Bài Giảng Chúa Nhật thứ 13 Thường Niên
Thật khó để theo chân Chúa Giêsu Kito và làm môn đệ của Ngài? Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói rõ rằng: Ai không vác thập giá của mình và theo thầy thì không xứng làm môn đệ thầy. Câu này nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu muốn thách thức tình yêu của chúng ta dành cho Ngài, như tất cả chúng ta đều biết rằng tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta là tình yêu hiến tế. Ngài yêu thương chúng ta bằng cách hiến dânh hay là cho đi. Vì thế Ngài kêu gọi chúng ta cũng phải biết yêu thương bằng cách Hiến dâng. Điều này chắc chắn sẽ không phải dễ với chúng ta. Hiến dâng đây có thể thánh giá thực sự. Thánh giá của chúng ta có thể bệnh tật nghiêm trọng nơi thân xác chúng ta hay là người thân yêu trong gia đình của chúng ta hay có thể là những nỗi đau khổ khác về thân xác, hay tinh thần, hay vật chất... hay là sự chia rẽ trong một gia đình, hay có thể là chúng ta phải trải qua một bi kịch thay đổi cuộc sống. Đôi khi thánh gía này quá nặng đã làm chúng ta đau đớn đến mức độ chúng ta quá thất vọng chỉ muốn chết, thậm chí có lúc chúng ta đã oán trách, thù hận Chúa hơn là chấp nhận hoàn cảnh hiện tại như là một sự thông phần với thập giá của Chúa Giêsu Kitô. Nếu chúng ta từ chối theo Chúa Giêsu vì chúng ta tin rằng thập giá của chúng ta quá nặng, quá nhiều đối với chúng ta, thì chúng ta chắc chắn không xứng đáng được gọi là môn đệ của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô đã viết trong bài đọc thứ 2: “ Anh em không biết rằng: Hết thảy chúng ta đã được thanh tẩy trong Ðức Kitô Giêsu; thì chính trong sự chết của Ngài mà chúng ta đã được thanh tẩy? Vậy nhờ thanh tẩy, chúng ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô.... (Rom 6:3). Thật khó để theo Chúa Giêsu và làm môn đệ của Ngài phải không? Nhưng thật là đáng giá. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu nói với môn đệ: " Nơi thế gian, các ngươi sẽ phải khốn quẫn. Nhưng hãy vững lòng! Ta đã thắng thế gian!" (Jn 16:33). Chúng ta có thể không bao giờ trải nghiệm được phần thưởng khi chúng ta trung thành với Chúa Giêsu trong cuộc sống này, nhưng đôi khi, chúng ta có được một cái nhìn thoáng qua về phần thưởng đó, như một lời nhắc nhở rằng Chúa luôn hiện diện và vẫn dõi theo chúng ta.
Sáu ngày sau khi Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn V. Thuận được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Sài Gòn, thì miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Ngay sau đó, Hồng y tương lai đã bị chính quyền cộng sản bắt giữ. Trong mười bốn năm tiếp sau đó, cộng sản đã cố đánh phá đức tin của anh ta, bầng cách di dời ngài từ nơi quản thúc đến các trại cải tạo, các nhà tù và trai biệt giam. Cuối cùng thì ngài được thả ra, ngài được phép đến Rome, thăm viếng mộ Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng sau khi rời khỏi nước, ngài không bao giờ được phép quay trở về quê hương của ngài. Ngài đà qua đời trong cuộc sống lưu vong năm vào năm 2002, ở tuổi 74. Vào Năm Thánh năm 2000, Đức Giáo hoàng John Paul II đã mời Đức Hồng Y Thuận giảng thuyết tĩnh tâm hàng năm; một khóa tĩnh tâm kéo dài trọn một tuần lễ cho Giáo hoàng và các hồng y khác làm việc tại Vatican. Sau đó, Giáo hoàng yêu cầu Đức Hồng Y Thuận xuất bản bài giảng tĩnh tâm của ngài thành một cuốn sách suy niệm để chia sẻ với tất cả mọi người về các bài giảng tĩnh tâm và suy niệm của ngài. Ngài tuân theo lời yêu cầu của Đức Giáo hoàng và trong phần giới thiệu cuốn sách Chứng ngôn Hy vọng của ngài, Đức Hồng Y Thuận chia sẻ với độc giả về một sự trùng hợp rất cảm động, ngài nói về một sự trùng hợp còn hơn cả một sự trùng hợp.
