Monday, October 31, 2011

Thứ Hai tuần 31 Thường Niên

Suy Niệm:

Ai là sẽ người được bạn mời vào bàn tiệc danh dự với bạn ?
Chúa Giêsu lúc nào cũng sẵn sàng dẫn mời chúng ta đến cùng ngồi chung với bàn tiệc danh dự của ngài. Như chúng ta đã được nghe trong bài phúc âm hôm nay , Chúa Giêsu chưa bao giờ từ chối ai mời dự tiệc cả, Nhưng tại sao hôm nay Chúa lại dạy cho người chủ tiệc về việc khách mời. Ai không nên và ai nên mời dự tiệc.  Có phải chăng tại vì người chủ tiệc có nghĩ mời Chúa dự tiệc để được Chúa sẽ ưu tiên hay ít ra Chúa cũng thưởng cho ông ta một cái ân huệ đặc biệt, hay cho ông ta một cái phép lạ nào đó ông ta muốn xin.? hay ít ra ông ta cũng được cái tiếng hay vinh dự là đã có Chúa là người có quyền năng, tài giỏi hơn người hay làm phép lạ đến nhà ông dự tiệc ông đãi?

Chúa Giêsu biết và hiểu được lòng của mỗi người chúng ta rất rõ. Chúng ta có thể chỉ có tốt bụng và tử tế với những người chúng ta có thể nhờ vả, lợi dụng. Sự rộng lượng của chúng ta với những người khác là vì có vay, có trả chứ chẳng phải chúng ta tử tế gì.

Bài học Chúa dậy chúng ta hôm nay là chúng ta phải có lòng bác ái và thương người, giúp những người không có phương tiện, không thể trả nợ ta, không thể đền ơn, những người nghèo, người bệnh, và những người có hoàn cảnh khó khăn không có phương tiện tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày.  Lòng quảng đại đòi hỏi một sự hy sinh, lòng quảng đại này sẽ không làm hao mòn những gì cho đi, nhưng nó làm tâm hồn của người cho được thêm phong phú vì tấm lòng rộng lượng đó đã được phát sinh ra từ một trái tim đầy lòng từ bi và biết yêu thương.

Chúa yêu thương chúng ta trước hết, và tình yêu của chúng ta là một đáp trả lại  lòng biết ơn của chúng ta với lòng tốt tuyệt vời và lòng thương xót của Chúa đối với chúng ta. Chúng ta không bao giờ có thể rộng lượng và hào phóng hơn Thiên Chúa cả. Vì tình yêu và sự rộng lượng của Thiên Chúa đối với chúng ta lúc nào cũng giồi dào và mãnh liệt. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng bác ái của chúng ta như Chúa  đã ban cho chúng ta mà không đòi hỏi bất cứ một lợi ích cá nhân hay phần thưởng riêng nào cho mình.

Friday, October 28, 2011

Thứ Sáu 30 Thường Niên(Kính thánh Simon và Judaz tông đồ )

Hôm nay chúng ta mừng kính lễ Thánh Simon và Saint Jude Tông Đồ, Có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi tại sao chúng ta ít được nghe đến hai vị tông đồ này. Không giống như Phêrô, Gioan, Giacôbê, là những người được nhắc đến nhiều trong các phúc âm. Vì thế chúng ta cũng chẳng được biết nhiều hai vị tông đồ này. Chúng ta cũng chỉ biết họ là những cùng theo Chúa trên đường truyền bá tin Mừng trong khắp miền đất Do thái. 

Sau khi Chúa Giêsu lên trời Thánh Simon đã đi giảng đạo trong miền Á rập như Ba Tư, Iraque và các miền lân cận và chịu tử đạo ờ Iberia trong vùng Á rập ngày na.y. Còn thánh Giuđa (Jude hay Thaddaeus) là không đi lắm, ông là người mang phúc âm đến cho dân vùng Armenia trước khi chịu tử đạo ở Beirut.

Trong Bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã cầu nguyện và lựa chọn 12 vị tông đồ, Tất cả 12 vị này, không ai là người có địa vị cao trong xã hội, hay có học vị cao.. họ là những người tầm thường như chúng ta, không giàu có tiến bạc của cải.. Nhưng họ là người có niền tin nơi Chúa, họ là những người biếng lắng nghe và thực thi lời Chúa, họ là những biết hy sinh, dấn thân và từ mọi sự mà theo Chúa. Chúa đã chọn những vị tông đồ này, không phải vì những gì họ đã làm hay đã có, nhưng Chúa chọn họ vì họ có khả năng trở thành những công cụ rao giảng tin mừng nước chúa qua sự huớng dẫn và quyền lực của Chúa.

Khi Chúa kêu gọi chúng ta phục vụ, chúng ta nghĩ rằng chúng ta không có khả năng hay học thức để đáp lại lời mời gọi của Chúa trong sứ vụ tông đồ. Hãy tin tưởng, hãy biết phó thác , nếu chúng biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi chúng ta hôm, hãy bình tâm trả lời, mượn lời Samuel trả lời chúa :"lạy Chúa con đây, xin chúa dạy, con đang lắng ta nghe ".  Chúa sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta sẵn sàng đáp lại lời Chúa gọi và Chúa sẽ dùng chúng ta trong phạm vi khả năng của chúng ta trong việc mở rộng nước trời.

