Friday, April 17, 2015

Bài Giảng cho ASTM Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh



Chúa Kitô đã sống lại thật alleluia!
Kính Thưa quý cụ, quý ông bà và anh chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay/ Thánh Luca đã cho chúng ta thấy/ những dữ kiện về sự xuất hiện đầu tiên của Chúa Kitô Phục Sinh, và việc tập họp của các môn đệ/ để sai họ nhân danh Ngài/ mà rao giảng cho muôn dân/ bắt đầu từ Giêrusalem.
          Như chúng ta thấy trước đó/ Chúa Giêsu đã xuất hiện với hai môn đệ trên đường đi Emmau.  Bây giờ Ngài lại xuất hiện với một nhóm người nhiều hơn. Lời đầu tiên mà Chúa Giêsu đã nói với họ, là lời chào:Bình an cho anh em”.  Ngài đã dùng lời chào đặc biệt này/ phần là để trấn an sự sợ hãi của các môn đệ/ nhưng chủ yếu lời chào của Ngài như vậy/ món quà to lớn của Chúa Phục Sinh muốn ban cho họ/ sự bình an.
`         Trong cuộc gặp gỡ này/ Chúa Giêsu đã cố gắng hết sức/ để thuyết phục cho các môn đệ của Ngài tin rằng: Ngài thực sự đã sống lại/ Ngài cố tình cho họ xem thấy những vết thương bị đóng đinh trên tay/ và chân của Ngài/ cũng như lỗ đâm thâu qua trên lồng ngực của Ngài/ thậm chí/ Ngài còn xin một miếng cá nướng/ và Ngài đã  ăn luôn trước mặt họ/ để chứng minh cho họ thấy rằng:
Ngài đã sống lại thật/ và có đủ xương, đủ thịt/ Ngài vẫn còn có bản tính con người/ chứ không phải là một bóng ma.
          Điều này hoàn toàn rất dễ hiểu/ một số người trong các môn đệ này/ chắc chắn đã chứng kiến cái chết khủng khiếp/ và thảm hại của Ngài trên thập giá/ trên đồi Calvary./ Chắc chắn họ sẽ có những nghi ngờ/ và cần khá nhiều sự thuyết phục/ để chứng minh rằng:  Người này đây chính là Thầy của họ/ là Chúa Giêsu/ Đấngđã chết ngay trước mắt họ./ Trên thực tế/ nếu bất kỳ những ai trong chúng ta/ nếu có thể đã được có mặt ở đó với các môn đệ này/ chắc chắn/ chúng ta cũng sẽ có những nghi vấn/ và cần khá nhiều sức thuyết phục cái lòng tin của chúng ta// Như trong bài Tin Mừng hôm nay/ Thánh Luca đã cho chúng ta thấy được cái sự hoảng sợ/ sững sờ/chết lặng của các môn đệ khi Chúa Giêsu hiện ra/ họ cứ nghĩ rằng: họ đã thấy ma.
          Điều này chứng ta cho chúng ta thấy rằng:  bằng chứng về việc Chúa Kitô ăn một miếng cá nướng là khá quan trọng/ Câu chuyện về việc ăn uống của Chúa Kitô/ một sự chứng minh cho họ thấy rõ/  Chúa Giêsu Kitô đã sống lại/ và đang ở giữa họ/ không phải cái bóng ma/  hay là một sự tưởng tượng đang nằm trong trí óc của họ.

