mà chúng ta nghe đồn  đã chữa lành người khác, ngay cả những loại thuốc mà Bác sĩ không dám cho toa. Sau cùng, chúng ta dựa vào đức tin để mong chữa lành. Vâng , với hy vọng  phép lạ sẽ chữa bệnh của chúng ta.
Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rất nhiều người bệnh tìm kiếm Chúa Giêsu, những người muốn được chữa lành. Họ đã nghe nói về nhiều phép lạ mà Chúa Giêsu đã làm. Với đức tin của họ, thậm chí họ chỉ mong được chạm vào chiếc áo choàng của Chúa để hy vọng được chữa lành bệnh của họ. Họ tin rằng chỉ có Chúa Giêsu có thể làm điều này. và trên thực tế ngay cả ma quỷ cũng phải công nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Vì những phép lạ của Chúa Giêsu mà họ đã nhận được hoặc họ đã chứng kiến ​​được là nguyên nhân đã làm cho mọi người kìm kiến Chúa . Chúng ta cũng tìm Đức Giêsu trong cuộc sống của chúng ta? Chúng ta tìm kiếm Ngài chỉ vì nhu cầu của chúng tai để xin chữa bệnh hoặc vì chúng ta nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài là anh em và vị cứu tinh của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm Chúa Giêsu trong cuộc sống  hàng ngày của chúng ta?

Wednesday, January 23, 2013

Suy niệm tin mừng Mark 3:1-6, Thứ Tư Tuần II Thuờng Niên



Như chúng ta đã nói về việc kiêng việc xác ngày Chúa Nhật (Sabát)này ngày hôm qua, Chúa Giêsu  đã cho chúng ta bài học là: Con người không phải được tác tạo để phù hợp với các lế luật. Nhưng các Luật lệ được đặt ra để phù hợp với nhu cầu của con người. Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si luôn luôn rình rập và muốn bắt hại Chúa Giêsu trong các hành vi phạm luật nhất là luật buộc trong ngày Sa-bát, họ muốn thấy bằng chứng rõ ràng để có thể cáo buộc Chúa đã vi phạm luật của Moses. Những người Pharisê này đã đầy lòng giận dữ và khinh miệt Chúa Giêsu vì họ đưa những ý tưởng, những suy nghĩ đúng và sai riêng của họ đặt lên trên Thiên Chúa. Nhưng họ đã bị sập bẫy của chính họ trong luật pháp của riêng họ, bởi vì họ không hiểu được hoặc thấy những mục đích của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho họ thấy cái sai lầm của họ bằng cách chỉ cho họ thấy được ý định của Thiên Chúa dành cho ngày Sa-bát: là thực hiện những việc làm tốt, làm bác ái cứu nhân độ thế, giúp người chứ không phải để làm điều ác hay phá hủy sự sống của con người.

Là Kitô hữu, chúng ta dùng ngày Chúa Nhật như ngày của Chúa, để thờ phượng và tưởng nhớ đến sự cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô và công việc sáng tạo mới của Ngài đã thực hiện thông qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.  Nghỉ làm việc hay kiêng việc xác trong ngày Sa-bát là một cách bày tỏ lòng tôn vinh Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã làm và đã ban cho chúng ta. Tuy nhiên kiêng việc xác ngày Chúa nhật không thể có thể quan trọng hơn là việc đem tình yêu và bác ái đến với những người chung quanh của chúng ta. Nếu chúng ta thật sự yêu mến Chúa trên hết mọi sự, tình yêu của Thiên Chúa sẽ phải được tuôn trào qua tình yêu thương nhân loại.

Tuesday, January 22, 2013

Suy Niệm Tin Mừng Mark 2:23-28 Thứ Ba Tuần 2 Thuờng Niên



Tin mừng hôm nay và hôm qua, Chúa Giêsu đã phải đối mặt với những người Pha-ri-si, Những người hay "bóp méo" Luật Moses bằng cách chi tiết hóa và kiếm chế dân chúng bằng luật riêng của họ trong khi họ chẳng thèm để ý đến tinh thần thực chất của Luật Moses. Chúa Giêsu  đã cho chúng ta bài học là: Con người không phải sinh ra để phù hợp với các luật lệ. Nhưng các Luật lệ được đặt ra để phù hợp với nhu cầu của mọi người. Khi Luật lệ không còn giá trị cho mục đích của con người, Thì luật đó sẽ được thay đổi hoặc bãi bỏ. Vì vậy, con người thường xuyên dựa bám vào các luật lệ để giúp họ bảo vệ an ninh và bảo toàn quyền lợi của họ. Tuy nhiên, không phải luật lệ nào cũng được ban ra để phục vụ nhu cầu của con người. Khi một người đói khát, không có quy luật nào ấn định thời điểm thích hợp cho các bữa ăn,; như thí dụ đã chứng minh trướng họp của David trong kinh thánh.
Chúng ta hãy tự hỏi chính mình xem, liệu trong ngày hôm nay, chúng ta đặt nặng những luật lệ trên những người chung quanh ta, hay chúng ta đã đặt con người ở trên các luật lệ đã được đặt ra ? Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những lề luật để chúng ta có thể phục vụ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta một cách tốt hơn. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta  hôm nay biết giữ sự cân bằng, để chúng ta nhận biết được giá trị tuyệt vời các luật pháp của Ngài, và xin Ngài ban cho chúng ta có đôi mắt biết nhìn thấy những nhu cầu cần thiết của những người chung quanh và biết sẵn sàng giúp đỡ họ.