 Xin bạn hãy rộng lượng, hãy lắng nghe và đừng sợ hãi, vì Chúa đang cùng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Xin Chúa thêm sức mạnh, để ch1ung ta chống chói những cơn cám dỗ và làm chứng cho Chúa với mọi người chung quang bàng những cử chỉ, lời nói và những việc làm của chúng ta mỗi ngày

Thursday, October 27, 2011

Thứ Năm 30 Thường Niên

Khi vua Hê-rô-đê cai trị xứ Ga-li-lê, nghe đồn có hàng ngàn người Do thái đã đến với Chúa Giêsu, Vì mất ảnh hưởng và quyền lực của mình nên đã đưa lời đe dọa Chúa Giêsu để Ngài sợ hãi mà chạy trốn khỏi cơn thịnh nộ của Hê-rô-đê.

Chúa Giêsu đã chẳng bao nao núng với lời đe dọa đó, mà trái lại Chúa Giêsu, cho họ biết rằng họ sẽ phải gặp nhiều nguy hiểm về tinh thần và sẽ mất cả linh hồn và thân xác nếu họ từ chối nghe lời Thiên Chúa và các lời tiên báo của Chúa qua các tiên tri xưa.  Giống như Gioan Tẩy Giả và tất cả các tiên tri trước đó, Chúa Giêsu là mối đe dọa cho Vua Do Thái và chính quyền cai trị trong vùng trong thời gian này. Chúa Giêsu sẵn sàng đối diện với dân chúng Giê-ru-sa-lem, Và Chúa cũng biết rằng Ngài sẽ bị phản bội, bị chống đối, và chịu chết và chết trên thập tự giá. Tuy nhiên, cái chết của Ngài trên thập giá, sẽ mang lại chiến thắng và sự cứu rỗi, cho muôn người chứ không chỉ riêng gì cho dân Do thái  và dân của thành Giê-ru-sa-lem, nghĩa là Chúa chịu chết để cữu rỗi toàn thể nhân loại, cả Người Do Thái lẫn Dân Ngoại bất cứ những ai chấp nhận Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của họ. Lời tiên tri của Chúa Giêsu như một con dao hai lưỡi, chỉ đến sự chiến thắng trên tội lỗi và sự chết và cũng để báo trước sự tàn phá của Giê-ru-sa-lem và những hậu quả thảm khốc cho tất cả những ai từ chối Lời Chúa và sự cứu rỗi của Ngài.

Chúa Giêsu đã mở đường tạo cơ hội cho mỗi người chúng ta có thể đến với Thiên Chúa  một cách trực tiếp, như những người con riêng của ngài và ngài cho chúng ta được tự do trong nhà Ngài . Trong cuộc sống của chúng ta, Chúa đang gõ cửa lòng chúng ta (Khải Huyền 3:20) và ngài muốn được gần gũi và muốn được quan hệ mật thiết với mỗi người chúng ta. Hãy sằng sàng để tiếp nhận Chúa vì Người đã tặng ban đức tin cho chúng ta và bảo tồn đức tin của chúng cho vững chắc trong hy vọng, và trong tình yêu bất tử của Ngài. Thiên Chúa đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống lâu dài của chúng ta trong ngôi nhà thật sự mà Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta trong thành phố  Giê-ru-sa-lem mới trên nước trời,

Wednesday, October 26, 2011

Thứ Tư 30 Thường Niên (10/26/2011)

Bài học hôm nay chúa dậy chúng ta là muốn vào nước trời chúng ta phải biết luôn sẵn sàng, biết kỷ luật và phải trung thành với lời Chúa. Những thầy thuợng tế Do thái nghĩ rằng tất cả mọi người Do thái sẽ được cứu rỗi vì Chúa đã đặt giao ước với tổ phụ của họ ngoài trừ ít người tội lỗi bỏ bê và không thờ phượng chúa.

Nhưng Chúa Giêsu đã làm họ ngạc nhiên khi Người nói với họ rằng không phải ai cũng được vào nước Trời, Chúa Giêsu cũng khẳng định rằng nhiều người từ các quốc gia Dân Ngoại sẽ được vào Nước Chúa.  Lời mời gọi của Thiên Chúa đến với Người Do Thái và Dân Ngoại như nhau. Nhưng Chúa Giêsu cảnh báo rằng chúng ta có thể loại trừ sẽ không được vào Nước Chúa nếu chúng ta không phấn đấu để vào cửa hẹp.