Trong phần thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay/ Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ biết rằng: cái chết và sự phục sinh của Ngài đã được báo trước trong Kinh Thánh.
Đoạn Tin Mừng mà chúng ra đã được nghe: Chúa Kitô đã mở tâm trí cho họ hiểu được những gì/ đã được viết về Ngài trong Kinh Thánh//. Đây là một câu văn đáng yêu/ nói lên sự thật chúng ta có thể tin rằng: đấy một điều chắc chắn/ mà chính bản thân của chúng ta cũng đã từng trải qua/ chẳng hạn như khi chúng ta học Kinh thánh/ hoặc khi chúng ta nghe một bài giảng/ hay khi chúng ta thảo luận với người khác/ về một điều khó hiểu trong  Kinh Thánh/ rồi, đột nhiên một/ hay nhiều khía cạnh khác của Kính Thánh/ tự nhiên đã loé sánh cho chúng ta/ như ngọn đèn toả sáng//. Và sau đó/ tâm trí của chúng ta như đã được mở ra.//
Qua bài Tin Mừng hôm nay/ Chúng ta học được hai điều quan trọng:/ trước hết/ Chúa Giêsu đã muốn chứng tỏ cho mọi người biết rằng:/ Ngài đã sống lại thật sự/ Ngài là người thật chứ không phải là một bóng ma/ sau đó/ Ngài đã hướng dẫn/ và giải thích cho các môn đệ hiểu biết thêm về những gì/ đã liên quan đến chính bản thân của Ngài/ đã được tiên báo trong Thánh Kinh .

Thưa quý cụ, quý ông bà và anh chị em,   Tất cả những gì Chúa Kitô đã làm/ chuẩn bị cho các môn đệ của Ngài/ một cái vai trò mới của họ/ tiếp tục cái nhiệm vụ của Ngài/ để rao truyền Tin Mừng của Ngài cho thế giới//.
Như Ngài đã nói: "Chính anh em là chứng nhân của những điều này." (Lc 24:48)
Từ trước cho đến nay/ các môn đệ đã cùng đồng hành với Chúa Kitô/ và là  những người đi theo Ngài/ nhưng giờ đây, họ sẽ trở thành những chứng nhân của Ngài.// Nhiệm vụ mới của họ để làm chứng cho Chúa Kitô.// Nói tóm lại/ họ đã bắt đầu trở thành những người truyền giáo/ và mỗi người Kitô hữu chúng ta/ khi đã chấp nhận Tin Mừng qua Phép Rửa/ chúng ta cũng đã trở thành những người truyền giáo//.
Trên thực tế/ Chúa Giêsu đã giải thích Kinh Thánh/ cho các môn đệ trong những ngày còn lại của Ngài/  nhằm để cảnh báo cho chúng ta/ là những môn đệ ngày nay của Ngài biết: Kinh Thánh rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi người chúng ta/ chúng ta  cần phải học hỏi/ tìm hiểu, suy gẫm  Kinh Thánh mỗi ngày/ chúng ta phải thực sự/ là những người thông hiểu nhiều về Kinh Thánh/ để đem lời của Chúa đến với mọi người.//
Đây không phải điều/ mà chúng ta chỉ nên để cho các linh mục làm cho chúng ta vào mỗi ngày Chủa nhật./ Nhưng, bất cứ ai trong chúng ta cũng nên chú ý/ và suy nghĩ về những  ý nghĩa đặc biệt/ của các bài đọc trong Thánh Lễ mỗi ngày/.
Trong bài đọc thứ nhất/ trong sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay/ chúng ta có được một cái nhìn thoáng qua về cách/ Thánh Phêrô đã thiết lập những kế hoạch riêng của ngài/ để làm chứng cho Chúa Kitô//. Chúng ta thấy cách thánh Phêrô đã ngang nhiên/ không chút sợ hãi/ đứng trước mặt mọi người/ giảng giải cho họ biết/ Chúa Giêsu Kitô là ai / và cũng đã kêu gọi họ/ nên ăn năn tội lỗi/ và trở về cùng với Thiên Chúa.
Chúng ta có thể nghĩ rằng/ chúng ta không có được cái tài hùng biện/ hay có được tính can đảm như thánh Phêrô/ nhưng chúng ta không nên kết luận quá vội vàng.
- Thay vì chúng ta cứ im hơi/ lặng tiếng khi một số đề tài về đức tin được thảo luận/  chúng ta không nên ngần ngại phát biểu tư tưởng của chúng ta/ bởi vì chỉ khi nào chúng ta mở miệng/ thì Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta/ để chúng ta phải biết sẽ nói những gì.
Chúng ta đừng quên rằng/ chúng ta là những tông đồ/những người môn đệ của Chúa Kitô/ chúng ta phải có bổn phận/ đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến với mọi người trong thế giới của chúng ta hôm nay//.
Như Chúa Giêsu đã nói trong đoạn cuối của bài Tin Mừng chúng ta được nghe hôm nay: “ Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.” Lc 24 (46-47). 
Ai sẽ làm việc rao giảng này? nếu người đó không phải là chúng ta?


