Thật không có gì thoát khỏi sự quan sát của Thiên Chúa! Người vừa mới
cho ăn bánh no nê tức thì phát sinh ngay những kẻ đi tìm Chúa chỉ vì
miếng ăn. Cũng may Chúa Giêsu là Đấng hay thương xót nên Người chỉ trách
cứ nhẹ nhàng và hướng chúng ta đến một mục tiêu
khác: cao sang hơn, nhiệm mầu hơn!
“Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời” (Ga 6,27).
Có lẽ đã xa rồi cái thời cả xã hội làm quần quật cả ngày chỉ mong được 2 bữa no bụng. Hiện nay, người ta lên kế hoạch làm việc này việc nọ để đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác: ăn phải ngon, mặc phải đẹp, ở phải sang, xe phải an toàn, chơi phải đẳng cấp… Rồi sắm sửa phải là hàng độc, không giống ai mới ngon! Khái niệm “hay hư nát” mà Chúa Giêsu đã dùng xem ra không còn phù hợp nữa. Chỉ có của ăn mới mau ôi, mau thiu… Mà tôi đâu có làm vì của ăn! Tôi làm vì những thứ “hàng hiệu” tôi đang sử dụng đây, tôi đâu thèm xài “hàng Chệt”! Ai dám bảo những thứ “top” tôi đang dùng là “mau hư nát”? Một hôm, thằng út nghịch cái Ipad mới mua thế nào mà rớt từ lầu xuống cầu thang, mặt kính vỡ tan, mainboard gãy, y như miếng sắt trong lò rèn. Tôi cầm “miếng sắt lò rèn” trong tay trầm ngâm hồi lâu để thấy rằng Lời Chúa luôn đúng với mọi thời: cái laptop tôi giữ gìn cẩn thận lắm cũng chỉ được 5-7 năm, chiếc xe đi được 10-15 năm, cái nhà tôi ở được 30-40 năm… rồi còn phải duy tu, bảo dưỡng, nhiêu khê mọi bề! So với thời gian của Thiên Chúa thật chẳng thấm vào đâu. Tôi đã chọn cái hữu hạn thay vì chọn cái vĩnh hằng. Tôi bất chợt nhớ câu chuyện về Mạnh Thường Quân:
Mạnh Thường Quân chính tên là Điền Văn, con Điền Anh. Tuy ít tuổi mà Điền Văn rất khôn ngoan. Thấy cha làm quan, hay vụ lợi, tích trữ của cải mà không chịu làm phúc, một hôm Điền Văn hỏi cha: “Con của đứa con, gọi là gì?”
Người cha nói: “Gọi là cháu.”
Điền Văn lại hỏi: “Con đứa cháu gọi là gì?”
Người cha đáp: “Gọi là chắt.”
Điền Văn hỏi: “Con của đứa chắt gọi là gì?”
Người cha đáp: “Gọi là chút.”
Điền Văn lại hỏi: “Con và cháu của đứa chút gọi là gì?”
Người cha đáp: “Ai biết gọi là gì nữa!”
Lúc đó, Điền Văn mới nói: “Cha làm tướng của nước Tề, nay đã ba đời vua, giàu có hàng ức vạn, mà thiên hạ không thấy có một người nào là hiền tài cả. Cha quên hết cả việc công ích, của dân, của nước. Cha quên tất cả các việc phúc đức, chỉ chăm chăm góp của cải, nhằm để lại cho những người sau này không biết gọi nó là cái gì! Con trộm nghĩ như thế, thật là quái lạ lắm."
Vẫn còn đó chiếc kim chỉ nam Chúa Giêsu đã để sẵn cho chúng ta: “ Công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến” (Ga 6,29).
Chỉ cần TIN, thế thôi. Thật dễ dàng và chẳng nặng nhọc gì! Người trao cho tôi cái ách êm ái mà tôi lại chẳng màng, tôi còn bận quàng vào mình những cái ách đầy tranh chấp, thị phi để rồi suốt đời lao tâm khổ tứ… Khổ nỗi, vì TIN, tôi phải thay đổi những tiêu chuẩn lựa chọn vốn đã ăn sâu thành nếp trong cách nghĩ rất ư con người bấy nay:
* Phải bỏ một mối hời chỉ để… giữ ngày Chúa Nhật.