  Chúa Giêsu đã có ý gì khi nói tới cái biểu tượng này?
Cánh cửa mà Chúa Giêsu đã có ý đưa ra chính là Chúa Giêsu. “Ta là cửa, ai qua ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi”, (Gioan 10:9). Chúa Giêsu đã mở cho chúng ta con đường để vào nước Chúa đó chính là thập giá, nơi đó Ngài đã đem sự sống của chính mình làm của lễ để chuộc tội lỗi cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn vào nước Trời và làm công dân của nước Chúa, thì chúng ta phải  theo Chúa Giêsu trong con đường thánh giá bằng sự phấn đấu với những cám dỗ hàng ngày và cũng có thể chúng ta cũng phải chịu đau đớn thần xác và tinh thần. Để được vào nước Chúa điều duy nhất là chúng ta phải phấn đấu chống chõi với sự cám dỗ tội lỗi và bất cứ những gì có thể làm cản trở chúng ta thực hiện ý định của Thiên Chúa

Tuesday, October 25, 2011

Thứ ba tuần 30 Thường Niên

Hạt cải và men làm bánh mì có thể dạy cho chúng ta những gì về vương quốc của Thiên Chúa?

Như chúng ta biết hạt cải là hạt rất nhỏ , nhỏ nhất trong các loại hột. Nhưng khi hột được gieo vào đất tốt đã được cuốc xới bón phân tốt, nước tưới đầy đủ , hạt cải nhỏ bé sẽ nẩy mầm và phát triển lớn lên thành bụi lớn và thu hút được nhiều loài chim, vì sự chăm sóc, tưới bón của người trồng, nên dù hạt cải đen nhỏ, đã trở thành vườn cải tốt tươi với cành lá xum xuê đến nỗi chim trời có thể làm tổ. Vương quốc của Thiên Chúa cũng tương tự. Nó bắt đầu được chớm nở từ sự khởi ban đầu rất nhỏ nhen trong trái tim của người chúng ta bằng sự tiếp nhận Lời của Thiên Chúa.

Hành trang để được vào nước trời cũng giống như là bột men làm bánh, Đó là đức tin, đức tin được chớm nở trong trái tim của mỗi người chúng ta bằng sự tiếp nhận Lời của Thiên Chúa. Đức tin đó hoạt động vô hình và gây biến chuyển và đổi thay từ bên trong, Men là một tác nhân mạnh mẽ của sự thay đổi. Một cục bột còn lại chính nó vẫn chỉ là một cục bột. Nhưng khi men được thêm vào để bột bánh được phồng lên và khi đút vào lò nướng, nó thành sản phẩm bánh mì thơm ngon và đó là chủ yếu cho cuộc sống đối với con người.
Đức tin sẽ biến đổi những ai đã được đón nhận cuộc sống mới mà Chúa ban cho vì khi chúng ta dâng lên Chúa cuộc sống của chúng ta. Thì cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần đấng đang ngự trong chúng ta. Thánh Phaolô có nói, "kho tàng này, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.  (2 Cô-rinh-tô 4:7). Hãy đặt niềm tin của chúng ta vào sức mạnh và sự biến đổi của Chúa Thánh Thần

Thứ Hai tuần 30 Thường Niên

Bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chữa người đàn bà bị quỷ ám gập lưng trong đền Thánh vào ngày Sabat không ngoài mục đích để dậy cho người phái siêu và người do thái bài học là họ phải giữ ngày Sabat, nhưng không phải chỉ giữ khơi khơi bằng môi bằng miệng, nhưng họ phải biết dùng ngày nghĩ để thờ phượng Chúa và làm việc ngay lành phúc đức . Nếu họ biết dùng ngày nghĩ để thả trâu, thả bò, thả gia súc đi ăn , đi uống nước tại sao họ lại cấm Chúa chữa bệnh ngày sabat.. Đúng là bọn giả hình.

Còn Chúng ta thì sao, chúng ta có giữ ngày chúa nhật như điều răn thứ ba trong mười điều răn của Chúa. Có người trong chúng ta chẳng những không giữ xác ngày Chúa nhật mà còn không đi lễ ngày Chúa nhật , một số chúng ta vì công ăn việc làm , điều đó có thể chập nhận được nhưng cần phải kiếm thời gian đi dự thánh lễ Chúa Nhật , nhưng còn một số không nhỏ trong chúng ta, có tiền có bạc rủng rỉng, chẳng phải đi làm ngày Chúa Nhật , nhưng thích du hí, trên các tàu con du lịch vào ngày cuối tuần.. tha hồ vui chơi chẳng còn nhớ ngày chúa Nhật chẳng còn nhớ thánh lễ buộc trong ngày Chúa Nhật.

Ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, Chúa muốn chúng ta nghỉ ngơi có thời gian để đến với chúa, có thời giờ để nghĩ tới Chúa, tới người anh chị em chung quanh chúng ta.  Bài Phúc âm Chúa Giêsu dậy cho chúng ta thấy ma quỷ có quyền năng , chúng có quyền phép để hành hạ thân xác và  tinh thần con người chúng ta nếu chúng ta yếu đuối hoặc để chúng tự do hành động. Nhưng quyền năng của ma quỹ chí có thể hủy hoại con người chứ không thể gải thoát con người khỏi cảnh tù đày trong hố sâu của tội lỗi. Thiên Chúa là người mới có quyền phép để giải thòat chúng ta khỏi sự dữ , sự đau khổ nơi thân xác và tinh thần. Vì thế chúng ta cần siêng đến Chúa, nhất là các ngày lễ Chúa nhật để chúng ta được thêm sức mạnh phần hồn và phần xác qua của ăn chúa ban cho chúng ta bằng chính máu và thịt của Chúa Giêsu. Chúng hãy để thân xác nghĩ ngơi để lời chúa đến và được lắng đọng trong tâm hồn , để lời Chúa đem lại cho chúng bình an và tự do và không bị ràng buộc những thèm khát cám dỗ của Satan