Thursday, April 16, 2015

Suy NiệmTin Mừng Thứ Bẩy Tuần thứ Hai Phục Sinh



Chúng ta thường tất cả những kinh nghiệm bất ổn trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình của chúng ta những mức độ khác nhau> Có những cuộc sống của chúng ta như đang bị những đám mây đen dường như đang lơ lửng trên đầu và đe doạ chúng ta không ngừng. những lúc chúng ta như có thể đang bị bảo tố, mưa gió làm ngập lụt cuộc sống của chúng với các vấn đề phức tạp trong cuộc sống… như đau bệnh, thất nghiệp….hay những khó khăn trong việc đối xử vớ những vị thành niên, tuổi trẻ trong gia đình của chúng ta hoặc thậm chí, khủng hoảng tài chính, hoặc những xích mích bất đồng ý kiến trong đời sống vợ chồng. Và mỗi ;lần như thế chúng ta như đang cảm nhận được "cơn sóng lớn trên biển với những cơn bão thổi mạnh." Đôi khi chúng ta thầm hỏi, "Thiên Chúa ở đâu? mà Chúa để chúng ta phải chịu đựng những điều này?"
            Chúng ta có bao giờ nghĩ rằng: những gì chúng ta đang trải qua một phần quá trình của sự cắt tỉa của chúng ta? bao giờ chúng ta nghĩ rằng: có thể Thiên Chúa đang dạy chúng ta bài học gì đó chúng ta cần phải học để trở thành một người tốt, vững chãi hơn và trưởng thành hơn. Có lẽ Ngài cho chúng ta những người xung quanh chúng ta một cơ hội để nên thánh. Hoặc có thể đó gốc rễ của sự đau khổ chúng ta đã tạo ra cho chính mình nhờ đó mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến được gần gũi với Ngài hơn, để Ngài có thế nâng cái  gánh nặng của chúng ta, và để Ngài sẽ đến gần con thuyền của chúng ta đưa chúng ta vào bờ.
Có lẽ những gì chúng ta muốn, những gì chúng tôi đang theo đuổi không phải là những gì tốt đẹp, hay hữu ích nhất cho chúng ta, không phải là ý của Thiên Chúa muốn cho chúng ta, đó lý do tại sao chúng ta không thành công.
            Thiên Chúa luôn luôn ở bên cạnh chúng ta để trấn an chúng ta, "Đừng sợ." Chúng ta hãy để cho Ngài kiểm soát và hướng dẫn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy để cho Ngài đi đầu dẫn chúng ta theo. Hãy để những lời cầu nguyện của chúng ta được hài hòa với ý của Thiên Chúa bằng cách cầu nguyện cho sự biết phân biệt và nhận định. Chúng ta hãy dành thời gian để lắng nghe Ngài, để chúng ta sẽ có sự bình an trong tâm hồn để chúng ta có thể bất chấp những sự bất ổn những cơn bão xung quanh cuộc sống của chúng ta.

