Saturday, January 17, 2015

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Hai Thường Niên

Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể tưởng tượng là đang thấy Chúa Giêsu đang đi ngang ở bên kia bờ sông Jordan: Vào lúc khoảng bốn giờ chiều, khi nhận thấy hai thanh niên đi theo Chúa. Chúa Giêsu hỏi hai người: “ Các anh đang tìm cái gì thế?» (Ga 1:38). Và, họ ngạc nhiên trước câu hỏi của Chúa, họ trả lời «'Rabbi (có nghĩa là Thầy), Thầy ở đâu?". Chúa nói "Hãy đến mà xem" (Ga 1:39).
            Chúng ta cũng đi theo Đức Giêsu, nhưng ...chúng ta đang muốn gì? Chúng ta tìm kiếm những gì? Chúa Giêsu Kitô đang hỏi chúng ta “Quả thật, bạn muốn gì ?”.Ồ! nếu chúng ta chỉ có đủ can đảm để nói với Chúa: "Chúng con đang tìm kiếm Chúa, Chúa Giêsu ạ”,  Một điều rất chắc chắn là chúng ta đã có thể đã tìm thấy Ngài, “Với những ai đi tìm, thì sẽ thấy» (Mt 7: 8). Nhưng chúng ta là những kẻ qua hèn nhát và luôn luôn trả lời bằng lời không được hấp dẫn cho lắm: “Ngài đang ở đâu vậy?”. Nhưng Chúa Giêsu không những chỉ đơn giản cho chúng ta với câu trả lời của chúng tai; nhưng Chúa biết cũng quá rõ là chúng ta không cần phải nói nhiều lời, nhưng chúng ta cần một người bạn, Bạn bè: Chúa Giêsu. Đây là lý do tại sao Ngài nói với chúng ta: “Hãy đến mà xem, đến và bạn sẽ thấy “.
            Ông Gioan và ông Anrê, hai người đánh cá trẻ tuổi đã theo Chúa và “Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy”  (Ga 1:39). Qua sung sướng vì cuộc gặp gỡ này, ông Gioan đã có thể viết: “ ân sủng và sự thật, thì nhờ Ðức Giêsu Kitô mà có.”(Ga 1: 17b). Và ông Anrê? Ông đã chạy đến và gặp anh minh mình là Simon để nói với ông ta: “"Chúng tôi đã gặp Ðấng Mêsia" (nghĩa là Ðấng Kitô)." (Jn 01:41). Rồi ông đưa anh mình đến gặp Ðức Giêsu.  Ðức Giêsu nhìn ông Simon và nói: "Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha" (tức là Phêrô)(có nghĩa là Đá) “(Ga 1:42).

                        Một tảng đá !, Simon, là một tảng đá? Không một ai trong số họ có thể hiểu được những lời đó. Họ không biết Chúa Giêsu đã đến để xây dựng Giáo Hội của mình bằng những viên đá sống. Chúa đã chọn được hai viên đá đầu tiên, Gioan và Anrê, và Ngài đã quyết định và đặt tên cho  Simon là Đá, đá tảng, đá nền mà cả tòa nhà sẽ đứng vững . Và, trước khi trở về Chúa Cha của Ngài, Ngài sẽ trả lời câu hỏi của chúng ta:”Thưa Thầy, Thầy ở đâu?». Trong khi ban phước lành Giáo Hội của Ngài, Ngài sẽ trả lời: "Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20).

Comment: Fr. Lluís RAVENTÓS i Artés (Tarragona, Spain)
Rabbi (which means Master), where are you staying?
Today, we can see Jesus coming by the banks of the river Jordan: it is Christ walking by! It was about four o'clock in the afternoon, when noticing two young men following him, He asks them «What are you looking for?» (Jn 1:38). And, surprised at the question, they answer «‘Rabbi (which means Master), where are you staying?’. ‘Come and see’» (Jn 1:39).
I am also following Jesus, but… what do I want? what am I seeking? He is who asks me: «Truly, what do you want?». O! if I would only be courageous enough to tell him: «I am seeking you, Jesus», most surely I would have already found him, «For the one who seeks, finds» (Mt 7:8). But I am such a coward and always reply with words not too engaging: «Where are you staying?». But Jesus does not simply put up with my answer; He knows but too well that I do not just need a lot of words, but a friend, The Friend: Him. This is why He tells me: «Come and see», «come and you will see it».
John and Andrew, the two young fishermen, followed him and «saw where He stayed and spent the rest of that day with him» (Jn 1:39). Overwhelmed by this encounter, John will be able to write: «Grace and truth came by Jesus Christ» (Jn 1:17b). And Andrew? He will run to meet his brother to tell him: «We have found the Messiah» (Jn 1:41). «And he brought Simon to Jesus. Jesus looked at him and said, ‘You are Simon, son of John, but you shall be called Cephas’ (which means Rock)» (Jn 1:42).
A rock!, Simon, a rock? Not one of them is able to understand those words. They do not know Jesus has come to build his own Church with living stones. He has already chosen the first two bricks, John and Andrew, and he has decided that Simon will be the rock upon which the whole building will stand.  And, before going to his Father, he will answer our question: «Rabbi, where are you staying?». While blessing his Church, He will answer: «And behold, I am with you always, until the end of the age» (Mt 28,20).