Friday, October 21, 2011

Thứ sáu sau Chúa Nhật Thứ 29 Thuờng Niên

Qua bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng, thiên Chúa ban cho mỗi người chúng những ơn đặc biệt để nhận biết những gì đang và sẽ xảy ra trong vũ trũ, nhìn mây biết mưa giống, gió lớn, để chúng ta có thể chuẩn bị kịp thời tránh khỏi những tại họa nguy hiểm có thể xẩy ra cho chúng ta và gia định . Ngày nay với kỹ thuật tối tân và khoa học hiện đai.. Chúng ta có thể chuẩn đoán trước đươc thời tiết chính xác hơn và thiệt hại vật chất có thể giảm thiếu tối đa.

Chúa cũng cho chúng ta cái nhìn đức tin, để nhận biết những gì đúng những gì sai, những gì là tội.  Thế nhưng con người với thân xác nặng nề, nhưng tinh thần yếu đuối. Vì thế đôi khi chúng ta đã không chống nổi những cơn cám dỗ của ma quỷ và tôi lỗi.  Hơn bao giờ hết, chúng ta cần luôn chạy tới Chúa để nhờ đó ơn lành cùa Chúa sẽ giúp chúng ta thêm sức mạnh thiêng liêng để chống chọi những cám dỗ thân xác.  Bời vì Chúa là thành trì, là sức mạnh của chúng ta để chống chọi với kẻ thù tội lỗi. Chúng ta luôn là những miếng mồi ngon của sự dối trá và lừa dối của Sa-tan, cũng như sự mù quáng của của tâm hồn làm chúng ta không nhận ra tội lỗi làm yếu kém đạo đức trong cuộc sống riêng của chúng ta.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa để chúng ta sự sáng suốt  phân biệt được giữa sự thật và sai trái, đúng hay sai, thiện và ác. May mắn thay vì đức tin, chúng ta có Chúa Giêsu là vị thẩm phán chí công và cũng là người bênh vực và hay thương xót những ai đến cầu xin với Chúa Cha ở trên trời.

Ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô đã giúp chúng ta nhận thấy những gì trong trái tim của chúng ta và ân sủng của Người sẽ giải thoát chúng ta khỏi sự kìm chế của những thói quen xấu, những ước muốn tội lỗi và gây tổn thương tinh thần. Lời mời gọi thối thúc của Thiên Chúa và ân sủng của Người ban cho chúng ta hoàn toàn tự do đề chúng ta tự mình chuyển đổi trong Đức Kitô. Nếu chúng ta muốn từ bỏ tội lỗi, Chúa đã sẵn sàng ban cho chúng ta những ân sủng của Người và giúp chúng ta lựa chọn theo cách riêng của mình để chúng ta hướng về tình yêu và sự thánh thiện.

Chúng ta hãy chuẫn bị sẵn sàng để đón nhận ân sủng và sự cứu độ của Thiên Chúa bằng việc sám hối, xưng tội rước lễ thuờng xuyên, làm việc lành phúc đức và thực thi lời Chúa mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta

Thứ Năm 29 Thường Niên

Hình ảnh lửa được dùng ám chỉ cho hình ảnh của Chúa Thánh Thần (Mt 3:11 và Acts 2:03). Lửa của Thiên Chúa vừa thanh tẩy, làm sạch tội lỗi, và cũng là niềm cảm hứng cho sự tôn vinh và kính sợ Thiên Chúa và lời của Ngài nơi chúng ta. Chúa Giêsu muốn thấy ngọn lửa từ tâm bác ái và đạo đức đã được đốt cháy nơi mỗi người chúng ta. Như Chúa Giêsu đã chịu phép rửa, có nghĩa là đường dẫn đến thập tự giá, và Ngài cảm thấy đau khổ và nóng lòng mong đợi cho sự cứu rỗi cũa ngài được mau chóng hoàn tất.  "Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!" (Lc 0:50).

Khi Chúa Giêsu nói về sự phân rẽ, rất có thể Chúa có ý nói đến lời tiên tri Micah: " Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ,nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch. (Micah 07:06).  Bản chất của người Kitô giáo là lòng trung thành với Chúa Giêsu Kitô, một lòng trung thành được ưu tiên hơn trên tất cả các mối quan hệ khác. Tình yêu Thiên Chúa buộc chúng ta lựa chọn ai là những người chúng ta sẽ kính yêu và đật trước trên hết  trong cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta đặt bất cứ mối quan hệ hoặc bất cứ điều gì khác trên Thiên Chúa thì đó là hình thức chúng ta kính thờ ngẫu tượng. Chúa Giêsu thách thức các môn đệ của mình để kiểm tra ai là những người mà họ kính yêu trước hết. Người môn đệ thực sự sẽ kính yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự, họ sẵn sàng từ bỏ tất cả để theo Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng :các môn đệ kính yêu Ngài và một lòng trung thành Ngài chỉ là vì Thiên Chúa. Vì một lòng trung thành với Chúa đặt cao hơn so với lòng trung thành với người phối ngẫu hoặc thân nhân, và đó có thể là căn nguyên cho gia đình, người thân và bạn bè trở thành kẻ thù của chúng ta nếu những suy nghĩ của họ ngăn cản chúng ta làm những gì mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm. Liệu tình yêu của Chúa Giêsu Kitô buộc chúng ta phải đặt Thiên Chúa trên hết trên tất cả mọi sự trong chúng ta (2 Cô-rinh-tô 5:14)?

