Tuesday, September 20, 2011

Thu Ba 25 thuong nien

Nếu các bà mẹ VN mà nghe cậu cả nhà minh mà nói với bạn bè câu nói chúng ta nghe trong phúc âm hôm nay, thì chắc buồn lắm, Nếu mà ở VN vùng quê thì chắc ông bố có thể sẽ cho mà 1 cái tát méo mặt vì cái tội bất hiếu và vô ơn.

Nhưng đối với Đức mẹ thì đức mẹ đã cảm nghiệm được lời này tù khi mẹ đã thụ thai Chúa Giêsu. Thiên Thần đã đem lời Chua đến và mẹ đã vâng lời tuyệt đối.. “tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin nghe lời Thiên sứ truyền.. Và từ đó Chúa ngôi hai chính Ngôi lời đã nhập thể vào trong lòng mẹ.  Mẹ biết cuộc đời mẹ sẽ khổ, mẹ biết khi nhận lời thiên sứ truyền lòng mẹ như dao sắc đâm thâu vào lòng.. Nhưng mẹ chấp nhập vì tin vào ý định của Thiên Chúa.

Trong các bài đọc trong Chua nhật vừa rồi và bài đọc hôm qua, chúng ta đã thấy Chua đang mời gọi và chia sẽ nước Thiên đàng của ngài với chúng ta.. Phúc Âm Luca hôm Chúa nhật Chúa Giêsu tuyên bố nước trời và chỉ cho chúng biết cách chuẩn bị thế nào để được Nước trời . Phúc âm hôm qua Chúa muốn nhắc nhở chúng ta sau khi nhận bí tích thanh tẩy, chúng ta nhận ngọn nến sáng, chúng ta sẽ là ánh sáng trần gian, chúng ta có bổn phận đem ánh sáng đó đến muôn người và hôm nay Chúa Giêsu tiếp tục nói với chúng ta rằng, muốn được vào nước trời, muốn trở thành anh em với chú, chúng ta phải biến lắng nghe và làm theo ý Chua Cha.

Chúa đang nài nỉ và mời gọi chúng ta cùng vào hưởng niềm vui với Chúa trong nước trời. Nhưng trước tiên chúng ta phải biết đem lời Chúa đến cho mọi người chung quang bằng những lời nói, cử chỉ và việc làm của chúa chúng ta. Như người gieo hạt giống trong vùng đấtt tốt hay như ngọn đèn sang để lên giá cao cho mọi người nhìn thấy rõ đường vào nước Thiên Chúa.  Hãy đến với đức mẹ xin mẹ cầu bầu cho chúng ta để chúng ta được ơn Chúa ban để bắt chước đức mẹ và trờ nên giống như người biết tuyệt đốt vâng lời và sống theo thánh ý Chúa.

Friday, September 16, 2011

Thứ Bẩy 24 Thường niên

Bài dụ ngôn hôm nay nói đến bốn loại người, hay bốn thái độ đối với Lời Chúa, lời Hằng Sống. Bài Phúc Âm hôm nay đã được Ðức Giêsu giải nghĩa cho các môn đệ của Ngài rất rõ ràng, và rành mạch. Đối với chúng ta, chúng ta hãy tự xét mình coi chúng ta đã có thái độ nào trước Lời Chúa? và tự xét chúng ta chúng ta là loại người nào?

Ngoài ra, bài phúc âm còn cho chúng ta thấy một cái nhìn lạc quan hơn: Đó là nhữngi hạt giống được gieo vào nơi đất tốt, Thì ít ra cũng được gặt hái dư đầy khi mùa gặt tới. Cũng như đất tốt cần phải được cày xới, bón phân, làm cỏ, phải được chăm sóc kỹ càng thì việc đón nhận Lời Chúa cũng đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe với tấm lòng khiêm cung, nhẫn nại, yêu thuơng, cỏi mở, Tin tưởng, trung thành, cậy trông và kiên trung, V.V..

Lạy Chúa, ước gì mỗi chúng con được trở nên như mảnh đất tốt, để Lời Chúa gieo rãi vào và được đâm chồi, lên bông, và kết trái nơi tâm hồn chúng con.  Xin đừng để  chúng con như những hạt giống vương vãi vào bụi gai để rồi phải chết ngạt vì những lo âu cho xác thịt và của cải trần thế, và những đam mê huởng thụ. Xin cho Lời Chúa sinh sôi và nẩy nở trong tâm hồn chúng con và chính nhờ đó Tin Mừng cứu đô và danh Thánh Chúa được lan tỏa khắp nơi.

Thứ Sáu 24 Thường Niên

Qua Phúc Âm hôm nay chúng ta có thể cảm nghiệm đưọc những ngày tháng bình thường trong ba năm Chúa Giêsu rao giảng tin mừng trong các nơi công cộng. Như Thánh Luca diễn tả trong Phúc Âm của ngài,"Chúa Giêsu rảo qua các đường phố và các miền quê để rao giảng và tuyên bó Tin Mừng của nước Trời"(Lk 8:1). Đây là những chúng ta chiêm ngắm trong mầu nhiệm thứ ba của Sự ánh sáng trong Kinh Mân Côi.