Friday, January 16, 2015

Suy Niệm Tin Mừng thứ Bẩy tuần thứ Nhất Thường Niên




Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu chủ động trong việc tìm kiếm và kêu gọi những người mà Ngài muốn đi theo Ngài và sẽ là những Tông Đồ nhiệt thành của Ngài. Ông. Matthêu đang ngồi tại bàn thâu thuề , đang làm công việc thâu thuế công việc của người luôn tìm cách bóc lột dân chúng để làm giàu trên xương máu của người nghèo. Vì đó là nghề của người thâu thuế của thời ấy, họ ăn phần trăm trên số tiền họ thâu được cho người Roma. Ông Matthêu chắc chắn đã không bao giơ nghĩ đến việc tìm đến Chúa Giêsu hay nghĩ tới vấn đề bỏ nghề đang kiếm nhiều tiên,đang giàu có mà di theo Chúa.Giêsu.
            Việc Chúa làm, không ai có thể ngờ được, Chúa Giêsu đã âm thầm vào cuộc sống của ônglàm thay đổi cuộc sống của ông ta hoàn toàn.  Ông Matthêu đã không chạy đến vói Chúa Giêsu để xin xỏ bất cứ điều gì, vì ông nghĩ ông có tiền và ông co tất cả. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu gọi, ông đã đứng dậy ngay lập tức bỏ lại tất cả mọi thứ, hồ sơ thuế vụ, sổ sách mà theo Chúa, Matthêu đã không một lời thắc mắc hay trả giá với Chúa : “nếu tôi theo Chúa thì tôi được gì?”.  Ông chấp nhận lời mời gọi của Chúa Kitô để tham gia vào đời sống và sứ vụ của mình, điều này có nghĩaông sẵn sàng chấp nhận những thay đổi sẽ đến trong cuộc sống riêng của ông.  Sau khi nhận được ơn gọi, ông đã bắt đầu công việc của mình là đã mời bạn bè đến nhà mình để họ có thể gặp Chúa Giêsu.
            Matthêu đã không ích kỷ để giữ Chúa Giêsu lại cho chính mình. Ông đã tích cực truyền bá tình bạn tình yêu mà ông dành cho Chúa Giêsu với những người khác. Ông ta muốn họ cùng được  làm bạn với Chúa như ông ta.
            Chúa Giêsu muốn cứu tất cả mọi người, nhưng Ngài phụ thuộc vào những nỗ lực của chúng ta để chia sẻ đức tin của chúng ta với những người khác. Chúa Giêsu không bao giờ quay lưng lại với bất cứ người nào. Ngài không bao giờ biếr ngại ngùng để được liên kết với những người tội lỗi. Đây là tin mừng  về sự cứu rỗi.
            Chúng ta biết rằng chúng ta cần phải chia sẻ Tình yê của Chúa Giêsu với những người khác. Một cách để làm được điều đó chúng ta phải biết làm gương sáng, như là một ví dụ điển hình trong cách chúng ta sống và giao tiếp với người khác mỗi ngày. Trước tiên chúng ta nên làm chứng cho Chúa Kitô bằng cuộc sống của chúng ta và sau đó không ngại nói về Chúa Giêsu và những gì Ngài đã làm trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải nhớ đến số người đang bị mất niềm tin, đau khổ trôi dạt trong thế giới này. Chúng ta nên làm gì cho họ?