Hãy nhớ rằng: Không phải sự phân ly, chia rẽ cũng có thể là vĩnh viễn. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng vương quốc của Thiên Chúa là vấn đề của "sự công chính, hòa bình và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần" (Rô-ma 14:17). Nếu chúng ta có thể giữ lời hứa này và giữ mãi trong tâm trí của chúng ta, chúng ta có thể là cây cầu bắt nhịp hàn gắn bất cứ những chia rẽ phân ly và giúp người khác sẵn sàng mời Chúa đến với cuộc sống của họ.

Nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa đốt cháy ngọn lửa mến yêu nơi chúng ta và biến đổi cuộc sống của chúng ta để chúng ta thật sự không mong gì hơn là được có cuộc sống với Ngài. xin Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta được sống mạnh mẽ trong tình yêu và lòng trung thành để không có gì có thể cản trở chúng ta thực hiện ý muốn của Ngài

Wednesday, October 19, 2011

Thứ Tư 29 Thường Niên (10/19/2011)

Qua phúc âm hôm nay, chúng ta thừa hiểu rằng Chúa muốn nhắn nhủ những gì cho chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta biết được ngày giờ kẻ trộm đến đào gạch vào nhà ăn trộm, chắc chắn chúng ta sẽ thức trắng đêm để rình bắt cho được kẻ trộm đó.

Cũng như trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được khi nào Chúa sẽ đến đưa chúng đi về nhà Chúa. Nếu chúng ta muốn được Chúa thưởng phần phúc thiên đàng như người tôi tớ trung tín được chủ ban thưởng trong bài dụ ngôn hôm nay thì chúng ta phải ăn ở cho ngay lành, sống và giữ những điều  Chúa dạy, Kính Mến Chúa, Yêu thương người. Còn như nếu chúng ta sống buông thả, thiếu lòng tin , gian tà, ác độc thì chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi hình phạt đời đời trong bóng tối.

Chúa sẽ đến rước chúng ta về Cha trên trời bất cứ lúc nào, dù rằng chúng ta không thể biết được. Nhưng với niềm hy vọng, Chúa sẽ đến đón chúng ta về với Chúa trong bàn tay nâng niu của Ngài,. Giờ đây Chúa Giêsu cũng đang hiện diện giữa chúng ta, trong sự đơn giản và phức tạp của từng giây phút chúng ta sống. Và bây giờ và mãi mãi, với sức mạnh của Chúa chúng ta có thể được vui vẽ hạnh phúc được sống trong nước thiên đường của Ngài.

Thánh Augustin đã nhắc nhở chúng ta như trong Thánh Vịnh 3.12 "Hạnh phúc thay quốc gia được CHÚA làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp." để chúng ta có thể được nhận thức đầy đủ và chuẩn bị cho đời sống mai sau qua việc làm bác ái và việc sống đạo của chúng ta hôm nay.

Tuesday, October 18, 2011

Le Thanh Luke thanh su 10/18

Trong Phúc âm hôm nay, khi Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đặt họ trong cảnh mùa gặt lúa chín trong vương quốc của Ngài. Chúa Giêsu thường hay dùng những hình ảnh mùa gặt để diễn tả ngày Chúa sẽ lại đến trong vinh quang với chúng ta . Cũng trong hình ảnh này, Lời Chúa cũng ví như hạt giống được gieo rãi trong lòng mỗi người trong chúng ta và những tất cả ai biết nghe và giữ lời Chúa với tấm lòng chân thành và vâng phục. Chúa Giêsu nhắc tới mùa gặt không phải chỉ dành cho người Do thái, nhưng cho tất cả mọi người trên thế giới. Như Thánh Gioan Tông đồ đã viết: "Thiên Chúa đã yêu thuơng loài người và Ngài đã ban cho chúng ta con một của Ngài để những ai tin vào Ngài sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời."

Tại sao Chúa Giêsu nói : môn đệ sẽ "như những chiên con giữa sói rừng"
Như tiên tri Isaiah đã  báo: "Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con". đây là lời tuyên bố ám chỉ cho Ngày Chúa lại đến lần thứ hai trong thế gian để bao gốp đoàn tụ dân Chúa thành một mối dưới quyền Chúa Kitô sau khi Ngài đã triệt hạ hết quân thù và tạo nên một vương quốc dưới uyền của ngài.