Trong khi bình luận về mầu nhiệm này Đức John Paul II đã nói: «Một mầu nhiệm của sự Sáng Chúa Giêsu rao giảng và tuyên bố về nước Trời của Thiên Chúa, Đó là Những lời mời gọi chúng ta sửa đổi đời sống và ơn tha thứ tội lỗi cho tất cả những ai đến với Chúa trong sự tin tưởng khiêm tốn, Qua lòng thương xót của Chúa, Ngài tiếp tục thực hiện việc rao giảng Tin Mừng và ban ơn Tha thứ mọi nơi cho đến tận cùng  thế giới. Đặc biệt qua Bí Tích Hòa Giải Chúa đã giao phó cho Giáo Hội của Ngài"

Chúa Giêsu vẫn tiếp tục giữa chúng ta ban cho chúng ta những ơn siêu nhân của Ngài: như khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta đọc sách và suy ngẫm về Tin Mừng để hiểu biết thêm về Chúa yêu Chúa nhiều hơn. Nên bắt chước cuộc sống của Ngài khi chúng ta đón nhận các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể bí tích Hoà Giải; Nên bắt chước cuộc sống của Ngài  khi dâng hiến công việc làm hàng ngày của chúng ta, khi chúng ta phải đối phó với gia đình, hay bạn bè hoặc hàng xóm của chúng ta, khi chúng ta giúp đỡ một người khi người ấy cần giúp đỡ vật chất hay tinh thần,  khi chúng ta một phần thời giờ còn lại để giải trí bản thân mình ... Trong tất cả các trường hợp này, chúng ta có thể tìm thấy Chúa Giêsu đang ở gần và theo Ngài cũng giống như những Mười Hai tông đồ những người phụ nữ xưa cũng đã làm.

Mỗi người chúng ta được Thiên Chúa mời gọi mỗi người, một cách và Ngài trao cho mỗi người chúng một phần vụ khác nhau trong việc loan truyền Tin Mừng của Ngài cho mọi người. Chúa Giêsu đã đến và ở lại trong chúng ta, tất cả chúng ta có bổn phận phải theo gương Chúa và hành động giống như Chúa là sống theo tinh thần bác ái, yêu thương nhau, tôn trọng nhau để chúng ta cùng giúp nhau huớng tới cuốc sống vĩnh cửu mai sạu

Thursday, September 15, 2011

Thứ Năm 9-15-2011, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi

Những lời tiên đoán từ miệng của tiên tri Simeon:"còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà "(Lc 2:35) cho ta thấy rằng lời tiên tri này không chỉ quan tâm đến sự chống đối, bị bắt, tra tấn và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, và những công việc truyền giáo của Chúa Giêsu, nhưng còn cho thấy sự phân chia của người Do Thái, và do đó, trái tim của Đức Maria sẽ đau đớn như ngọn gươm sắc đâm thâu qua.

Cùng đồng hành với Chúa Giêsu trên đường truyền giáo, Đức Trinh Nữ Maria cũng đã kinh nghiệm với những đau khổ khi thấy Chúa Giêsu quở trách và đe dọa với cái chết. Đức Maria đã chia sẻ với sự đau khổ của Con mình, nhưng mẹ, chỉ có thể đồng hành với Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng sự hiện diện của mẹ, bao gồm sự thông cảm, hiểu biết, chấp nhận và yêu thương. Những yếu tố đậc biệt này đã nhận thấy nơi Mẹ khi mẹ đứng dưới thập tự giá và chứng kiến cái chết của con mình.

 Qua đau khổ của Mẹ, mẹ đóng đinh bản thân của Mẹ để được kết hợp và trở thành hình ảnh Chúa Giêsu Kitô. Nhưng sự đau khồ hàng đầu của Mẹ là cuộc sống với Thánh Giá nơi mà Chúa Giêsu con Mẹ đã chịu đóng đinh và chịu chết.

 Từ Đức Maria, chúng ta hãy học và bắt chước gương Mẹ là  biết lo lắng và giúp đở những người chung quanh đang còn trong bóng tối tội lỗi, và đau khổ. Mẹ đúng là nhân chứng trong đức tin sống động và tình yêu trong mẹ bao gồm những bí ẩn, nhiệm màu và sâu sắc nhất của ơn Cứu Chuộc. Mẹ là nguồn cảm hứng cho chúng ta bắt chước không phải chỉ vì sự im lặng, bất lực của mẹ trong cuộc tử nạn của con Mẹ, nhưng Mẹ còn là một người mẹ trẻ sống ẩn dật, yên tĩnh trong khiêm tốn và khó nghèo nơi miền đất Nazareth.  Chính mẹ đã dẫn dầu giáo hội với các Thánh Tông đồ trong Mầu Nhiệm Vượt Qua vào thời gian đầu Giáo Hội sơ khai.

Những khi bị khổ đau, lầm than. Hãy với Đức Maria để mẹ giúp dạy chúng ta biết thế nào để đối ứng với những án phạt, những đau khổ. Hãy đến với mẹ xin mẹ giúp chúng ta  biết suy ngẫm, cầu nguyện, và biết sống kiên trì như là một môn đệ của con mẹ. Hãy đến với mẹ xin mẹ giúp chúng ta học nơi mẹ là đừng bao giờ đi trước những ý định chúa Thiên Chúa, hay tư tôn tự đại theo bản tính riêng tư. Hãy để trái tim trầm tĩnh yêu thuơng của mẹ hướng dẫn và giúp chúng ta tin tưởng vào sự quan phòng rộng lượng của Thiên Chúa.

Lễ Tôn Vinh Thánh Giá 9/14/2011

Người đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên thập tự. (Phi-líp 2:08)

Hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy cùng suy niệm về cây Thánh Giá. Chúng ta hãy thử hình dung cái nghịch lý về cây thánh giá, thánh giá chỉ là một công cụ tra tấn, một công cụ giết người dã man cực hình gây đau đớn và giết dần tội nhân, đối với dân Do Thái hình ảnh thánh giá là hình ảnh ghê tởm, vì chỉ có những tội nhân ghê gớm đáng chịu tử mình mới bị hình phạt này. Nhưng chính tháng giá đã trờ nên công cụ của sự chiến thắng, của sự quang vinh . Sự chiến đấu với tội lỗi và sự chết đã hoàn tất , Chúa Giêsu đã tôn vinh với Chúa Cha , Bời vì Chúa Giêsu đã vâng phúc ý muốn của Chúa Cha, vâng lời cho đến chết , và Ngài đã chiến thắng trong vinh quang. Cái chết của Ngài đã đem lại sự sống và chấm dứt sự chết. Sự đau khổ của Ngài đã xóa tan bóng tối và tội lỗi .