REFLECTION
In today's Gospel, we see Jesus taking the initiative of finding and calling the men whom he wanted to follow him.  Matthew was sitting at his table doing his work. He was not looking for a vocation. He certainly did not ask Jesus to come. Jesus simply walked into his life and turned his life upside down. Matthew did not ask to be called. However, when Jesus called, he got up immediately to follow him. Matthew did not argue with the call or fight it. He accepted Christ's invitation to participate in his life and mission, and he accepted the changes that this meant. After his call, Matthew got to work. He invited friends over to his house so that they could meet Jesus.
Matthew does not keep Jesus to himself. He actively spread his friendship and love for Jesus with others. He wanted them to enter into the friendship that he had entered. Jesus wants to save all people but he depends on our efforts to share him with others. Jesus turns no one away. He is not afraid to be associated with sinners. This is the good news of salvation.
            We know that we need to share Jesus with others. One way to do so is to set a good example by the way we live our lives and communicate with others. We should first witness to Christ with our lives and then not be afraid to speak of Jesus and what he has done in our lives. We need to remember the number of people who are spiritually lost and adrift in this world.  What are we doing for them?

Thursday, January 15, 2015

Suy Niệm Tin Mừng Thứ Sáu 16 tháng 1 năm 2015 Tuần 1 Thường Niên (Mark 2:1-1 1 )



 Suy Niệm Tin Mừng Thứ Sáu 16 tháng 1 năm 2015 Tuần 1 Thường Niên (Mark 2:1-1 1 )
Trong cuộc sống yếu đuối của con người, chúng ta hầu như hay thích tìm kiếm những cái xấu trong mọi tình huống. Chúng ta có thể thấy những cái xấu trong các tin tức tiêu cực mà chúng ta đọc hàng ngày trên các báo chí, internet hay trên TV. Chúng ta cũng đuợc thấy những cái xấu được bàn luận trên Facebook hay trên các trang sinh hoạt xã hội. Bằng cách nhìn vào những cái bề mặt của sự xấu xa, chúng ta thích chê bai hay phỉ báng người khác, có lẽ chúng ta cố gắng hạ người khác xuống thấp hơn càng tốt, để chúng ta được cảm thấy vui hơn.
            Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta đã thấy các thầy thông giáo ở Capernaum đã làm điều đó, Họ coi thường niềm tin của những người khác và chống đối những nỗ lực của họ khi họ mang một người bại liệt đến gần Chúa Giêsu . Vì long ghen tức, mà họ đã cố gắng băt bẻ, gài bẫy và gán ép cho Chúa Giêsu vào một cái tội kêu ngoạo và muốn loại  người ra khỏi vòng pháp luật và tôn giáo của họ. Vì họ coi Chúa Giêsu như là một tội phạm hơn là một người đến từ Thiên Chúa.
            Chúa Giêsu đã biết rõ rằng những cái khó chịu đó trong lòng của họ, bởi vì cái thói đạo đức giả và cái niềm tự cao của họ mà Ngài đã quyết định chứng tỏ uy quyền của Ngài cho bọn chúng thấy là Ngài có quyền chữa bệng và  đã chữa cho người bại liệt này trước những con mắt ngạc nhiên của họ và đám đông.
            Qua cử chỉ đó, Chúa Giêsu đã  cho chúng ta biết rằng là thành viên trong Giáo Hội của Ngài,  không có nghĩa là chúng ta được phép để thách thức quyền năng của Thiên Chúa và những điều tốt đẹp mà Thiên Chúa đã ban trao cho chúng ta mỗi ngày. Chúng ta có thể có quyền tự do để chỉ trích những sai lầm, mà chúng ta thấy thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng chúng ta không nên đặt mình trên bệ cao và tin rằng mình cao trọng hơn người khác;  bởi vì chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa.
            Chúng ta hãy cố gắng để tránh những cạm bẫy của niềm tự hào, hay của sự ngo mạn, tự cao và thay vào đó là những việc làm phục vụ trong sự khiêm tốn như là người tôi tớ khiêm hạ của Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu giúp chúng ta có lòng can đảm để loại bỏ sự cám dỗ trong những sự suy nghĩ tiêu cực và biết nắm lấy niềm vui trong Tin Mừng của Chúa Giêsu,  Chúa chúng ta.
            "Lạy Chúa Giêsu, qua tình yêu, lòng thương xót và sự tha thứ của Chúa, Chúa đã mang đến cho chúng con ơn chữa lành bệnh và phục hồi thân xác cũng như linh hồn.  Chúng con thành khẩn xin Chúa Thứ tha những lỗi lầm, những hành vi xấu xa của chúng con và xin Chúa ban cho chúng con  sức mạnh của Thánh Thần để chúng con có thể bước đi một cách tự tin trong chân lý, sự thật và trong sự công chính.