Nhưng trong thời gian này, Chúa muốn nói là tất cả các môn đệ của Ngài sẽ phải chịu những chống đối, thù hận, bị bắt bớ và chịu tra tấn vì nước Chúa. Chúa Giêsu đã đến như của lễ hy sinh đền tội cho thế giới, Chúng ta cũng thế sẽ phải chịu hy sinh mạng sống chính mình trong sứ vụ và công việc phục vụ Chúa.  Chúa đã huớng dẫn cho các môn đệ phải làm thế nào để truyền rao tin mừng của Chúa, Họ phải ra đi với tinh thần đơn sơ, nghèo khó, không xảo quyệt mưu mô, nhưng đầy tình yêu, đơn sơ và bác ái . Thiên Chúa cho chúng ta Lời Ngài để nhờ đó chúng ta được sống dồi dào trong ân sủng trong Chúa. Thiên Chúa  muốn việc làm của Ngài sẽ được thông qua mỗi người  chúng ta để nhờ đó Chính Ngài sẽ được vinh danh . Thiên Chúa đã chia sẻ Lời Ngài cho chúng ta và trao ban quyền rao giảng Tin Mừng Phúc âm như chính Ngài đã truyền ban cho 72 môn đệ  hai ngàn năm trước, để chúng ta biết can đảm rao giảng tin mừng của Chúa cho người khác và làm chứng cho Chúa trong sự thật và trong niềm vui Phúc âm bằng những việc làm và lời nói của chúng ta

Monday, October 17, 2011

Thứ Hai tuần 29 Thường Niên

"Sau đó, ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã! Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?-Luke 12:19-20
 
Nếu chúng ta sống với bản năng xác thịt để bằng lòng chấp nhận sống để thỏa mãn cá nhân thì phẩm giá con người sẽ không còn gì là giá trị nữa, vì chúng ta đâu có hơn gì đâu súc vật. Và nếu chúng ta chọn cách sống để tận hưởng xác thịt như ông già trong bài dụ ngôn (xem Lc 0:19).  Chúng ta đã phủ nhận:

Chúng ta đã được tạo dựng nên trong hình ảnh củaThiên Chúa (St 1:26-27).
Thiên Chúa đã nâng cao phẩm giá của chúng ta bằng cách Ngài đã đưa chúng ta trở thành con người giống như hình ảnh Chúa. Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Thiên Chúa.
Tất cả mọi người chúng ta được mời gọi để nhận lãnh một bản chất mới và trở thành con cái của Thiên Chúa.  Chúng ta đã được mua bằng giá máu của Chúa Giêsu (xem 1 Cor 06:20). Chúng ta đến để nhận ra Chúa mặt đối mặt và sống với Ngài mãi mãi.

Vì thế, chúng ta không nên vui xay trong niềm vui vật chất mà gây tổn hại đến phẩm giá con người và đức tin của Mình. Chúng ta được cứu rỗi trong giá máu Chúa Giêsu, chúng ta được gọi đễ nên thánh, nên thành phần trong hoàng tộc với Chúa Kitô, là thuợng tế. Chúng ta phải Sống trong phẩm giá của con người như một người con của Thiên Chúa, được chia sẻ trong bản tính Thiên Chúa (2 Pt 1:4).

Friday, October 14, 2011

Chua Nhat 29 & Thứ Bẩy 28 Thường niên

Bài Giảng Chúa Nhật 29 Mùa Thương Niên. (Mt 22:15-21)

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 29 Quanh Năm hôm nay, Chúa đã dạy cho người Do thái một bài học và bài học này vẫn có hiệu lực cho đến ngày nay:   "Hãy trả Caesar những gì thuộc về Caesar, và trả Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa."

Là người Kitô hữu, chúng ta đều mang trong mình hai quốc tịch, và trong mỗi quốc tịch, chúng ta đều có được những quyền lợi riêng cũng có những trách nhiệm riêng của mình.  Chúng ta được sinh đời và chúng ta công dân của một quốc gia trần thế. Sau khi lãnh nhận phép rửa tội, chúng ta đã trở thành công dân của vương quốc trên trời.

Nhiều khi bổn phận và trách nhiệm làm công dân trần thế đã xung đột với cái bổn phận và trách nhiệm của công dân nước trời..   nhưng cuối cùng, công dân trần thế sẽ tới hồi kết thúc, trong khi quyền công dân trên trời sẽ kéo dài mãi mãi.  Như thế, chúng ta đã thấy rõ ràng, bổn phận làm công dân nào quan trọng hơn.

