Friday, March 29, 2013

Suy Niệm Thứ Sáu Tuàn Thánh



"Hãy chiêm ngắm gỗ thánh giá. Trên đấy đã treo đấng cứu độ của trần gian." Adong và Evà đã phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa bằng đã ăn cái cấm từ Cây Trường Sinh, làm cho toàn thể nhân loại phải chịu sống một cuộc sống đau khổ và tội lỗi không nằm trong mục đích sáng tạo của Thiên Chúa đã . Hôm nay, chúng ta hãy suy niệm về sự hy tế hiến dâng của Chúa Giêsu (một Adong mới) như khi Ngài bị treo trên cây Trường Sinh mới này, của cái chết và sự phục sinh của Ngài, Ngài đã mở ra cánh cửa của sự sống đời đời, là để tất cả một lần nữa thể nhìn thấy Thiên Chúa trong vinh quang của Ngài. Ô đau xót thay,m nay chúng ta tưởng niệm cuộc Chúa đóng đinh trên đồi Golgotha​​. Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá cho những đường tội lỗi của chúng ta. Chúa Giêsu Kitô chấp nhận đau khổ như một dấu ấn của tình yêu vô điều kiện của Ngài dành cho chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đang thực sự hiện diện trong Thánh Thể.  Thông qua phép Thánh Thể đó, chúng con được liên kết với Chúa, bằng xương bằng thịt bằng máu của Chúa bạn, và cũng cũng được thông phần vào một phần của gia đình siêu nhiên của Adong mới. Chúng con xin cảm ơn Chúa!

Thursday, March 28, 2013

Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô Thứ Sáu Tuần Thánh



Hôm nay, chúng ta tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô. Cuộc hành trình Thương khó của Ngài, bắt đầu tại nhà Tiệc Ly với Bí Tích Thánh Thể,  Vườn Cây Dầu, các cung điện của Cai Pha Herôđê, Dinh thự của tổng trấn của Philatô, Calvary nơi Chúa đã chết ngôi mộ bỏ hoang.  Ở trong mỗi một nơi trong những địa điểm này, Tất cả chúng ta, mỗi người chúng ta đã làm cho Chúa phải chịu đau khổ cách này hay cách khác.
            Thiên Chúa có thể có thể cứu chuộc chúng ta bằng hàng ngàn cách khác nhau. Nhưng Chúa đã chọn con đường hèn hạ,  đau khổ đến đỗi đã từ bỏ chính cuộc sống của mình đban sự sống cho mỗi người chúng ta  đó là chương trình vĩ đại nhất của tình yêu mà Ngài đã dành cho con người tội lỗi chúng ta. Nhất định không có sự ngẫu hứng ở đây: nhưng đó là điều đã được tiên báo trong Cựu Ước, như Chúa Giêsu đã tham chiếu đến những việc tiên báo đó nhiều lần. Trong Bữa Tiệc Ly, Ngài đã ban cho chúng ta của ăn, thực phẩm nuôi dưỡng linh hồn chúng ta đời đời; đó chính là thân mình, thịt và máu của Ngài đã hy sinh. Tại vườn cây Dầu (Ghếtsêmanê) Chúa cầu nguyện nói  xin "Vâng" với Thiên Chúa là Cha. Trên thập giá, rất tỉnh táo Ngài đã nói VÂNG  một lần nữa với Chúa Cha, Ngài dâng hiến tất cả linh hồn và thân xác của Ngài trong s thanh thản   tự do.
            Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của chúng con, Chúng con sẽ chăm sóc với hai bàn tay của chúng con , Chúng con sẽ bảo vệ Chúa với cánh tay của chúng con, Chúng con sẽ vinh danh Chúa trong vinh quang với trí thông minh của chúng con, chúng con sẽ ngưỡng mộ Chúa bằng với tất cả trái tim của chúng con. Chúng con sẽ làm những điều đó với Mẹ. Lạy Mẹ Maria mẹ của chúng con,

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh (John 13:1-15, Xuất Hành 12:1-8,11-14 )

Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh (John 13:1-15, Xuất Hành  12:1-8,11-14 )
Chúa chuẩn bị chúng ta cho mỗi lời mời mà Ngài đã kêu gọi chúng ta,  như trong dịp lễ Vượt Qua bữa Tiệc ly. Trong dữ kiện của lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã chỉ dạy và hướng dẫn dân Do Thái (Israel) là loại thú vật được lựa chọn, và phải làm thịt thú vật đó như thế nào, Phải nấu nướng và ăn thịt đó ra sao, dân chúng phải ăn mặc thứ gì và ra sao, và những gì mỗi  hộ gia đình cần nên làm để họ và gia đình sẽ được cứu thoát khỏi bệnh dịch. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã hạ mình khiêm tốn m người thấp hèn để rửa chân cho các môn đệ của Ngài và giải thích lý do tại sao Ngài đã làm như vậy.
            Từ hai dữ kiện trên, chúng ta có thể thấy rằng Chúa không đem những sự ngạc nhiên đến chúng ta. Mọi việc Chúa làm hay muốn làm, Chúa đều tính toan và lên kế hoạch trước. Chúa nói với chúng ta cho chúng ta thấy rõ những gì mà Thiên Chúa sẽ thực hiện và sẽ thực hiện như thế nào. Còn phần việc của chúng ta, Chúng ta chỉ cần phải làm chú ý, và nghĩ đến Chúa luôn.
            Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa  ban cho chúng ta những ân sủng của ngài là luôn biết chú trọng tới những lòng tốt của Thiên Chúa qua sự rộng lượng và không từ chối bất cứ điều khi chúng ta cầu xin,  Nhất là những lúc chúng ta nói "xin vâng" với Ngài, biết khiêm tốn khi chúng ta biết phục vụ anh chị em của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa tiếp tục kiên nhẫn với chúng ta bởi vì chúng ta luôn luôn bị phân tâm, bị cám dỗ làm theo ý muốn của chúng ta hơn thay vì làm việc theo thánh ý Chúa.

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư Tuần Thánh



Tại sao Giu-đa phản bội Thầy của mìnhChúa Giêsu?
Sự phản bội của Giuđa được thúc dục bởi tham lam, hay vì sự cay đắng thất vọng với Chúa Giêsu, hoặc vì sự hận thù, vỡ mộng?  Có thể là Giuđa không bao giờ có ý định để cho Thầy của mình chết, thể Giuđa  nghĩ rằng Chúa Giêsu đã  xúc tiến công việc của Ngài quá chậm và không quyết liệt trong việc thiết lập vương quốc của Ngài. Có lẽ Giuđa muốn ép buộc Chúa Giêsu bằng cách thuyết phục Ngài ra tay hành động để giải cứu dân Do Thái khỏi ách đô hộ của người La Mã thời bấy giờ...  Tuy nhiên thảm kịch của Giuđa là sự từ chối, không chấp nhận Chúa Giêsu như là Thiên Chúa của yêu thương, khiêm tốn, Vị tha.           
            Chúa Giêsu đã biết trước được những gì sẽ xảy ra với Ngài. Như trong bữa (Tiệc Ly) ăn mừng lễ Vượt Qua với mười hai tông đồ  Chúa Giêsu đã đặt họ dưới sự giám sát và nghi ngại (một trong số các con sẽ phản thầy) để dạy cho họ chính họ kiểm tra một cách đúng đắn, vì sợ rằng họ tư tưởng cao và nghĩ rằng họ mạnh mẽ hơn chính bản thân mà Chúa cho họ. Chúng ta cũng phải xem xét chính bản thân của chúng ta  trong sự sáng của chân lý và ân điển của Thiên Chúa cầu xin Ngài  củng cố chúng ta trong đức tin, hy vọng tình yêu mà chúng ta không có thể làm Chúa thất vọng hoặc chối bỏ Chúa khi chúng ta bị cám dỗ. Chúng ta cầu nguyện với sự tin tưởng vào những lời Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta khi cầu nguyện?: “ Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ (Mathêu 6:13)?