* Phải từ bỏ một công việc có thu nhập cao để giữ đúng luật Chúa và Hội Thánh.
* Phải chịu điểm kém trong kỳ thi vì không quay cóp như mọi người.
* Phải sống đạm bạc vì không nhận đút lót, “lại quả”…
* Phải mở rộng bàn tay trong đời sống hằng ngày nên chẳng tích luỹ được gì.
* Phải nói lời trung thực nên ít được ai ưa.
Nói chung, tôi đành phải chịu mất mát rất nhiều ở đời này nếu tin vào lời hứa: “Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,29). Chọn 100 năm hay chọn vĩnh cửu đây? Tôi lại nhớ cuộc tranh luận của hai anh bạn, một anh rất sùng đạo và một anh thì… vô tín ngưỡng:
* Thời buổi này mà cậu còn tin vào ba thứ vớ vẩn ấy. Đời người được bao lăm mà cậu phải “khổ sở” thế?
* Chính vì đời người ngắn ngủi nên mình càng cần phải hy sinh để đánh đổi lấy cái vô cùng.
* Biết có cái thứ vô cùng ấy không?
* Mình không chắc lắm, nhưng nếu không có thì mình cũng chẳng thiệt hại gì. Bằng như nếu có thì cậu… thua đậm là cái chắc!
Chẳng cần triết lý dông dài cũng có thể khiến ta nhận ra đâu là chân lý. Không thiếu những triết gia, nhà thơ, nhà văn đã phải thốt lên: “Phù du, mọi sự ở đời này đều là phù du…”. Vậy mà, hằng ngày người ta vẫn chen lấn nhau, giành giật nhau cái phù du ấy.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có được Đức Tin và kiên vững sống như lời Thánh Phaolô khuyên bảo: “Anh em hãy khử trừ lối sống xưa kia. Hãy lột bỏ con người cũ đã bị hư theo những đam mê lầm lạc. Anh em hãy trở nên mới trong lòng trí anh em, hãy mặc lấy người mới đã được tác thành theo thánh ý Chúa trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,22-24). Nhờ đó, ngày sau chúng con mới xứng đáng được hưởng phần gia nghiệp là Nước Thiên Chúa trong đời sống vĩnh hằng. Amen.
Pio X Lê Hồng Bảo
“Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời” (Ga 6,27).
Có lẽ đã xa rồi cái thời cả xã hội làm quần quật cả ngày chỉ mong được 2 bữa no bụng. Hiện nay, người ta lên kế hoạch làm việc này việc nọ để đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác: ăn phải ngon, mặc phải đẹp, ở phải sang, xe phải an toàn, chơi phải đẳng cấp… Rồi sắm sửa phải là hàng độc, không giống ai mới ngon! Khái niệm “hay hư nát” mà Chúa Giêsu đã dùng xem ra không còn phù hợp nữa. Chỉ có của ăn mới mau ôi, mau thiu… Mà tôi đâu có làm vì của ăn! Tôi làm vì những thứ “hàng hiệu” tôi đang sử dụng đây, tôi đâu thèm xài “hàng Chệt”! Ai dám bảo những thứ “top” tôi đang dùng là “mau hư nát”? Một hôm, thằng út nghịch cái Ipad mới mua thế nào mà rớt từ lầu xuống cầu thang, mặt kính vỡ tan, mainboard gãy, y như miếng sắt trong lò rèn. Tôi cầm “miếng sắt lò rèn” trong tay trầm ngâm hồi lâu để thấy rằng Lời Chúa luôn đúng với mọi thời: cái laptop tôi giữ gìn cẩn thận lắm cũng chỉ được 5-7 năm, chiếc xe đi được 10-15 năm, cái nhà tôi ở được 30-40 năm… rồi còn phải duy tu, bảo dưỡng, nhiêu khê mọi bề! So với thời gian của Thiên Chúa thật chẳng thấm vào đâu. Tôi đã chọn cái hữu hạn thay vì chọn cái vĩnh hằng. Tôi bất chợt nhớ câu chuyện về Mạnh Thường Quân:
Mạnh Thường Quân chính tên là Điền Văn, con Điền Anh. Tuy ít tuổi mà Điền Văn rất khôn ngoan. Thấy cha làm quan, hay vụ lợi, tích trữ của cải mà không chịu làm phúc, một hôm Điền Văn hỏi cha: “Con của đứa con, gọi là gì?”