Thưa các anh chị em, Qua Thập giá! Chúa Giêsu đã tháo gỡ tội lỗi của chúng ta và giao hòa giữa chúng ta và Thiên Chúa. Là Người Công Giáo, chúng ta đã được gọi và được trở nên con cái của Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi để sống trong tình yêu thương Chúa. Vì thề qua đời sống hàng ngày , chúng ta hãy sống như Chúa Giêsu, sống  trong tình yêu thương , bác ái, biết rộng lượng và  tha thứ, biết hy sinh biết từ bỏ những tham vọng cá nhân, biết canh tân đởi sống đức tin bằng cách vác thập giá Chúa trao và theo Chúa mỗi ngày trong cuộc sống hiện tại này.

Tuesday, September 13, 2011

Thứ Ba 24 Thường Niên

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu không những chỉ có đau lòng về cái chết sớm của một người thanh niên con bà góa, nhưng Ngài còn cho chúng ta thấy sự quan tâm của Ngài đối với người phụ nữ mất chồng, bây giờ lại mất con nữa.

Kinh Thánh có nói rõ rằng là Thiên Chúa không bao giờ vui mừng trong cái chết của bất cứ ai  (Ezekiel 33:11), Thiên Chúa mong muốn con người được có cuộc sống đời đời, không bao giờ phải chết. Chúa Giêsu không những chỉ có trái tim đầy tinh cảm với lòng từ bi, nhân ái dành cho người góa phụ mới vừa mất đứa con trai duy nhất của bà, nhưng Ngài cũng có quyền lực siêu nhiên phi thường, có khả năng khôi phục lại sự sống và làm đổi mới cuộc sống con người toàn diện nữa.. Tuy nhiên Chúa Giêsu có thể phải nhận lãnh ô uế vì Ngài đã đến gấn và sờ vào xác chết, Theo luật người Do Thái ai đã tiếp xúc với xác chết  thì chính bản thân người đó sẽ trở nên ô uế, và phải thanh tẩy trước khi cầu nguyện hay trước khi vào đền thánh. Cái đụng chạm thân xác của Chúa Giêsu không phải chỉ có khôi phục được sự sống, tuy nhiên còn mang lại sự tự do và sự toàn vẹn tâm hồn và thân xác của chúng ta. (Phép lạ này đã diễn ra gần nơi tiên tri Elisha đã cho con trai của một bà mẹ góa được sống lại  (xem  Ezekiel 2 Các Vua 4:18-37)). Chúa Giêsu là Chúa không những chỉ là  Chúa của sự sống nhưng cũng là Chúa của  kẻ chết. Chúa Giêsu đã chiến thắng phần mộ sự chết và Ngài đã hứa rằng Ngài sống và sẽ chẳng bao giờ phải chết một lần nữa. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng sẽ có một cuộc sống đời đời, một cuộc sống thật phong phú trong bây giờ và mãi mãi (Gioan 14:19).

Chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta phải học để bắt chước Chúa Giêsu. Chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta  ơn thánh để được trở nên giống như Chúa biết nghĩ tới những người khác. Chúng ta phải làm sao để những người khác có thể nhận thấy chúng ta là hình ảnh thật của Chúa Giêsu trong thế giới này! như những người thời đó đã được nhìn thấy Chúa Giêsu qua ​​Thánh Phanxicô thành Assisi. Các thánh là những người mang Chúa Giêsu trong lời nói và hành động của họ, và bắt chước Chúa trong cách làm việc và lòng thương xót của Chúa. Xã hội ngày nay của chúng ta rất cần các thánh và chúng ta có thể trở nên một vị thánh  trong môi trường sống của chúng ta. Nếu chúng ta tin tưởng vào Chúa, Ngài sẽ cho chúng ta cuộc sống đời đời đầy phong phú và hy vọng đời đời trong khi phải đối mặt  với thử thách bất hạnh của cuộc sống, và những khoảnh khắc tuyệt vọng

Monday, September 12, 2011

Thứ Hai 24 Thường Niên

Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy viên Đội Trưởng có môt đức tin rất mạnh vì ông tin rằng Chúa Giêsu có thể làm được những việc kỳ diệu trong thánh ý Thiên Chúa. Đức tin cho phép viên đội trưởng tin tưởng rằng với quyền năng nơi Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể chữa lành những người bệnh tật bất kì là ở đâu, Chúa Giêsu có thể chữa lành người đầy tớ của ông mà không cần phải gặp mặt. Viên Đội Trưởng tin rằng công việc của Thiên Chúa không có khoảng cách nào mà có thể ngăn chặn hoặc làm gián đoạn việc thực hiện sự cứu rỗi của Chúa Giêsu.
Chúng ta được kêu gọi sống đức tin trọn vẹn trong cuộc sống của chúng ta. Có những lần chúng ta bị cám dỗ và nghĩ rằng Chúa Giêsu đang ở xa với chúng ta và Ngài đã không nghe được lời cầu nguyện của chúng ta.
Tuy nhiên, đức tin đã soi sáng tâm trí và trái tim của chúng ta để chúng ta tin rằng Chúa Giêsu luôn luôn ở giữa chúng ta để giúp đỡ chúng ta. Trong thực tế, sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể là nguồn ơn chữa lành tâm hồn bệnh tất cũa chúng ta, và là  luôn nhắc nhở rằng chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn luôn ở giữa với chúng ta. Với con mắt đức tin, Thánh Augustinô tin rằng: "Những gì bạn thấy nơi tấm bánh và chén rượu nho thánh, đó là những gì mắt của bạn nhận ra, nhưng với con mắt đức tin thì bạn phải chấp nhận tấm bánh miến kia là  chính Thân Thể Chúa Kitô và chén rượu nho, chính là Máu Thánh Chúa Kitô “.