Suy Niệm Tin Mừng Thứ Năm Tuần Thứ Nhất Thường Niên (Mark 1:40-45)



 Những người phong cùi trong xã hội ngày xưa là tất cả những người mà chúng ta hay cộng đồng của chúng ta xem họ là những người không xứng đáng được sống chung trong xã hội của chúng ta. Phong Cùi là biểu tượng của những người bị coi là mất nhân phẩm con người, họ không còn được tôn trọng hay là những người được coi là không xứng đáng để làm người. Ngày nay chúng ta có thể gây khó dễ hơn trong cách chúng ta ngăn cản những người khác đến với cộng đồng của chúng ta, chúng ta xây dựng những hang rào để ngăn cản  để tách biết giữa chúng ta và những người khác, trong khi chúng ta duy trì một ảo giác về tối ưu đạo đức. “Người cùi” hiện đại là người cao tuổi, là những nghèo khỗ đang bị xã hội bỏ rơi, những người mà xã hội của chúng ta tuyên bố là lỗi thời và vô dụng.
             Chúng ta không thích những người đã từng phá thai. Chúng ta phải bảo vệ Sự Sống và những trẻ sắp sinh, nhưng chúng ta phải làm như vậy với tình yêu thương. Chúng ta xa lánh, khinh rẻ những người phụ nữ mại dâm nhưng Chúa Giêsu luôn luôn yêu thương tội nhân với hy vọng lúc nào đó họ sẽ thống hộ, ăn năn và trở lại. 
            Là Kitô hữu, chúng ta phải biết nhận ra Chúa Giêsu trong những người nghèo khổ, những người bệnh tật yếu đau, và những người bị xã hội ruồng bỏ và kinh bỉ. Chúng ta phải sẵn sàng để chứng tỏ đức tin của chúng ta và nhận ra những sự đau khổ về thể chất và tinh thần ở nơi những người xung quanh chúng ta. Qua công tác mục vụ của giáo xứ hay giáo phận, các môn đệ chân chính có thể dễ dàng xác định và tiếp cận với những những đang bị ruồng bỏ hay bị khinh khi ngày nay trong danh Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta làm như vậy, công việc mục vụ của chúng ta cho những người đấy cần phải được thúc đẩy bởi lòng bác ái, tình yêu thương người  thực sự, cho dù họ là những người khó ưa và không thể thương được trong chúng ta. Không có ví dụ rõ ràng hơn để diển tả về những gì cần thiết cho đức ái của chúng ta hơn là câu chuyện của Chúa Giêsu chữa lành người phong cùi trong bài Tin Mừng hôm nay.
            Lạy Chúa Giêsu, Xin Chúa khích động trái tim và lòng trí của chúng con với tình yêu của Chúa và làm cho chúng con được sạch trong toàn thân xác, lòng trí và linh hồn.  Chúng con nguyện sẽ không bao giờ nghi ngờ tình yêu của Chúa cũng như không ngừng yêu thương kính trọng những người khác và đem lòng thương xót và lòng từ bi của Chúa đến với họ.

Reflection:
The lepers of today are all those whom we or our community consider unworthy of our love. Lepers are symbolic of those from whom basic dignity and respect are withheld. Today we are more subtle in the ways we prevent people from being part of the community. We erect barriers that allow to be separated from them, all the while maintaining an illusion of moral superiority. Modern "lepers" are the elderly whom some societies declare to be obsolete and useless. We reject those who have had abortions. We must defend life and the unborn but we must do so with love. We shun prostitutes but Jesus always loved sinners with the hope that they would repent. The examples are numerous.
            As Christians, we must see Jesus in the poor, the sick, and the outcasts of society. We must be willing to step out in faith and recognize the physical and mental pains in those around us. Through parish or diocesan ministries, the true disciple can easily identify and reach out to today's untouchables in the name of Jesus. When we do so, our ministry to those in need must be motivated by genuine charity, a real love for those in need, for the unlikable and the unlovable among us. There is no clearer example of what is required of us than the story of Jesus healing the leper in today's Gospel reading.