Nhìn lại dòng lịch sử của Giáo Hội, qua nhiều thế kỷ, chúng ta có rất nhiều các vị thánh đã được vinh danh, trong đó phần đông là các thánh tử đạo, Các Thánh tữ đạo ở bất cứ thời kỳ nào cũng đã dạy và làm chứng cho chúng ta biết là phải nên chọn làm công dân nước nào khi chúng ta bị bắt buộc phải lựa chọn một trong hai.  Nếu như Caesar muốn dành lấy những gì thuộc về Thiên Chúa, chúng ta phải có bổn phận trung thành đối với quê hương vĩnh cửu của chúng ta trên trời, thậm chí chúng ta phải chấp nhận những hậu quả đau đớn thân xác ở đời này.  Như câu chuyện của thánh chuyện Thánh Thomas More của Anh Quốc vào thế kỷ thứ 16.  Thánh Thomas More từng làm Thủ Tướng, người đấng đầu thứ hai trong vương quốc Anh, chỉ sau Vua Henry thứ Tám. Ngài được Vua và toàn dân Anh quốc rất kính trọng. Nhưng vì chọn làm công dân nước trời trên hết, nên ngài đã từ chức, ngài bị hành hạ và bị tử hình. Trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, chúng ta cũng có các Vị thánh tữ đạo, đã từng làm quan chức trong triều đình, như thánh Đa minh  Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm trọng Tả và Phêrô Phạm Trọng Thìn.  Cả ba người trong một gia đình cũng chỉ vì ưu tiên cho Nghĩa vụ công dân nước Trời hơn là bổn phận công dân trần thế, Nên các Ngài đã chịu hành hạ, chịu đau đớn, chịu sỉ nhục và chịu chết để làm chu toàn cái bổn phận làm công dân Nước Trời.

Thưa quý ông bà và anh chị em, Chúng ta hãy để một vài phút suy nghĩ, là làm thế nào để chúng ta có thể làm người công dân tốt của trần thế, cũng như làm người công dân tốt trong Vương quốc của Chúa Kitô.  Trong bất cứ ở hoàn cảnh nào, chúng ta hãy nên xử sự cho đúng cách. Qua cung cách nào đó, chúng ta là thần dân của hai vương quốc: dân riêng của quyền uy chính trị, trần thế. Đồng thời, chúng ta cũng còn là thần dân của Vương Quốc Nước Trời.  Như  Phúc Âm hôm nay,, chúng ta buộc phải trung thành với cả hai. Bởi lẽ, chúng ta vẫn còn là thần dân của chính quyền dân dã, nơi trần thế. Chúng ta có nhiệm vụ đóng thuế để chính quyền trần thế có phương tiện lo an sinh xã hội cho mọi người. Như dịch vụ giáo dục, an ninh, các phúc lợi, bệnh viện, đường xá, các công quỹ an sinh xã hội như quỹ người thất nghiệp, quỹ an sinh cho bậc cao niên, hoặc người tật nguyền.
           
Đằng khác, là công dân của Nước Trời, chúng ta cũng phải có trách nhiệm với nước trời., bởi vì "Tất cả những gì chúng ta đang có, tất cả những gì chúng ta có, đều do ban tay Thiên Chúa ban cho.  Như đồng tiền La Mã mang hình ảnh của Hoàng đế.  Chúng ta, khi sinh ra làm con người, chúng ta được mang hình ảnh của Thiên Chúa và  giống như Thiên Chúa (Sáng thế ký 1:26), Thiên Chúa tác tạo nên mỗi người chúng ta trong sự hiện hữu của Ngài, Ngài muốn mỗi người chúng ta được tồn tại, để chúng ta có thể sống và quan hệ mật thiết với chính Ngài.  Mục đích của chúng ta là được sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, bắt đầu từ cuộc sống hôm nay và được dẫn tới sự sống mới đời đời trong Thiên Chúa.  Như Sách Giáo Lý (Catechism of the Catholic Church # 44): " Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình, vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm".  Vì vậy, tự bản chất và do ơn gọi của mình, con người là một hữu thể tôn giáo, có khả năng bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa. Dây liên hệ mật thiết và sống động này với Thiên Chúa đem lại cho con người phẩm giá căn bản của chính mình.

Để đuợc Tự do sống trong tình liên đới với Thiên Chúa, có nghĩa là chúng ta phải sống tự nhiên trong Thiên Chúa như thửa ban đầu Ngài đã dựng tạo. Và chính Ngài đã sai con một của ngài xuống thế gian để làm môi giới, làm bạn và làm gương sáng cho chúng ta bắt chưóc. Chính vì thế  "trã cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" ,  nghĩa là chúng ta cần tuân theo các giới răn của Thiên Chúa, theo gương của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, và tuân giữ những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Nếu như chúng ta làm ngơ Thiên Chúa hay bỏ qua các giới răn của Ngài, hay nếu chúng ta không quan tâm, chúng ta khác nào như kẻ trộm tinh thần, như kẻ cắp đồng bạc của hoàng đế Caesar.

Trong thực chất, mọi Kitô hữu phải là một công dân gương mẫu, Nhưng điều đó không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận diện được những gì thuộc về Thiên Chúa.  Bởi vì tất cả mọi thứ chúng ta đang có đều do tay Ngài sáng tạo, vì Ngài là Đấng đã tạo dựng ra muôn loài tạo vật,Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, nhưng thậtkhó để chúng ta có thể đáp trả cho Thiên Chúa những gì chúng ta đang có mà thuộc vể Thiên Chúa.  Chúa Giêsu đã kêu gọi tất cả mọi người chúng ta hãy theo Ngài như các môn đệ xưa. Lời gọi của Chúa Kitô lúc nào cũng vẫn ln tục kêu gọi chúng ta như Sách Giáo Lý Công giáo (Catechism of the Catholic Church) nói: "Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm" (# 30).  Thiên Chúa đang liên tục mời gọi chúng ta theo sát với Chúa hơn, điều tốt nhất chúng ta hãy giữ vững niềm hy vọng để chúng ta có thể sống kiên trì, vui vẻ trong ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống qua những cơn thử thách của cuộc đời, chúng ta chỉ cần liên tiếp trả lời hai tiếng "xin vâng".

