Thưa Quý cụ, quý
ông bà anh anh chị em trong Chúa Kitô, Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chắc chắn trong chúng ta, ai cũng đã hơn một lần tự hỏi
là tại Chúa Giêsu là Chúa, là người có đủ uy quyền, sức mạnh và tài phép mà
Chúa đã cho phép Ngài ngũ quên trong khi các môn đệ của ngài đang phải đương đầu
với sóng gió và lo sợ cho phận của họ phải làm mồi cho cá.?
Có thể chúng ta không có mặt trên con thuyền với Chúa
trong cơn Bão tố giữa biển hồ đang đe doạ cuộc sống của chúng ta, nhưng có thể
đó là lúc mà mỗi chúng ta than trách Chúa là tại sao Chúa ngũ quên, vì
Chúa không thấy chúng ta đang gặp phải
những khốn khó trong cuộc sống của chúng ta.
Thật ra, trong thế giới
tội lỗi của chúng ta, chúng ta có thể nói bão tố hay sóng gió đó là chuyện bình
thường. Bão tố trong cuộc đời của chúng ta có thể là bệnh tật, hay sự đau ốm của
người thân yêu trong gia đình. Hay có thể là cái chết của một người mà chúng ta
yêu thương nhất, hay có thể là sự mất mát bị tàn phá bởi chiến tranh, hay mưa
bão lụt lội, hay có thể là việc làm ăn thua lỗ..
Tại sao Chúa là Thiên
Chúa có quyền phép lại ngũ quên trong chuyến thuyền cuộc đời , ngay trong cơn bảo
tố giữa biển đời trần gian của chúng ta?
Sách Giáo Lý Công Giáo có dạy cho chúng ta biết rõ rằng
chúng ta sẽ không hiểu được cách làm việc
của Thiên Chúa hoàn toàn cho đến khi chúng ta gặp được Ngài mặt đối mặt ở phía bên kia của sự chết. Như sách Giáo lý Công giáo câu 324 đã viết:. Việc Thiên Chúa cho phép có sự dữ thể lý và sự dữ luân lý
là một mầu nhiệm mà Thiên Chúa làm sáng tỏ nhờ Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô,
đã chết và đã sống lại để chiến thắng sự dữ. Đức tin giúp chúng ta xác tín rằng,
Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Ngài không làm phát sinh điều
thiện hảo từ chính sự dữ đó, bằng những đường lối mà chúng ta chỉ biết được trọn
vẹn trong đời sống vĩnh cửu.
Nhưng chúng ta có thể hiểu được cách làm việc của Thiên Chúa một phần, nếu chúng ta chịu khó hiểu được chương trình sắp sẵn của Thiên Chúa đã dành cho cuộc sống riêng của mỗi người chúng ta.
Chương trình sắp đặt trước của Thiên Chúa cho cuộc
hành trình ngắn ngủi của chúng ta trên thế gian này không phải là sự thoải mái, tiện nghi hoàn hảo và cũng như không phải niềm vui không gián đoạn, Nhưng thay vào đó, Thiên Chúa muốn chúng ta đạt được sự khôn
ngoan, lòng dũng cảm, niềm vui, và sự cân bằng ngay bên trong sự trưởng thành của tâm linh.
Nói cách khác, Ngài muốn chúng ta được xứng đáng với cuộc sống mới và vĩnh cửu
trong thiên đàng. Và đó là cách bao gồm việc chúng ta cần học hỏi để biết
đặt niềm tin vào Ngài nhiều hơn là tin vào chính chúng ta, và chúng ta cũng phải nên biết rằng chúng ta không có tài năng và quyền phép gì.
Đây là
việc rất khó để cho chúng ta có thể học hỏi và tìm hiểu, vì đó là những gì trực tiếp
chống lại những cái gene (DNA) tâm
linh mà chúng ta đã thừa hưởng được nơi tội
nguyên tổ. Và như vậy, đôi khi Thiên Chúa đã tìm giấc ngủ ngay trên những chiếc thuyền cuộc đời riêng của mỗi
chúng ta và Ngài cho phép những cơn giận dữ của giông tố, bão
bùng hoàng hành để nhờ đó mà
chúng ta sẽ đến để biết và chấp nhận những hạn
chế thực tại của chúng ta và biết đặt sự lệ thuộc của chúng ta vào nơi Thiên Chúa.
Như trong Bài Đọc thứ Nhất hôm nay, chúng ta có được một ví dụ về những nỗ lực của Thiên Chúa để dạy cho ông Gióp một bài học vô giá về sự khôn ngoan này.