Suy Niệm Tin Mừng Mark 2:23-28 Thứ Ba Tuần 2 Thuờng Niên



Suy Niệm Tin Mừng  Mark 2:23-28 Thứ Ba Tuần 2 Thuờng Niên
Tin mừng hôm nay và hôm qua, Chúa Giêsu đã phải đối mặt với những người Pha-ri-si, Những người hay "bóp méo" Luật Moses bằng cách chi tiết hóa và kiếm chế dân chúng bằng luật riêng của họ trong khi họ chẳng thèm để ý đến tinh thần thực chất của Luật Moses. Người Pha-ri-si cáo buộc các môn đệ Chúa Giêsu vi phạm ngày Sa-bát (x. Mc 2:24). Theo luật truyền thống quỉ kế  của họ: bứt ngọn lúa có nghĩa là "gặt hái", trong khi vo những hạt lúa trong lòng bàn tay có nghĩa là "đập lúa": các công việc gặt hái nông nghiệp và khoảng 40 công việc khác đều bị cấm làm trong ngày Sa-bát, ngày nghỉ ngơi.

Hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở người Pha-ri-si rằng ngày Sa-bát là ngày nghĩ để thờ phượng Thiên Chúa, và để mang lại lợi ích của chúng ta, để làm mới và đổi mới cuộc sống của chúng ta trong Thiên Chúa. Vì thế ngày Sa-bát phải được dùng cho những việc tốt chứ không phải để làm việc xấu. Bỏ qua  lòng thương xót và lòng tốt của chúng ta khi đáp ứng nhu cầu của con người không phải là ý muốn của Thiên Chúa khi chúng ta phải nghỉ ngơi một cách không cần thiết.  Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay: những giới luật kém quan trọng phải nhường bước cho những luật được coi là quan trọng nhất, một giới luật về nghi lễ không thể được coi trọng hơn luật của tự nhiên, Vì thế luật nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát không thế coi là quan trọng hơn tất cả các nhu cầu căn bản của sự sinh kế. Công đồng Vatican II, đã nhấn mạnh rằng những vấn đề kinh tế và xã hội phải được áp dụng với người dân: «trật tự xã hội và phát triển tiến bộ luôn là sự cần thiết cho sự phúc lợi của con người, vì mọi thứ phải được thực hiện cho con người chứ không phải cho ai khác. Chúa cho chúng ta thấy rõ rằng con người làm

Con người không phải sinh ra để phù hợp với các luật lệ. Nhưng các Luật lệ được đặt ra để phù hợp với nhu cầu của mọi người. Khi Luật lệ không còn giá trị cho mục đích của con người, Thì luật đó sẽ được thay đổi hoặc bãi bỏ. Vì vậy, con người thường xuyên bám vào các luật lệ để giúp họ bảo vệ an ninh và bảo toàn quyền lợi của họ. Tuy nhiên, không phải luật lệ nào cũng được ban ra để phục vụ nhu cầu của con người. Khi một người  đói khát, không có quy luật nào ấn định đến thời điểm thích hợp cho các bữa ăn, như thí dụ đã chứng minh trướng họp của bởi David trong kinh thánh.

Chúng ta hãy tự hỏi chính mình xem liệu trong ngày hôm nay chúng ta đặt nặng những luật lệ trên mọi người chung quanh ta, hay chúng ta đã đặt con người ở trên các luật lệ đã được đặt ra ? Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những lề luật để chúng ta có thể phục vụ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta một cách tốt hơn. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta ngày hôm nay biết giữ sự cân bằng, để chúng ta nhận biết được giá trị tuyệt vời các luật pháp của Ngài, và xin Ngài ban cho chúng ta có đôi mắt biết nhìn thấy những nhu cầu cần thiết của những người chung quanh và biết sẵn sàng giúp đỡ họ.