Thiên Chúa đang mời gọi một số trong chúng ta đây theo Chúa để trở thành một nhà truyền giáo, một linh mục, một nam tu sinh, hoặc một nữ tu hay là những giáo dân đạo đức tự  nguyện  phụng vụ giáo hội trong phạm vi nào đó. Thiên Chúa cũng mời gọi những người khác chỉ đơn thuần đòi hỏi chúng ta số ít thời gian để dâng mình cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức hằng ngày, làm gương cho những người khác để họ nhận ra Chúa là Chúa thật.

Hôm nay chúng ta hãy chạy đến với các thánh tử đạo Việt Nam, để xin các ngài cầu bầu cho tất cả chúng ta, để chúng ta được bắt chước các Ngài can đảm làm chứng cho Chúa qua các lời kinh nguyện trong việc làm bác ái, và trong mọi lời nói và hành động của chúng ta.  Bất cứ những gì gọi là của Thiên Chúa đã được đặt trong trái tim của chúng ta, chúng ta hãy đặt niềm hy vọng của chúng ta trong Người, chúng ta hãy rộng lượng dâng lên Ngài những gì Ngài muốn nơi chúng ta.  Thiên Chúa sẽ chắc chắn  không bao giờ để chúng ta hối tiếc, và hy vọng  chúng ta sẽ có phần trên Nước Trời như Các Thánh TDVN.

 ___________________________________________________

Thứ Bẩy 28 Thường niên
Phúc âm hôm nay, Chúa Giê-xu cảnh báo cho chúng ta để chống lại sự tê liệt cũa đạo đức lương tâm . Sự tha thứ của Thiên Chúa cũng như tình yêu của Ngài thật vô bờ vô bến, nhưng nếu chúng ta phủ nhận sự hiện hữu của Ngài và từ chối tình yêu của Ngài(hay nếu chúng ta phạm thượng chống lại Chúa Thánh Thần) chúng ta có dám đến chạy đến Chúa để cầu xin Chúa  sự tha thứ của Ngài ?,  Thiên Chúa có thể tha thứ cho chúng ta mà không cần chúng ta nâm nì xin Ngài  sự tha thứ? Thiên Chúa không bao giờ áp đặt sự tha thứ của Ngài! Tình yêu bao gồm một bản tính sẵn sàng vô tận của sự tha thứ,  nhưng sự tha thứ bao hàm sự thừa nhận tội lỗi của chúng ta tội .

Các Thánh Giáo Phụ của Giáo Hội đã được coi sự "vô cảm" là (không có khả năng ăn năn) tội lỗi lớn nhất của thế giới ngoại giáo. Nếu ngày nay có vấn đề của sự phân hủy đạo đức trong xã hội của chúng tôi đang sống, đó là hậu quả của sự không có sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế Tôi" không nhận ra lỗi của tôi, không cần cứu tôi, bởi vì lương tâmddang bị tê liệt, "Tôi" không đủ năng lực, hiểu biết để nhận ra điều ác trong tôi và nó là gì, là lỗi của riêng tôi. Nếu không có Thiên Chúa, chúng ta sẽ phải tìm nơi ẩn dật trong  "ảo giác về sự vô tội của tôi".

Thứ Sáu 28 Thường Niên(10-15)


«Hãy coi chừng men đạo đức giả của người Pha-ri-si »
Hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta hãy để thời giờ nghiền ngẫm qua một loại men xấu mà bột bánh mì không có thể lên men được, nhưng loại men này lại làm cho bột dậy nổi tăng lên,  trong khi trên thực tế là nó không thể nấu chín và không thể ăn được : "Hãy coi chừng các men của người Pharisêu" (Lc 12:1). Họ là những hạng đạo đức giả, họ chỉ có cái mã tốt bề ngoài, họ đeo cho họ những bộ mặt nạ được làm bằng vải của nhiều màu sắc làm cho họ nổi bật để che lấp các tệ nạn và đạo đức dị tật của họ. Sự hèn nhát đã  ân sâu đâm rễ trong tâm hồn của họ, và do đó sự tồn đó có thể làm lây nhiễm đến với chúng ta.

Đấy là lý do tại sao Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng chúng ta phải thận trọng trước những sai trái, qua lời rao giảng với các ví dụ xấu của họ và với những lời nói lấp lánh của họ, họ cố gắng gây rải "nhiễm trùng" xấu ra xung quanh họ.

Chúng ta thường ngạc nhiên chính mình bằng cách hành động một cách nhanh chóng và khéo léo trong trường hợp khẩn cấp. Nó không phải là quá đáng ngạc nhiên sau khi tất cả các suy nghĩ thường chỉ hoãn. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, hãy tưởng tượng những gì Chúa Thánh Thần có thể làm khi chúng ta không có thời gian để vội vàng với kế hoạch của chúng ta