Ông Job đã
phàn nàn với Thiên Chúa về tất
cả những điều xấu đã xảy ra
với ông ta và gia đình, Và Thiên Chúa đã trả lời cho ông bằng cách nhắc nhở cho ông biết rằng Thiên
Chúa làm chủ tất cả mọi sự, ngay cả những điều xấu, mà Ngài kiểm soát và hạn chế chúng (điều xấu) theo sự khôn ngoan toàn năng của Ngài.
Thiên Chúa không giải thích cho ông Job tất cả những những lý do đằng sau tất cả mọi thứ mà Ngài đã làm và cho phép những sự việc đã xảy ra. Bởi vì chúng ta chỉ là những con người hữu hạn, là sinh vật được Ngài tác tạo trong sự giới hạn mà đòi hỏi phải hiểu biết được tất cả những sự khôn ngoan vô hạn của Đấng Tạo Hoá một cách rõ ràng?
Và vì vậy, thay vì Chúa cho ông Gióp một lời giải thích đầy đủ, thì Chúa chỉ nhắc nhở ông Gióp là Ngài
là đấng toàn năng, và Ngài sẽ không bao giờ
bỏ rơi
những đứa con của Ngài.
Thiên Chúa không chấp nhận những tội lỗi vì đó là nguyên nhân
làm cho Chúa Giêsu phải đau khổ và nhục nhã đau đớn vô cùng,.
Nhưng tình yêu của Thiên Chúa đủ mạnh để biến những vết thương ghê gớm đó trở thành ngưỡng cửa thiên đàng, và Ngài cũng có thể làm tương tự như thế cho chúng ta; đó là chương trình sắp sẵn của Ngài.
Mỗi người chúng ta được
sinh với những hạn chế, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể trưởng thành trong sự khôn ngoan
Kitô giáo, tăng trưởng đức tin và đặt niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng và yêu thương, trong một nền văn hóa trái ngược như hiện nay?
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16 đã cho chúng ta thấy
cách làm việc rất hiệu quả của ngài trong triều đại giáo hoàng của mình. Trong hai bức tông thư của mình và trong những bài giảng giáo lý hàng tuần
của ngài,
Đức Giáo Hoàng Benêdictô 16 đã liên tục hướng sự chú ý của ngài về các thánh. Các thánh là những người anh chị em
của chúng ta trong đức tin, những người với sự giúp đỡ qua ân sủng của Chúa Kitô, mà họ đã học được cách
để vững tin vào Thiên Chúa là đấng toàn năng và yêu thương, và do đó họ đã học được cách để biến
mọi cơn sóng gió trong cuộc đời của họ thành những cơ hội
tốt. Và chúng ta cũng nên biết, không có vị thánh nào đã được sinh ra mà là thánh cả, tất cả các thánh đó cũng đều được sinh ra với sự ích kỷ, sợ hãi, tội lỗi, giống như chúng ta.
Nếu chúng ta dành một chút thời gian để ý và tìm hiểu về câu chuyện cuộc đời của các thánh, kho
lấp tâm trí và sự tưởng tượng của
chúng ta với những
ví dụ của họ, chúng ta cũng sẽ lớn lên trong sự khôn ngoan Kitô giáo như họ. Lý do tại sao Giáo Hội đã phong thánh cho các thánh: không phải là chỉ để chuyển cầu những lời cầu
xin của chúng ta tới Thiên Chúa, nhưng còn giúp chúng ta có đầy cảm hứng để bắt chước gương các ngài để biết cách sống như thế nào để theo Chúa Kitô trên trần gian này một cách trọn vẹn. Qua gương đức của
các thánh tử đạo Việt Nam, gương anh dũng,
khiêm tốn và vững tin của đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận, hôm nay, chúng ta hãy nên tự hỏi chính mình là
có gương đức của vị thánh nào trong giáo hội mà chúng ta có xu hướng chú ý nhiều hơn hay là chúng ta chỉ chú ý đến những nhân vật
trên màn ảnh xi nê, thể thao, những nhân vật không có giá trị gây dựng văn hóa dân gian, và những người không có
nhu cầu cho Thiên Chúa.
Nếu chúng
ta chỉ chú ý đến những nhân vật ngoài xã hội, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta biết thay đổi trong
tuần này để biết hướng sự chý ý của chúng ta vào các thánh và bắt chước các ngài biết
đặt niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa..
Xin
Thiên Chúa chúa lành cho tất cả quý vị trong tuần lễ này để chúng ta biết noi
gương các thánh và biết đạt vững niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa,