Thursday, September 21, 2023

Suy Niệm Tin Mừng Ngày 21/9 Lễ kính Thánh Matthêu Tông Đồ

Ngày 21/9 Lễ kính Thánh Matthêu Tông Đồ
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con cảm ơn Chúa đã gọi con đến với Chúa trong giây phút cầu nguyện này. Chúa biết tất cả những yếu đuối, những khát vọng của chúng con, Chúa biết những lỗi lầm thiếu xót, tội lỗi của chúng con vậy, mà Chúa vẫn mời gọi chúng con đến với Chúa và làm bạn với Chúa.
Trong giây phút này, chúng con, xin Chúa giúp chúng con có can đảm để nói tiếng xin vâng với bất cứ những gì Chúa muốn nơi chúng con và mời gọi chúng con theo Chúa. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin tưởng và tín thác vào nơi Chúa. Chúng con xin dâng hiến những giây phút này vì tình yêu thương Chúa.
Qua Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã gọi ông Mathêu theo Chúa và làm môn đệ của Chúa cũng như Chúa đã gọi các ông gọi Si-môn Phêvà Andrê khi họ đang đánh cá và gọi các ông Giacô và Gioan khi họ đang vá lưới (Mt 4:20-21). Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đang mời gọi mỗi người chúng ta theo Chúa giữa những bôn ba trong cuộc sống của chúng ta, giữa những bận rộn với cuộc sống sinh nhai, giữa những bổn phận làm người của chúng ta. Chúa muốn chúng ta bỏ lại sau lưng tất cả những bận rộn, những hứa hẹn tương lai và những gì đang ngăn cản chúng ta đến với Ngài và sống một cuộc sống biết tập trung vào Ngài.
Thưa quý ÔBACE, đối với một số người trong chúng ta, điều này có thể có nghĩa là chúng ta phải thay đổi nghề nghiệp. Đối với những người khác, điều đó có thể có nghĩa là ưu tiên thời gian của mình để gia đình có thể nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Để gia đình hạnh phúc ấm áp hơn. Những người khác có thể thấy rằng lời mời gọi đi theo Ngài của Chúa Giêsu có nghĩa là cần phải thay đổi những gì họ xem trên Truyền Hình, trên mạng Internet, hay những bộ phim họ xem hoặc những những hình ảnh báo chí họ đọc. Đó cũng có thể là lời mời gọi theo Chúa Giêsu để vào một cuộc sống đơn sơ hơn, biết thay đổi những gì mình mua xắm hay thu nhập được, biết hiến tặng hay hỗ trợ công việc của Chúa. Mong sao chúng ta có thể quảng đại đáp ứng bất cứ những điều gì mà Chúa mong muốn chúng ta bỏ lại sau lưng để theo sát với Ngài hơn.
            Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy việc Chúa Giêsu đã chú trọng mạnh mẽ lên tiếng bênh vực cho những người tội lỗi như người môn đệ mới của Ngài. Đối với nhóm người biệt phái, và những người chỉ biết quan tâm đến những việc giữ đạo bề ngoài khi Ngài nói: "Hãy đi và tìm hiểu về ý nghĩa của những Lời Chúa đã dạy: “ Những gì Ta muốn là tâm hồn có lòng biết thương xót, chứ không không là sự hy sinh". Có lẽ nhiều người có mặt đã kinh ngạc và thất vọng vì Chúa Giêsu đã nói rằng Ngài đã đến là để kêu gọi người tội lỗi, chứ không phải là những người đạo đức, thánh thiện.
Trong thơ thứ nhất thánh John đã viết, “Nếu chúng ta nói: ‘Chúng ta vô tội’, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta’” (1 John 1:8). Nói cách khác, tất cả chúng ta đều là ngườitội và theo Sách Giáo Lý Công Giáo câu 1847 có viết “chúng ta phải thừa nhận lỗi lầm của mình” để nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa. Và Sách Giáo lý Công Giáo câu 1864 còn giải thích thêm, “Không có giới hạn nào đối với lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng bất cứ ai cố tình từ chối đón nhận lòng thương xót của Chúa như việc không biết ăn năn thống hối, là từ chối sự tha thứ tội lỗi của mình và sự cứu rỗi do Chúa Thánh Thần ban tặng” (GLCG 1864).
Lòng thương xót của thiên Chúa thật to lớn lao biết bao khi người ta nhận ra sự cần thiết phải ăn năn, sám hối và quay về với Thiên Chúa. Một câu chuyện minh họa cho điều này là câu chuyện của Bác sĩ Bernard Nathanson, một người đã tự tố cáo mình có liên quan đến hơn 75.000 ca phá thai trước khi trở thành người Công giáo, ông đã nói trong cuộc phỏng vấn trên Tạp chí Crisis Magazine trên trang mạng của đài truyền hình EWTN vào năm 1996: “Tôi sẽ được tha thứ khỏi tội rất nặng mà tôi đã phạm đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi, tôi cảm nhận được sự che chở và ấm áp của đức tin”.
Chúng ta cũng nên bắt chước, xin Chúa cho chúng ta nhận được là chúng ta cần đến lòng thương xót của Chúa ở đâu, đặc biệt là trong bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống mà chúng ta có những lựa chọn hợp lý hay những biện minh không phù hợp với Tin Mừng.
Hôm nay, Chúng ta cũng mời gọi để theo Chúa làm làm tông đồ như Thánh Mat-thêu. Trong phép Thánh tẩy, mỗi người chúng ta đã nhận được ánh sáng của Chúa qua người đỡ đầu vì thế, hôm nay Chúa mong muốn chính chúng ta hãy thắp lên ngọn nến đó để toả sáng ánh sáng của Chúa Kitô đã ban cho chúng ta lúc Rửa tội để dọi chiếu ánh sáng Yêu Thương của Chúa Kitô và giá trị ơn cứu độ của Chúa cho thế giới trần thế của chúng ta hôm nay. Lòng tham muốn cho sự giàu có vật chất là một trong những trở ngại chính cho sự thành công trong nhiệm vụ này. Vì nếu như chúng ta thật lòng với chính mình, chúng ta phải thừa nhận rằng: những của cải vật chất thế trần này rồi sẽ mất đi, chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có giá trị cho cuộc sống đời đời của Chúng ta.
Lạy Chúa, không có tội nào mà chúng con đã phạm quá to lớn đến nỗi lòng thương xót của Chúa không thể tha thứ được. Xin giúp chúng con nhìn lên đôi mắt thương xót của Chúa và nhớ rằng Chúa đang mời gọi chúng con luôn Biết sẵn lòng đến với Lòng thương xót của Chúa thường xuyên qua bí tich Hòa giải.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con muốn trở thành một con người đơn sơ, biết chấp nhận lòng thương xót của Chúa và những gì Chúa muốn ở nơi chúng con mà không có sự tính toán hơn thua và phức tạp.
Xin Chúa giải thoát chúng con thoát khỏi mọi những trở ngại ngăn cẳn chúng chúng con đến với lòng thương xót của Chúa và ban cho chúng con những ân sủng của Chúa để chúng con có thể trở thành một tông đồ đầy thuyết phục, trung thành và can đảm cho nước của Chúa, cũng như Thánh Mátthêu đã làm.
 
Opening Prayer:
Lord, thank you for calling me to this moment of prayer with you. You know my weaknesses, my faults, my sins, and you still call me into friendship with you. At this moment, help me say yes to whatever it is that you ask of me. Jesus, I believe in and trust in you. I offer this time out of love. Help me love you more.
Encountering Christ:
Follow Me: Jesus called Matthew amid his daily work—just as he called Simon and Andrew while they were fishing (Matthew 4:18) and James and John while they were mending their nets (Matthew 4:21). Today, Jesus calls us to follow him amid our duties in our state in life. He asks us to leave behind anything that keeps us from living a life centered on him. For some people, this may mean changing careers. For others, it may mean prioritizing one’s time so that the family receives more attention. Others may find that Jesus’ call to follow him means changing what they watch on TV, what movies they go to, or what they read. It may also be a call to follow Jesus into a life of simplicity, changing what one buys or what portion of income is given to support God’s work. May we generously respond to whatever Our Lord asks us to leave behind as we follow him more closely.
Sitting with Sinners: Most Gospel stories show Jesus’ meeting people somewhere other than a synagogue or the Temple. He went out to meet people where they lived and worked. In this Gospel passage, he went to the home of a sinner to meet other sinners. Pope Francis insists again and again that we go to the periphery of society to encounter and accompany those who are marginalized. In his encyclical Fratelli Tutti (On Fraternity and Social Friendship) the Holy Father writes, “Each of us can learn something from others. No one is useless and no one is expendable. This also means finding ways to include those on the peripheries of life. For they have another way of looking at things; they see aspects of reality that are invisible to the centers of power where weighty decisions are made” (n. 215). How open are we to others who see things differently from our point of view?
I Came to Call Sinners: St. John wrote, “If we say, ‘We are without sin,’ we deceive ourselves, and the truth is not in us’” (1 John 1:8). In other words, we are all sinners, and “we must admit our faults” in order to receive God’s mercy (Catechism of the Catholic Church 1847). As the Catechism further explains, “There are no limits to the mercy of God, but anyone who deliberately refuses to accept his mercy by repenting, rejects the forgiveness of his sins and the salvation offered by the Holy Spirit” (CCC 1864). How great that mercy is when one recognizes the need for repentance and turns to God. One story illustrating this is that of Dr. Bernard Nathanson, a man who accused himself of being involved in over 75,000 abortions. Just before becoming Catholic, he said, “I will be free from sin. For the first time in my life, I will feel the shelter and warmth of faith” (1996 interview in Crisis Magazine on EWTN website). May we see where we need the Lord’s mercy, especially in any areas of our life where we have rationalized or justified choices that are incongruent with the Gospel.
Conversing with Christ: Lord, there is no sin so great that it cannot be overcome by your mercy. Help me see those who seem far from you with your merciful eyes, and remember that you are calling them, even if they don’t hear your voice at this time. Lord, I ask that you give me the grace to stay close to you so that I can share you with all those I encounter in my daily life.

No comments:

Post a Comment