REFLECTION
We have all experienced turbulence in our lives in different degrees, where dark clouds seem to be hovering unceasingly above us. We may be deluged with problems at work, difficulties in handling our teenage or even grown-up kids, financial woes, or communication gap with our spouse. We feel the "roughness of the sea with a strong wind blowing." Sometimes we ask, "Where is God in all this?"
Have we ever thought that what we are going through is part of our pruning process? Maybe God is teaching us something that we need to learn to be a better person. Maybe He is giving us and those around us opportunities to be holy. Or maybe the root of our suffering is our own doing and God is calling us to be closer to Him, to lift up our burdens to Him so that He will come close to our boat and bring us to shore. Maybe what we want, what we are pursuing is not what is best for us, not God's will for us – which is why we are not succeeding.
God is always there to reassure us, "Don't be afraid." Let us allow Him to take control of our lives. Let us let Him take the lead. Let our prayers be harmonious with God's will by praying for discernment. Let us take time to listen to Him so that we will have peace in our hearts regardless of the turbulence and the storms around us.

Suy Niệm Tin Mừng Thứ sáu Tuần thứ 2 Phục Sinh



Trong mùa Phục Sinh này, những bài đọc cho chúng ta xem lại những viếc mà của Chúa Giêsu đã làm và tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Lần này, Chúa Giêsu như muốn mời gọi chúng ta chia sẻ ssự thương tâm với Ngài "Ta mua   đâu ra bánh để cho họ ăn đây?" Chắc chắn chúng ta sẽ như  thánh Phillip đang bị lạc vào trong cái sự suy nghĩ vật chất của thế gian “ Có mua đến hai trăm quan tiền (1 quan tiền tương đương với 1 ngày công nhật) bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”, Có thể chúng ta đang sẵn sàng nhìn vào sự chỉ đạo của Chúa Giêsu và kiểm tra xem những gì sẽ xảy ra với một cậu bé với năm cái bánh hai con cá, năm ngàn người đàn ông, chưa kể các đàn bà và trẻ em?.  Có lẽ, chúng ta khi nghe câu chuyện lần đầu, chúng ta đã ấn tượng bởi phép lạ của Chúa Giêsu. có lẽ nếu có một người như thế trong ngày hôm nay, chúng ta cũng sẽ có thể làm những gì mà đám đông đang mong đợi: bắt người ấy làm cho người ấy phải ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn!
Nhưng đó không phải là ý định của Chúa Giêsu khi Ngài đã làm phép lạ biến bánh và hoá ra nhiều. Nhưng mối quan tâm của Ngài những nhu cầu cần thiết tối thiếu của con người. Ngài không để ý hay quan tâm đến việc mọi người muốn tôn vinh Ngài làm vua khi thấy Ngài đã hành động với tình thương yêu chân tình và đã đáp ứng được nhu cầu của họ.
            Bây giờ nhìn vào cậu bé với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúng ta có bao giờ dám có thể từ bỏ tất cả những gì chúng ta đang để dâng lên cho Chúa Giêsu,  để Ngài có thể dung nó để đáp ứng nhu cầu chung của những người khác? Hay chúng ta giống như đám đông, những người theo Chúa Giêsu trong sa mạc, chỉ quan tâm đến những quyền lợi từ những lời dạy của Ngài, nhưng không thèm để ý, quan tâm đến những nhu cầu giáo lý của Ngài đã dạy cho chúng ta? Câu hỏi cuối cùng : Tôi yêu mến Chúa vì những gì Ngài có thể cho gia đình , cho chính bản thân chúng ta hay cho sự tốt lành của Ngài và của người khác?

REFLECTION
In this Easter season, the readings revisit the total giving of our Lord Jesus for humankind. This time, the invitation is presented to us "Where shall we buy bread so that these people may eat?" Do we feel like Phillip, lost in worldly thinking? Or can we look in the direction of Jesus and see what is going to happen with a boy with five loaves and two fish, and five thousand men, not counting the women and children? Probably, the first time we heard the story we were impressed by the miracle. And probably if there is such a man today, we also would have done what the crowd had intended: take him and make him provide all that we want!
            But that was not the intention of Jesus when he multiplied the bread and fish. His concern was the needs of the people. He was not concerned about how people made of him when he acted in response to the people's needs. Now look at the boy. Are we able to give up all that we have to Jesus so that he can meet the needs of others?