Đức tin soi sáng tâm trí chúng ta để chúng ta nhận thấy rằng đó là sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy nên bắt chước viên đôi trưởng nói, "Con không xứng đáng để đón mời Chúa đến với con" (Lc 7:06). Tuy nhiên, chúng ta hãy hạ mình xuống trước Chúa Kitô và Ngài sẽ đến để chữa lành cho chúng ta. Chúng ta hãy sẵn sàng ăn năn thống hối tội lỗi của chúng ta để Chúa Giêsu đến và ngự vào linh hồn của chúng ta, dưới mái nhà của chúng ta, để chữa lành và củng cố đức tin của chúng ta, để chúng tôi có thể huớng tới sự sống đời đời

Thứ Bay 23 Thường Niên

Tin Mừng hôm nói đến hai dụ ngôn Nhìn cây thì biết quả, và câu chuyện hai ngôi nhà một được xây cát và một được xây trên đá rắn. có ý đôn đốc chúng ta quyết tâm đi theo Chúa Giêsu với tấm lòng khiêm cung, bác ái, và sẵn sàng.

Cây vả là cây được người dân Palestine yêu thích nhất trong các cây. Nó là biểu tượng khả năng phát sinh, hòa bình và thịnh vượng. Nho cũng tương tự như vậy,Nho dùng  sản xuất rượu vang, biểu tượng của niềm vui. Còn những cây gai và bụi cây chà gai chỉ tốt cho việc làm củi đốt, làm nhiên liệu cho mồi lửa. Có một phương ngôn nói rằng:  bạn biết cây thì bạn sẽ quả của nó. Tương tự như vậy, một người có bản tính tốt hay xấu tùy thuộc vào những gì được gieo vãi trong lòng họ.

Đúc tính như trái cây, không phát triển qua đêm. Phải mất một đời. Như tiên tri Isaia đã cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của sự dối trá: "Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối".(Ê-sai 5:20).  Do đó, với hành vi của chúng ta, cho dù chúng ta muốn hay không, chúng tôi đã thành một tấm gương cho những người xung quanh của chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ  như ví dụ, cha mẹ ảnh hưởng trên con cái của họ, giáo viên sẽ ảnh huởng trên học sinh của mính... Và do đó chúng ta là các Kitô hữu, chúng ta phải có một lương tâm sống động đặc biệt trong cuộc sống thực tại đầy thử thách cam go và cám dỗ này.

Tin Mừng hôm qua nói: "có thể một người mù dẫn người mù khác?" (Lc 6:39).
Bằng cách sống thực sự với Thiên Chúa, với lời Chúa hằng sống, và bằng ân sủng của Người. Những người sống thực sự với Thiên Chúa biết rằng sức mạnh của họ không phải nơi bản thân của chính mình, nhưng đó chính là trong ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải sống như các môn đệ. Kết Quả của người môn đệ được đánh dấu bằng đức tin, hy vọng và tình yêu, bằng công lý, thận trọng, dũng cảm và đức độ. Và chính những hoa quả này là nền tảng xây dựng cuộc sống của chúng ta. Và trên nền tảng này sẽ xác định liệu "căn nhà tâm hồn" của chúng ta có thể đứng vững chống chọi những cơn bão tố đang và sẽ tới.

Friday, September 9, 2011

Thứ sáu 23 Thường Niên

Là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là những người biết lắng nghe tiếng nói của Chúa và tuân theo lời dậy của Người, chính Người là vị bác sĩ của Tinh thần chữa lành chúng ta và loại bỏ cái bệnh ung thư của tội lỗi nơi cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta là người hướng dẫn những người người khác, chúng ta cần có cài tầm nhìn thật tốt, cái nhìn tinh thần và tầm nhìn đạo đức, chúng ta phải có cái tầm hình, một hướng đi rõ ràng để chúng ta thấy rõ con đường đi đúng đắn và đích đến rõ ràng cho cuộc hành trình, cho cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng : "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy."(John 14:6). Nếu cùng đích của chúng ta là thiên đường, là nơi ở thật sự của chúng ta trong sự kết hiệp với Thiên Chúa, thì chúng ta chỉ có một cách để đạt được điều đó và cách đó là thông qua thập giá của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ nơi thập giá của Chúa Kitô tội lỗi của chúng ta được ân xá và những kẻ có tội được ơn tha thứ toàn diện, bóng tối và tội lỗi phải nhường đường cho ánh sáng và chân lý, cái chết bị đánh bại và cuộc sống mới trong Chúa Kitô đã được phục hồi. Thập giá của Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi án và tội lỗi và cho chúng ta thấy con đường tình yêu hoàn hảo và sự hiệp nhất với Thiên Chúa và với người chung quanh của chúng ta.

Chúng ta ai cũng cần đến bác sĩ để khám và chữa mắt khi chúng ta nhìn không rõ. Nhất là cái nhìn sâu sắc và rõ ràng để khắc phục những điểm mù của tội lỗi và sự thiếu hiểu biết trong cuộc sống của chúng ta. Thường chúng ta dễ dàng nhận thấy lỗi lầm ở nơi những người khác hơn là nhìn thấy cái tội lỗi nơi chính mình. Chúa Giêsu đã dậy chúng ta bài học hôm nay là chúng ta hãy tự tháo gỡ cái xà trong mắt mình trước rồi sau đó mới thấy rõ được và giúp anh em lấy đi cọng rác nơi mắt ho.

Chúa biết những lỗi lầm của chúng ta và Ngài thấy tất cả, ngay cả sự không hoàn hảo và tội lỗi trong trái tim mà chúng ta không thể nhận ra chính mình. Giống như một người cha hiền lành và một bác sĩ tài giỏi, Ngài kiên nhẫn lôi kéo chúng ta đến với lòng thương xót của Ngài mà loại bỏ các thứ bệnh ung thư, cùi hủi của tội lỗi nơi chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng vào lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa, và cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng từ ái và lòng thương xót của Ngài để lòng chúng ta chỉ có thể có lòng bác ái, từ tâm, Nhẫn nhục, và lòng nhân đối với những người chung quang của chúng ta.

Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Sept 8, 2011

Qua bài Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy Thiên Chúa đã đan xen vào lịch sử nhân loại một cách thầm kín và bí mật mỗi ngày. Qua đó chúng ta có thể tin cậy vững chắc và hoàn thành vào lời hứa của Ngài. Theo Phúc Âm Ruth và Rahab (x. Mt 1:5), là những người nước ngoài, là dân ngoại nhưng qua quyền phép của Thiên Chúa, họ đã chuyển đổi đức tin và chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất , và đã trở thành tổ tiên của đấnh Cứu độ trần gian.
Qua quyền phép Chúa Thánh Thần, mà con Người đã nhập thể nơi Đức Maria,  "Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, và Ngài sẽ được gọi là Emmanuel" (Mt 01:23). Đức Maria đã làm gì và cuộc sống của cô có gì đặc biệt mà cô đã được Thiên Chúa chú ý đến để nhận nhận làm mẹ Chúa Giêsu ngôi hai Thiên Chúa làm mẹ? Người mà đã mang chúng ta đến nguồn ánh sáng siêu nhiên và ơn sủng cứu chuộc cho tất cả mọi người chúng ta. Trong công cuộc cứu độ này, tất cả mọi ơn sủng đó đã mang đến cho nhân loại để chiêm ngẫm, ngưỡng mộ và tôn thờ, qua lời cầu nguyện, với lòng độ lượng và thương xót vô biên của Thiên Chúa, mà Ngài được ca tụng và sẽ giải cứu dòng dõi con người chúng ta qua sự tham gia hoạt động của Chúa trong cá nhân chúng ta.
Xa hơn nữa, trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nhận thấy làm sao mà Đức Maria đã được thiên thần xuống báo tin là cô sẽ thụ thai con Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của nhân loại. Và để cho chúng ta nhận thức ra rằng cô gái này, một trinh nữ được làm mẹ của Chúa Giêsu, và được làm mẹ của chúng ta. Sư lựa chọn đặc biệt của Đức Maria, "Cô được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con cô đang cưu mang cũng được chúc phúc. !"» (Lc 1:42), làm cho chúng ta chiêm ngưỡng sự dịu dàng của Thiên Chúa  theo lối ứng sử của Thiên Chúa, bởi vì Ngài luôn yêu thương con người chúng ta, mặc dầu con người tội lỗi luôn tìm cách xa lánh Thiên Chúa. Vì vậy Chính Thiên Chúa đã đem con Một của Người là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế gian này qua lòng Trinh Nữ Maria để làm người như chúng ta, chịu những đau khổ, chịu sĩ nhục và chịu chết vì tội lỗi của chúng ta. Chính vì tình yêu tuyệt vời dành cho con người chúng ta mà Thiên Chúa đã chịu hạ mình làm một người phàm đơn giản và sống mật thiết giữa chúng ta

Thursday, September 8, 2011

Thứ Tư 23 thường niên.

Hôm nay, Chúa Giêsu dậy cho chúng ta vế 8 mối phúc thât. Hạnh phúc thật sự nằm trong cuộc sống của chúng ta. Trong phúc âm của Thánh Luca, các mối phúc thật thường được kèm theo những ai oán, đau đớn và thất vọng cho những ai không chấp nhận sứ điệp của ơn cứu độ, nhưng lại thích sống một cuộc sống tự do, tham lam và ích kỷ.

Với tám mối phúc thật và thất vọng, ai oán được Chúa Giêsu áp dụng cho chúng ta hai con đường lựa chọn: Một con đường dẫn tới cuộc sống hạnh phúc đời đời và một cuộc sống trong huy hoàng giả tạo, nhất thời để rồi dẫn đến cái chết muôn đời. Ai không đi theo con đường của sự sống thì sẽ bị đưa đến con đường của sự chết, ai không theo ánh sáng, thì sẽ phải sống trong bóng tối.
"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em!" (Lc 6:20). Hạnh phúc này là căn bản của tất cả những người muốn biết sống nghèo khó trong tinh thần, bởi vì người biết sống khó nghèo sẽ có thể được vào Nước Thiên Chúa. Chỉ có người nghèo mới có thể nhận ra mình đang bị đói khát. Đói khát đây không phải đói khát vì thức ăn vật chất, nhưng là đói khát về Lời Chúa, không phải đói khát quyền lực, nhưng đói khát tình bác ái và công lý. Bời vì chỉ có những ai nghèo khó trong tinh thần mới có thể khóc vì đau khổ của thế giới. Chỉ có người nghèo khổ trong tinh thần mới nhận biết rằng Thiên Chúa là tất cả, là kho tàng của sự giàu sang của mình và cũng chính vì thế, thế giới đã không hiểu được Ngài và sẽ chối bỏ và muốn tiêu diệt Ngài. "Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi."(Lc 6:24).  Đây là lời chúc dữ cho những ai không biết dùng tài sản của mình để phục vụ người khác, Cho những ai chỉ biết ích kỷ và giữ của của riêng mình. 
Thiên Chúa có thể cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống đời nếu chúng ta sống trong tình yêu của Chúa, nếu chúng ta biết sống trong các giới răn của Ngày, BIết kính mên Chúa, yêu thương người. Đặt trái tim chúng ta trong vinh quang Chúa Giêsu Kitô chứ không phải trong ving quang thế giới vật chất.