Người cha nói: “Gọi là cháu.”
Điền Văn lại hỏi: “Con đứa cháu gọi là gì?”
Người cha đáp: “Gọi là chắt.”
Điền Văn hỏi: “Con của đứa chắt gọi là gì?”
Người cha đáp: “Gọi là chút.”
Điền Văn lại hỏi: “Con và cháu của đứa chút gọi là gì?”
Người cha đáp: “Ai biết gọi là gì nữa!”
Lúc đó, Điền Văn mới nói: “Cha làm tướng của nước Tề, nay đã ba đời vua, giàu có hàng ức vạn, mà thiên hạ không thấy có một người nào là hiền tài cả. Cha quên hết cả việc công ích, của dân, của nước. Cha quên tất cả các việc phúc đức, chỉ chăm chăm góp của cải, nhằm để lại cho những người sau này không biết gọi nó là cái gì! Con trộm nghĩ như thế, thật là quái lạ lắm."
Vẫn còn đó chiếc kim chỉ nam Chúa Giêsu đã để sẵn cho chúng ta: “ Công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến” (Ga 6,29).
Chỉ cần TIN, thế thôi. Thật dễ dàng và chẳng nặng nhọc gì! Người trao cho tôi cái ách êm ái mà tôi lại chẳng màng, tôi còn bận quàng vào mình những cái ách đầy tranh chấp, thị phi để rồi suốt đời lao tâm khổ tứ… Khổ nỗi, vì TIN, tôi phải thay đổi những tiêu chuẩn lựa chọn vốn đã ăn sâu thành nếp trong cách nghĩ rất ư con người bấy nay:
* Phải bỏ một mối hời chỉ để… giữ ngày Chúa Nhật.
* Phải từ bỏ một công việc có thu nhập cao để giữ đúng luật Chúa và Hội Thánh.
* Phải chịu điểm kém trong kỳ thi vì không quay cóp như mọi người.
* Phải sống đạm bạc vì không nhận đút lót, “lại quả”…
* Phải mở rộng bàn tay trong đời sống hằng ngày nên chẳng tích luỹ được gì.
* Phải nói lời trung thực nên ít được ai ưa.
Nói chung, tôi đành phải chịu mất mát rất nhiều ở đời này nếu tin vào lời hứa: “Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,29). Chọn 100 năm hay chọn vĩnh cửu đây? Tôi lại nhớ cuộc tranh luận của hai anh bạn, một anh rất sùng đạo và một anh thì… vô tín ngưỡng:
* Thời buổi này mà cậu còn tin vào ba thứ vớ vẩn ấy. Đời người được bao lăm mà cậu phải “khổ sở” thế?
* Chính vì đời người ngắn ngủi nên mình càng cần phải hy sinh để đánh đổi lấy cái vô cùng.
* Biết có cái thứ vô cùng ấy không?
* Mình không chắc lắm, nhưng nếu không có thì mình cũng chẳng thiệt hại gì. Bằng như nếu có thì cậu… thua đậm là cái chắc!
Chẳng cần triết lý dông dài cũng có thể khiến ta nhận ra đâu là chân lý. Không thiếu những triết gia, nhà thơ, nhà văn đã phải thốt lên: “Phù du, mọi sự ở đời này đều là phù du…”. Vậy mà, hằng ngày người ta vẫn chen lấn nhau, giành giật nhau cái phù du ấy.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con có được Đức Tin và kiên vững sống như lời Thánh Phaolô khuyên bảo: “Anh em hãy khử trừ lối sống xưa kia. Hãy lột bỏ con người cũ đã bị hư theo những đam mê lầm lạc. Anh em hãy trở nên mới trong lòng trí anh em, hãy mặc lấy người mới đã được tác thành theo thánh ý Chúa trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,22-24). Nhờ đó, ngày sau chúng con mới xứng đáng được hưởng phần gia nghiệp là Nước Thiên Chúa trong đời sống vĩnh hằng. Amen.
No comments:
Post a Comment