Đó chính là một dấu chỉ cho Đức Hồng Y Thuận, hai năm trước khi chết, là nỗi đau khổ của ngài không phải là vô ích. Đây là những gì ngài đã viết: Hôm nay, khi kết thúc các bài giảng suy niệm tâm linh, tôi cảm thấy vô cùng xúc động là vì: chính xác là hai mươi bốn năm trước vào ngày 18 tháng 3 năm 1976, trong ngày canh thức lễ Thánh Giuse, tôi bị bắt mang đi nơi tôi đang bị quản thúc ở Cây Vọng, và bị biệt giam trong nhà tù Phú Khánh. Hai mươi bốn năm trước, tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng rằng hôm nay, vào cùng một ngày, tôi sẽ kết thúc tuần lễ giảng phòng tĩnh tâm cho ĐGH ở điện Vatican. Hai mươi bốn năm trước, tôi phải cử hành thánh lễ với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi không bao giờ mơ rằng hôm nay Đức Thánh cha đã ban cho tôi bộ chén thánh mạ vàng tuyệt đẹp. Hai mươi bốn năm trước, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ngày nay là ngày Lễ Thánh Giuse ở Cây Vọng; chính nơi tôi sống dưới sự quản thúc tại gia; người kế vị của tôi đã dâng hiến những gì đẹp nhất đó thánh đường mới thánh Joseph.
Theo Chúa Giêsu không phải là điều dễ dàng, nhưng có cái giá của nó; cho dù là vấn đề có xấu xa tệ hại thế nào đi nữa, thì nếu chúng ta sống gần Chúa Giêsu, Ngài cũng sẽ ở gần chúng ta và mang lại những ý nghĩa và kết quả tốt cho mọi thứ mà chúng ta phải chịu. Hôm nay, Chúa Giêsu đang mời tất cả chúng ta, một lần nữa, vác thập giá của chúng ta và đi theo Người. Ngài biết rằng bằng chúng ta theo chân Ngài, mặc dù có khó khăn, chúng tasẽ khám phá ra được ý nghĩa và hạnh phúc lâu dài mà chúng tahằng mong muốn.
Hôm nay, chúng ta hãy đáp lại lời mời này của Chúa và chúng ta có thể đáp lại lời mời đó trừ khi chúng ta xác định được thánh giá nào mà Ngài mong muốn nơi chúng ta cùng hợp nhất với thánh giá của Chúa Kitô. Thánh giá đó có thể là bệnh tật, đau khổ phần xác hay có thể là những điều khó khăn khác xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Nếu đó là thập giá mà Chúa gởi đến cho chúng ta, chắc chắn là Ngài sẽ ban cho chúng ta sức mạnh mà chúng ta cần có để chúng ta có thể chịu đựng thánh giá đó. Đó là một phần trong kế hoạch bí ẩn của Thiên Chúa mà chúng ta vác thập giá vì Thánh giá đó mang chúng ta lại gần với Chúa Kitô. Với việc rước lễ mà chúng ta nhận được trong Thánh lễ này, Chúa Giêsu muốn trở thành sức mạnh, sự tự tin, lòng can đảm của chúng ta. Và như vậy, Ngài nuôi sống linh hồn chúng ta bằng linh hồn của Ngài, thân xác chúng ta bằng thân xác của Ngài.
Chúng ta hãy kết hợp sự đau khổ của chúng ta với sự đau khổ của Chúa Kitô khi Ngài đến trong Bí tích Thánh Thể trong Thánh Lễ. Đây là tình yêu của Thiên Chúa chúng ta; một tình yêu mà Ngài luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, cho dù bất cứ những gì có thể xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Mẹ thánh Teresa Calcutta nói rằng những đau khổ là những nụ hôn của Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta; Đó là một tình yêu không bao giờ để chúng ta phải cô đơn, và không bao giờ Ngài để chúng ta phải vác thập giá của chúng ta một mình. Đúng thế! Chúa Giêsu mong muốn chúng ta vác thập giá của mình, nhưng chỉ có như vậy, bằng với chết với Ngài, chúng ta mới có thể được sống lại với Ngài, và sống với Ngài một cách có ý nghĩa ở ngay trên trái đất này cũng như mãi mãi trên thiên đàng. Hãy nhớ rằng nếu chúng ta muốn theo Chúa Giêsu, chúng ta phải từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình hàng ngày và theo Chúa.
My Homily Sunday 13th Ordinary Time A
It's hard to follow Jesus Christ as his disciple isn’t it? Today’s scripture makes it clear: Whoever does not take up his cross and follow me is not worthy of me. This statement would remind us that Jesus wats to challenge our love for Him. We all aware that the love of Jesus for us is sacrificial love. He loves by giving. He calls us to love by giving. This can be difficult. This can be a real cross. Some of us may have a serious illness. There can be deep pain and division within a family, we may experience a horrible life-changing tragedy. We might be in so much pain sometimes we just want to give up, even to the point of going to war with God rather than accept our situation in life as a participation in the cross of Jesus Christ. If we refuse to follow Jesus because we are convinced that our crosses are too much for us, then we are not worthy of being called disciples of Jesus. St. Paul wrote in the 2nd reading: “Do you not realize that when you were baptized, you were baptized into the death of Christ, so that you can live the life of Christ.” It is hard to follow Jesus isn’t it? but it is worth it. During the Last Supper, Jesus said to his disciple: "The world will give you trouble, but take courage! I have conquered the world" (John 16:33). We will never experience the full reward of our faithfulness to Jesus in this life, but sometimes, we get a glimpse of that reward, a reminder that God is always present and still watching over us.
Just six days after Vietnamese Cardinal Francis Xavier Nguyen V. Thuan being named coadjutor Archbishop of Saigon, South Vietnam fell to the communists. Soon thereafter, the future Cardinal was arrested by the communist authorities. For the next fourteen years, communists tried to break his faith, moving him between house arrest, re-education camps, prisons, and solitary confinement. When he was finally released, he was permitted to go and visit Rome, but after leaving the country, he was never allowed to return. He died in exile in 2002, at the age of 74. In the year 2000, the Great Jubilee Year, Pope John Paul II asked Cardinal Thuan to preach the annual spiritual exercises; a retreat that lasts a full week for the Pope and the other cardinals who work in the Vatican. Later, the Pope asked Cardinal Thuan to publish as a book the powerful reflections he shared on the retreat. Anh he did. In the introduction of his book Testimony of Hope, Cardinal Thuan shares with his readers a moving coincidence, a coincidence that was more than a coincidence.
It was a sign to Cardinal Thuan, just two years before his death, that his suffering had not been in vain. Here is what he wrote: “Today, at the conclusion of the spiritual exercises, I feel profoundly moved. Exactly twenty-four years ago on March 18, 1976, on the vigil of the Feast of St Joseph, I was taken by force from my residence in Cay Vong, and put in solitary confinement in the prison of Phu Khanh. Twenty-four years ago, I never would have imagined that today, on exactly the same date, I would conclude preaching the spiritual exercises in the Vatican. Twenty-four years ago, when I celebrated Mass with three drops of wine and a drop of water in the palm of my hand, I never would have dreamed that today the Holy Father would offer me a beautiful gilded chalice. Twenty-four years ago, I never would have thought that today the Feast of St Joseph in Cay Vong; the very place where I lived under house arrest; my successor would consecrate the most beautiful church dedicated to St Joseph.
Following Jesus is not easy, but it's worth it; no matter how bad things get. If we stay close to Jesus, He stays close to us and gives meaning and fruitfulness to everything we suffer. Today, Jesus is inviting all of us, once again, to take up our crosses and follow him. He knows that by following him, even though it’s hard, we will discover the meaning and lasting happiness that we long for. Let’s respond to this invitation today, and we can’t respond to it unless we identify what cross he is asking each one of us to take up, and unite it Christ’s own cross. Maybe our cross is an illness, or the illness of a loved one in our family or maybe something else happening in our lives. If that is the cross he is asking us to embrace, He will give us the strength we need to do so. It is part of God’s mysterious plan that we carry a cross because it keeps us close to God. With the Holy Communion we receive in this Mass, Jesus wants to be our strength, our confidence, our courage. And so, He feeds our soul with His soul, our body with His body.
Let’s unite our suffering to His suffering when He comes in the Eucharist. This is the love of our God; a love that makes himself present in our lives, no matter what. Mother Teresa of Calcutta said that sufferings are the kisses of Jesus in our lives; It is a love that never leaves us alone, and that never leaves us to carry our crosses alone. Yes! Jesus asks us to take up our cross, but only so that, by dying with him, we can also rise with him, and live with him, meaningfully, here on earth and forever in heaven. Remember that If we wish to come after Jesus, we must deny ourselves and take up our cross daily and follow Him.