Tuesday, September 6, 2011

Thứ ba tuần 23 Thường Niên

Bạn có nghe Thiên Chúa đang gọi bạn trong cuộc sống của bạn?
Trong sự lựa chọn mười hai tông đồ, chúng ta thấy cách làm việc của Thiên Chúa khác hẳn cách làm việc của con người chúng ta: Chúa Giêsu đã chọn những người rất tầm thường, những người không học vị và bằng cấp cao, những người không có của cải hoặc vị trí trong xã hội. Họ đã được lựa chọn từ những người bình dân, là những người có địa vị thấp khép trong xã hội, họ là những người chài lưới, ít học, họ là người thâu thuế tôi lỗi,  giủa các thành thần thấp kém trong xã hôi. Chúa Giêsu muốn chọn những người bình dân, những người có thể dám hy sinh bỏ tất cả để theo Chúa và phục vụ Chúa. Chúa đã chọn những người này, không phải vì những gì họ đã làm, nhưng Chúa đã chọn họ vì  họ là những người có khả năng sẽ trở thành những môn đệ trung thành, và tuân theo những giáo huấn và uy lực của mình.

Khi Chúa mời gọi chúng ta đến để phục vụ, chúng ta không phải nhún nhường bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta không đủ hay không có khả năng để phục vụ. 

 
Chúa biết khả năng của mỗi người chúng ta, Chúa muốn chọn lựa chúng ta như những vị tông đồ, Chúa muốn chọn những người bình thường như chúng ta, những người có thể đến với Người và có thể dùng cái khả năng sẵn có cũa mình để loan truyền Nước Chúa và đem mọi người đến với Chúa.

Thứ hai Tuần 2 thường niên

Các thầy thông giáo và người Pha-ri-siêu muốn bắt Chúa Giêsu vì Người đã có các hành vi phạm tội trong ngày Sa-bát , họ có thể buộc tội Chúa vì Ngài vi phạm pháp luật của Môisen. Thánh Lu Ca đã ghi lại rằng Chúa Giêsu biết được các điều người Do thái này đang suy nghĩ. Lòng họ chứa đầy giận dữ và khinh bỉ đối với Chúa Giêsu bởi vì họ đã đặt những suy nghĩ đúng và sai  của riêng mình ở trên Thiên Chúa. Họ đã cạm bẫy chính họ trong chính luật pháp gia riêng của họ bởi vì họ không hiểu hoặc không thấy rõ cái mục đích của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho họ thấy cái sai lầm của họ bằng cách cho họ biết Thiên Chúa là chủ ngày Sa-bát và nên dùng ngày Sabát để làm tốt và cứu cuộc sống con người hơn là làm điều gian ác để phá hủy cuộc sống.

Ngày Sa-bát là ngày nghỉ ngơi, ngày đó chúng ta dùng để vinh danh Thiên Chúa, cám ơn Thiên Chúa đã cho chúng ta tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Tuy nhiên, việc "nghỉ ngơi" không có nghĩa là chúng ta được miễn trừ làm những việc công đức, bác ái hay niễm trử chúng ta làm việc thiện như giúp đỡ những người hàng xóm, những người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Nếu chúng ta thật sự yêu mến Chúa trên tất cả mọi sự, Thì chúng ta cũng phải yêu mếm tha nhân như tình yêu chúng ta đã cho Thiên Chúa

Sunday, September 4, 2011

“Khi bạn xuống tới đất đen là lúc Chúa lại nâng bạn lên”.


Một câu chuyện cảm động
Bùi Hữu Thư phỏng dịch9/4/2011

Bà Sally nhảy xô tới ngay khi thấy bác sĩ giải phẫu bước ra khỏi phòng mổ. Bà hỏi: “Con trai tôi thế nào? Nó có qua khỏi không? Bao giờ tôi có thể thăm nó?”

Bác sĩ trả lời: “Tôi rất tiếc. Chúng tôi cố gắng hết sức, nhưng con bà không sống được”.

Bà Sally nói: “Tại sao trẻ con lại mắc bệnh ung thư? Thiên Chúa không màng tới chúng nó sao? Chúa ơi! Ngài ở đâu khi con trai tôi cần đến Ngài?”

Bác sĩ hỏi: “Bà có muốn thăm con một lát không? Một y tá sẽ ra mời bà vào thăm con trước khi nó được chở đến đại học”.

Bà Sally xin cô ý tá ở lại với bà trong khi bà từ biệt con trai. Bà vuốt nhẹ mái tóc màu đỏ của nó. Cô y tá hỏi: “Bà có muốn giữ một lọn tóc của em ấy làm kỷ niệm không?

Bà Sally gật đầu. Cô ý tá cắt một lọn tóc trên đầu đứa bé, bỏ vào một túi plastic và đưa cho bà.

Bà nói: “Chính con trai tôi là Jimmy có ý kiến là tặng thi thể của nó cho trường đại học để thí nghiệm. Nó nói là việc này có thể sẽ giúp một vài đứa trẻ khác. Tôi từ chối lúc ban đầu, nhưng Jimmy lại nói: ‘Mẹ à, con đâu có cần đến thân xác này sau khi con chết đi. Biết đâu nhờ con mà một vài đứa trẻ khác sẽ được sống thêm một ngày với mẹ nó”. Jimmy của tôi có trái tim vàng. Nó luôn luôn lo lắng cho người khác và tìm cách giúp đỡ họ trong khả năng của nó”.

Bà Sally bước ra khỏi Bệnh viện Nhi Ðồng lần cuối cùng, sau khi đã ở đó suốt 6 tháng. Bà để cái túi đựng các vật dụng của Jimmy trên ghế trong xe của bà.

Con đường lái xe về nhà thật là khó khăn. Còn khó khăn hơn khi phải bước vào căn nhà trống rỗng. Bà mang túi đựng các vật dụng của con, và cái túi plastic đựng lọn tóc đỏ vào phòng của nó.

Bà đặt các xe đồ chơi và vật dụng khác vào phòng, đúng vào những chỗ con bà thường sắp xếp. Rồi nằm trên giường con, ôm cái gối của nó mà khóc cho đến khi ngủ thiếp đi.

Vào khoảng nửa đêm bà tỉnh giậy. Bên cạnh giường bà thấy một lá thư. Lá thư như sau:

Mẹ ơi, con biết là mẹ sẽ nhớ con lắm, nhưng đừng nghĩ rằng con sẽ quên mẹ, hay ngưng không yêu mẹ, vì con không còn ở bên mẹ để nói “Con yêu mẹ”. Con sẽ yêu mẹ mãi mãi, mỗi ngày nhiều hơn. Một ngày kia chúng ta sẽ gặp lại nhau. Từ giờ đến ngày đó, nếu mẹ muốn có một đứa con trai làm con nuôi để mẹ không cô đơn con cũng không buồn đâu. Nó có thể ở trong phòng của con và chơi những đồ chơi của con. Nhưng nếu mẹ lại thích có một đứa con gái thì chắc nó sẽ không thích các đồ chơi của con trai. Mẹ sẽ phải mua cho nó những con búp bê và những gì con gái thích. Xin mẹ đừng buồn khi nhớ đến con. Ở đây thích lắm. Ông và Bà tìm gặp con ngay khi con mới đến đây và dẫn con đi xem khắp mọi nơi. Con sẽ phải mất nhiều ngày giờ mới xem hết được mọi sự. Các thiên thần thật là dễ thương. Con thích xem họ bay. Và mẹ biết không? Chúa Giêsu không giống bất cứ tấm hình nào chúng ta có. Vậy mà con biết đó chính là Ngài ngay khi con gặp Ngài. Chính Chúa Giêsu đã dẫn con đến gặp Chúa Cha! Và mẹ biết không? Con được ngồi trong lòng Chúa Cha và nói chuyện với Ngài, như chính con là một nhân vật quan trọng. Ðó chính là lúc mà con thưa với Chúa Cha là con muốn viết cho mẹ một là thư, để từ biệt mẹ và nói với mẹ vài điều. Nhưng con đã biết là điều này không được phép. Vậy mà, mẹ biết không? Chính Chúa Cha trao cho con một tờ giấy và cây bút của Ngài. Con chắc là chính Thiên thần Gabriel là người sẽ mang lá thư này đến cho mẹ. Chúa nói con phải trả lời cho mẹ câu hỏi mẹ đã hỏi Ngài: “Ngài ở đâu khi con cần đến Ngài?’. “Chúa nói, Ngài ở ngay bên cạnh con y như khi Con Ngài nằm trên thập giá. Ngài ở đó y như Ngài có mặt bên tất cả mọi con cái của Ngài. À mẹ ơi, không một ai có thể đọc được những dòng chữ con viết ngoại trừ mẹ. Với người khác, lá thư của con chỉ là một tờ giấy trắng. Thật là hay hả mẹ? Con phải trả lại cho Chúa Cha cây bút của Ngài bây giờ. Ngài cần cây bút để viết thêm nhiều tên khác trong cuốn Sổ Ðời Sống của Ngài. Ðêm nay con sẽ được ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu để ăn bữa tối. Con tin chắc là các món ăn sẽ rất ngon.

Con quên không cho mẹ hay. Con không còn đau đớn gì nữa. Bệnh ung thư chẳng còn. Con rất vui vì con không thể chịu đựng những nỗi đau ghê gớm ấy, và Chúa cũng không chịu nổi mỗi khi thấy con đau đớn. Ðó là lúc Chúa gửi Thiên Thần Xót Thương đền để cất con đi. Thiên thần nói đó là một chuyến đi hỏa tốc! Hay không mẹ?

Ký tên với hết lòng yêu thương cuả Chúa Cha, Chúa Giêsu và con của mẹ.

Xin dành một phút để suy niệm về những gì Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong cuộc đời bạn và ý thức là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương bạn.

“Khi bạn xuống tới đất đen là lúc Chúa lại nâng bạn lên”

Friday, September 2, 2011

Thứ Sáu 22 Thường Niên


Colossians 1:15-20
Thư  củaThánh Phaolô chúng ta đọc hôm nay đã cho chúng ta thấy được trọng tâm trong cuộc sống của chúng ta là Chúa Giêsu! “Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình,  là trưởng tử của mọi tạo vật. Ngài có trước hết mọi tạo vật và Ngài vượt trội trên mọi loài vì trong Ngài mà muôn vật trong vũ trụ được tạo thành”.  Suy nghĩ về đoạn thư  này của thánh Phaolô, cũng đủ làm cho tâm hồn chúng ta được nâng cao.  Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng: Chúa Giêsu nắm giữ vận hệ và cuộc sống của chúng ta trong lòng bàn tay của Ngài và nếu như không có Chúa Giêsu, thế giới này sẽ nhanh chóng quay cuồng trong hỗn loạn càng ngày càng lớn hơn .

Gần đây, chúng ta đã được thấy sự tàn phá gây ra bởi động đất, sóng thần, mưa giông bão tố hay các cuộc tấn công khủng bố. Có lẽ chúng ta đã từng trải qua những thảm kịch, hay một biến cố nào đó trong cuộc sống của chúng ta , có khi đã làm gia đình của chúng ta lâm vào cảnh hỗn loạn, đau buồn. Hãy bình tâm xét lại tất cả những biến cố đó và chúng ta tự hỏi : liệu Chúa đã bỏ rơi chúng ta hay Ngài vẫn còn giữ chặt níu kéo chúng ta trong bàn tay của Ngài. Chúng ta có thể sẽ không bao giờ hiểu được lý do tại sao những bi kịch thiên tai vẫn đang xảy ra vẫn đang còn tiếp diễn. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể kiểm soát được những diễn tiến của thiên nhiên, hoặc những tư tưởng điên rồ của bọn khủng bố. Tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta phản ứng khi thảm họa xảy rạ  Như nếu chúng ta bám víu vào Thiên Chúa ở giữa các biến động, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: những gì mà Thiên Chúa đang thực sự giữ lại trong bàn tay của Ngài chính là ... chúng ta! Chúng ta có thể chọn lựa để tin tưởng vào Thiên. Và nếu chúng ta chọn Thiên Chúa, chúng ta nên làm chứng nhân cho  Thiên Chúa  trong cái thế giới đầy dao động hôm nay.

Vì vậy, khi nào phải tiếp cận với những hỗn loạn, Điều tốt nhất, chúng ta nên cố gắng đối mặt với những biến cố đó trong đức tin. Mở rộng tâm hồn đề đón nhận Chúa Thánh Thần. Hãy để Chúa Thánh Thần trở thành nền tảng vững chắc trong lòng của chúng ta, ngay cả những khi chúng ta thất vọng đột cùng. Chúa Thánh Thần sẽ ban cho chúng ta các ân sủng và bình an của Ngài. Và nhờ đó chúng ta có thể mang lại hy vọng cho mọi người xung quanh chúng ta!

Thursday, September 1, 2011

Thứ Năm 22 Thường Niên

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta rất nhiều! như Chúa đã gọi là Phêrô thả lưới xuống hồ một lần nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa, dù mệt mỏi vì đã thả lưới cả ngày mà chả được gì, Phêrô ngập ngừng một lúc. Nhưng sau đó ông ông vâng lời Ngài,  và ông quyết định thử một lần.

Tuy nhiên, khi kéo lưới lên thuyền, quá nhiều cá, ông đã phải gọi các bạn thuyền giúp kéo cá lên thuyền! Phêrô biết rằng đó là một mẻ lưới cá rất lớn bắt được giữa ban ngày, đó là một phép lạ. Chỉ có tấm lòng quảng đại tuyệt vời của Chúa Giêsu, và ân sủng của Người, có thể làm được điều này. Phêrô nhận được thông điệp là: Chúa Giêsu không những chỉ muốn cho Phêrô một mẻ cá thuờng, Nhưng Ngài còn muốn chia sẻ cuộc sống của Ngài cho Phêrô và tất cả chúng ta nữa.

Chúa Giêsu muốn chia sẽ cuộc sống và ân sủng của Người với tất cả chúng ta, và Ngài chỉ muốn chúng ta nhận được những hồng ân này. Không có nơi nào phù hợp để đón nhận được ân sủng của Ngài hơn là trong Thánh Lễ. Ngày này, qua ngày khác, Chúa Giêsu đã hiến dâng chính mình và máu của Ngài cho chúng ta trên bàn thờ. Ngài luôn ở lại với chúng ta mỗi ngày, trong những khi vui hay những khi buồn. Ngài không hề đòi hỏi gì nơi chúng ta, Ngài không đòi hỏi chúng ta phải hoàn hảo. Ngài không chờ đợi chúng ta phải có được cuộc sống giàu sang. Ngài chỉ biết hiến thân mình cho chúng ta một cách vô điều kiện, ngoài trừ Ngài chỉ muốn được ôm chúng ta trong vòng tay thương mến của mình và ban ơn chữa lành cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu để làm bạn với Ngài giống thánh Phao Lô đã cầu nguyện.

“Lạy Chúa Giêsu , Xin lấp đầy lòng con với tình yêu và sự hiệp thông với những ai chưa biết Chúa và theo Chúa.  Xin cho chúng con là những chứng nhân gương mẫu cho sự thật và cho sự cứu rỗi của Chúa cho mọi người trong gia đình chúng con, cho bạn bè và cho tất cả mọi người láng giềng chung quanh”

Thứ Tư 22 Thường Niên


 Phúc âm hôm nay, cho chúng ta thấy, chúng ta đang phải đối diện với một sự tương phản vĩ đại:
“ những người đến tìm kiếm của Chúa Giêsu và Chúa chữa lành mọi loại bệnh tật, Cũng trong thời gian này, ma quỷ cũng bị đuổi ra khỏi người bị quỷ ám”(Lc 4:41). Đó như chúng ta thấy: Một mặt, thì tốt lành và hòa bình; mặt khác thì gian ác, bệnh tật và tuyệt vọng, . Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy ma quỷ bị đuổi ra khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa trong Phúc âm . Tuy nhiên, điều thật đáng ngạc nhiên ở đây là ma quỷ đi ra để gặp Chúa Giêsu (tuy nhiên, phải thừa nhận, chúng khá tức giận vì sự hiện diện của Thiên Chúa đã làm phiền sự yên tĩnh làm chúng hổ thẹn).

Nhiều lúc, chúng ta nghĩ rằng việc tìm kiếm Chúa Giêsu chỉ là một phiền toái! phiền vì chúng ta phải tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ nhật. Chúng ta lo ngại, hồi hộp vì không nhớ đã bao lâu rồi chúng ta chưa hề nhớ đến việc đọc kinh cầu nguyện. Chúng ta xấu hổ với những lỗi lầm chúng ta đã xúc phạm, nhưng chúng ta không chịu tìm đến Chúa để cầu xin sự tha thứ ...

Chúng ta hãy suy nghĩ: Có phải chính Chúa là người đã đến để tìm kiếm chúng ta trước, Nhưng chúng ta đã miễn cưỡng “rời khỏi bỏ hang động nhỏ bé” của mình để tiếp đón vị mục tử của linh hồn và sự sống của chúng ta! Những hành vi này được gọi là thờ ơ, thiếu sự nhiệt tâm trong tâm hồn của chúng ta. Đây là những nguyên nhân làm cho đức tin của chúng ta lười biếng, nhu nhược. Để Chúa có thể đến với chúa ta dễ dàng hơn, chúng ta nên dành mỗi ngày một thời gian ngắn để chiêm ngắm và lắng nghe Chúa Giêsu . Để đánh bại những ích kỷ, ươn lười của chúng ta. Chúng ta hãy thực sự cam kết để sống mỗi ngày kết hợp với sự khổ nạn của Chúa trong đời sống Kitô giáo của chúng ta.